Đề thi kì 1 lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Năm học 2022-2023

Môn:Lịch sử và Địa lí 7

Thời gian làm bài: … phút

 

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Các đô thị ở châu Á thường tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  1. Khu vực nội địa.
  2. Khu vực ven biển.
  3. Trên các đảo lớn.
  4. Vùng đồi trung du.

Câu 2. Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục nào sau đây?

  1. Châu Á - châu Âu - châu Phi.
  2. Châu Mĩ - châu Âu - châu Á.
  3. Châu Phi - châu Mĩ - Nam cực.
  4. Châu Á - châu Phi - châu Mĩ.

Câu 3. Khí hậu chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

  1. cận xích đạo.
  2. nhiệt đới gió mùa.
  3. nhiệt đới khô.
  4. cận nhiệt lục địa.

Câu 4. Đảo lớn nhất ở châu Phi là

  1. Xô-ma-li.
  2. Ma-đa-gat-xca.
  3. Đảo Likoma.
  4. Gran Canaria.

Câu 5. Dân số châu Phi đứng thứ 2 thế giới sau châu lục nào sau đây?

  1. Châu Á.
  2. Châu Mĩ.
  3. Châu Úc.
  4. Châu Âu.

Câu 6. Cây cọ dầu được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây của châu Phi?

  1. Ven vịnh Ghi-nê.
  2. Cực Bắc châu Phi.
  3. Cực Nam châu Phi.
  4. Ven Địa Trung Hải.

Câu 7. Các đô thị lớn ở châu Á phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  1. Tây Á, Đông Á và Đông Nam Á.
  2. Nam Á, Đông Á và Tây Nam Á.
  3. Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á.
  4. Bắc Á, Trung Á và Đông Nam Á.

Câu 8. Phía tây phần đất liền có dạng địa hình chủ yếu nào sau đây?

  1. Các đồng bằng rộng và nhiều núi trung bình.
  2. Núi, sơn nguyên cao và hiểm trở; bồn địa lớn.
  3. Chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa và động đất.
  4. Vùng đồi, núi thấp và các đồng bằng rộng lớn.

Câu 9. Châu Phi không có khí hậu nào sau đây?

  1. Xích đạo.
  2. Nhiệt đới.
  3. Cận nhiệt.
  4. Hàn đới.

Câu 10. Ở châu Phi có những cây lâu năm chủ yếu nào sau đây?

  1. Chè, cà phê, cao su và điều.
  2. Ca cao, cà phê, cọ dầu, chè.
  3. Cà phê, chè, điều và cọ dầu.
  4. Cao su, ca cao, cà phê, tiêu.

Câu 11. Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi

  1. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
  2. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan.
  3. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
  4. nhịp điệu hoạt động của sinh vật.

Câu 12. Ở các vùng hoang mạc của châu Phi dân cư phân bố thưa thớt do

  1. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
  2. nghèo tài nguyên khoáng sản.
  3. chính sách dân cư của các nước.
  4. xuất hiện các thiên tai tự nhiên.
  5. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu và sinh vật của các môi trường tự nhiên ở châu Phi.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

  1. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Người thống nhất các mường Lào (1353), đặt tên nước là Lan Xang, mở ra thời kì phát triển thịnh vượng của Vương quốc Lào là

  1. Pha Ngừm.
  2. Khún Bolom.
  3. Giay-a-vác-man II.
  4. Giay-a-vác-man VII.

Câu 2. So với các nước Đông Nam Á khác, điều kiện địa lí của Lào có điểm gì khác biệt?

  1. Đất nước có nhiều đồi núi.
  2. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  3. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cằn cỗi.
  4. Không tiếp giáp với biển.

Câu 3. Thời kì Ăng-co, vương quốc Cam-pu-chia đã

  1. bước vào thời kì phát triển rực rỡ nhất.
  2. được hình thành và bước đầu phát triển.
  3. lâm vào khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực.
  4. sụp đổ do sự xâm lược của quân Nguyên.

Câu 4. Quần thể kiến trúc nào được in trên quốc kì của Vương quốc Cam-pu-chia ngày nay?

  1. Thạt Luổng.
  2. Ăng-co Vát.
  3. Chùa Vàng.
  4. Đền Bô-rô-bu-đua.

Câu 5. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã

  1. duy trì chức Tiết Độ sứ.
  2. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
  3. lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở  Đại La.
  4. lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Câu 6. Nhân vật nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:

“Vua nào thuở bé chăn trâu,

Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành,

Sứ quân dẹp loạn phân tranh,

Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”

  1. Ngô Quyền.
  2. Lê Hoàn.
  3. Lí Công Uẩn.
  4. Đinh Bộ Lĩnh.

Câu 7. Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau:

“ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao”

  1. Sông Mã.
  2. Sông Cả.
  3. Sông Hồng.
  4. Sông Bạch Đằng.

Câu 8. Việc làm nào của Ngô Quyền đã khẳng định chủ quyền quốc gia?

  1. Lên ngôi Hoàng đế sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
  2. Đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước mong đất nước trường tồn.
  3. Xưng là Tiết độ sứ, cử sứ giả sang Trung Quốc xin sắc phong.
  4. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.

Câu 9. Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc Việt Nam là gì?

  1. Chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
  2. Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, tái thiết nền độc lập của dân tộc.
  3. Đánh tan quân xâm lược Tống, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
  4. Là người đầu tiên xưng “đế” sánh ngang với phong kiến phương Bắc.

Câu 10. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Bộ Lĩnh đã chọn địa điểm nào làm kinh đô?

  1. Đại La.
  2. Vạn An.
  3. Hoa Lư.
  4. Phú Xuân.

Câu 11. Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?

  1. Đất nước thái bình, kinh tế phát triển thịnh đạt.
  2. Cuộc kháng chiến chống Tống đã toàn thắng.
  3. Nhà Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt.
  4. D.Đại Cồ Việt đang bị nhà Tống xâm lược, đô hộ

Câu 12. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

  1. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.
  2. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.
  3. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
  4. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.
  5. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

 

Thời Ngô

Thời Đinh – Tiền Lê

Kinh đô

  

Triều đình trung ương

  

Chính quyền địa phương

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay