Câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Châu Mỹ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4

CHÂU MỸ

Câu 1: Châu Mỹ gồm những bộ phận nào?

Trả lời:

Châu Mỹ gồm hai lục địa là Bắc Mĩ và Nam Mỹ, được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ. Eo đất này hiện đã bị cắt ngang bởi kênh đào Pa-na-ma.

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào?

Trả lời:

Châu Mỹ tiếp giáp với 3 đại dương:

Phía Đông tiếp giáp với Đại Tây Dương

Phía Tây tiếp giáp với Thái Bình Dương

Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các con sông và các hồ lớn ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Các sông lớn ở Bắc Mỹ gồm: hệ thống sông Mit-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, sông Mác-ken-di, sông Cô-lô-ra-đô.

- Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uynipec, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,...

Câu 4: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Các dòng biển nóng: Dòng biển A – la – xca, dòng biển bắc Xích đạo.

- Dòng biển lạnh: Dòng biển Gơn – xtơ – rim, dòng biển Ca – li – phoóc – ni – a.

Câu 5: Phân biệt các khu vực địa hình của Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Miền núi Cooc-đi-e ở phía tây, là một trong những hệ thống núi lớn trên thế giới. Miền núi có độ cao trung binh 3000-4000m, kéo dài khoảng 9000km theo chiều bắc - nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

- Miền đồng bằng ở giữa bao gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 – 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.

- Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lát ở phía đông, có hướng đông bắc – tây nam. Dãy A-pa-lát gồm 2 phần: phần bắc có độ cao từ 400 - 500 m; phần nam cao từ 1000 - 1500 m.

Câu 6: Chứng minh rằng khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông?

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ khí hậu của Bắc Mĩ có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông – tây:

- Từ bắc xuống nam: có các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Trong mỗi khí hậu, từ tây sang đông có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: kiểu khí hậu núi cao và kiểu khí hậu hoang mạc.

Câu 7: Tại sao khí hậu của Bắc Mỹ lại có sự phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều đông - tây?

Trả lời:

Theo chiều từ bắc xuống nam, Bắc Mỹ có ba vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới (quy luật địa đới).

Tuy nhiên, khi đi từ bắc xuống nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu: bờ tây lục địa, lục địa và bờ đông lục địa tùy theo vị trí gần hay xa đại dương (quy luật phi địa đới – chủ yếu là quy luật địa ô và quy luật đai cao).

Câu 8: Các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc – đi – e mưa rất ít. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Do các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào nên các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

Câu 9: Miền đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Miền đồng bằng ở giữa của Bắc Mĩ không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa do có địa hình lòng máng.

Câu 10: Trình bày và giải thích sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ?

Trả lời:

- Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều bắc – nam và theo chiều tây – đông.

- Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới do lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15ºB.

- Trong mỗi đới khí hậu ở Bắc Mĩ, theo chiều tây – đông lại có sự phân hoá thành các kiểu khí hậu khác nhau do vị trí ở gần hay xa đại dương, ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến, đặc biệt là sự phân hoá khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100T của Hoa Kỳ.

- Các dãy núi thuộc hệ thống Cooc-đi-e kéo dài theo hướng bắc - nam ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ Thái Bình Dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Cooc-đi-e mưa rất ít.

Câu 11: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Một số trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ: Van – cu – vơ, Xan Phran – xi – xcô, Lôt An – giơ – lét, Hau – xtơn, Niu Óoc – lin, Si – ca – gô, Tô – rôn – tô, Môn – trê – an, Niu – Óoc, Oa – sinh – tơn.

Câu 12: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên một số ngành kinh tế ở các trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ?

Trả lời:

Các ngành kinh tế ở các kinh tế trung tâm kinh tế quan trọng ở Bắc Mĩ:

- Van – cu – vơ: Điện tử - viễn thông, sản xuất giấy, chế biến nông sản, điểm du lịch và hải cảng.

- Xan Phran – xi – xcô: Cơ khí, điện tử - viễn thông, hóa chất, ngân hàng, đóng tàu, sân bay, hải cảng.

- Lôt An – giơ – lét: Đóng tàu, sân bay, ngân hàng, chế biến nông sản, sản xuất máy bay, sản xuất ô tô, hải cảng, dệt – may, điểm du lịch.

- Hau – xtơn: Luyện kim đen, sản xuất máy bay, hóa chất, điện tử - viễn thông, đóng tàu.

- Niu Óoc – lin: Hóa chất, luyện kim màu, hải cảng, sản xuất máy bay.

- Si – ca – gô: Luyện kim đen, ngân hàng, cơ khí, hóa chất, chế biến nông sản.

- Tô – rôn – tô: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, hóa chất, chế biến nông sản.

- Môn – trê – an: Sản xuất máy bay, điện tử - viễn thông, hóa chất, sân bay, chế biến nông sản, dệt – may, ngân hàng, điểm du lịch.

- Niu – Óoc: Luyện kim đen, điện tử - viễn thông, chế biến nông sản, sân bay, ngân hàng, dệt – may, hóa chất, điểm du lịch.

- Oa – sinh – tơn: Sản xuất máy bay, điện tử - viễn thông, chế biến nông sản, dệt – may, hóa chất, hải cảng.

Câu 13: Dân cư tập trung đông đúc ở phía đông Hoa Kỳ. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Dân cư tập trung đông đúc nhất ở phía đông Hoa Kỳ, đặc biệt dải đất ven bờ phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.

- Nguyên nhân:

+ Đây là nơi có lịch sử khai thác sớm nhất ở Hoa Kỳ.

+ Có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và đời sống.

+ Cơ hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.

+ Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hoá cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu 14: Chủng tộc Nê – grô – it có mặt ở châu Mĩ. Giải thích nguyên nhân tại sao?

Trả lời:

Trong quá trình xâm chiếm châu Mĩ, thực dân da trắng đã cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi sang làm nô lệ, khai thác đất hoang, lập đồn điền trồng bông, thuốc lá, mía, cà phê,...

Câu 15: Trình bày đặc điểm của dân cư trước khi châu Mỹ được phát hiện?

Trả lời:

Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô- 16-it, họ là con cháu của người châu Á di cư đến từ xa xưa.

Người Anh-điêng phân bố rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và trồng trọt. Một số bộ lạc cổ của người Mai-ca, người A-xơ-tếch ở Trung Mĩ, người Inca ở Nam Mỹ có trình độ phát triển khá cao. Họ đã biết luyện kim, có nghề trồng trọt phát triển, có kỹ thuật xây dựng và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh. Đó là các nền văn minh: Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.

Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.

Câu 16: Quan sát hình ảnh dưới đây và trình bày sự phân bố các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An – đét qua lãnh thổ Peru?

Trả lời:

Rừng nhiệt đới: 0 - 1000m

Rừng lá rộng: 1000 - 1300m

Rừng lá kim: 1300 - 2000m

Đồng cỏ: 3000-4000m

Đồng cỏ núi cao: 4000-5000m

Băng tuyết: trên 5000m

Câu 17: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đới, các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

Các đới, các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ:

- Đới khí hậu xích đạo

- Đới khí hậu cận xích đạo

Câu 18: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh ở Trung và Nam Mỹ?

Trả lời:

- Các dòng biển nóng: dòng biển Bắc xích đạo, dòng biển Guy – a – na, dòng biển Braxin, dòng biển ngược xích đạo.

- Các dòng biển lạnh: dòng biển theo gió Tây, dòng biển Phôn – len, dòng biển Peru.

Câu 19: Tại sao hoang mạc lại hình thành ở dải đất duyên hải phía tây An - đét?

Trả lời:

Hoang mạc A-ta-ca-ma hình thành ven biển, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Peru. Dòng biển lạnh Peru rất lạnh chảy sát bờ biển, làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù.

Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước, trở nên khô; mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

Câu 20: Thiên nhiên ở đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung An – đét và đồng bằng Pam – pa có điểm gì khác biệt?

Trả lời:

- Đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía dãy An-đet. Lượng mưa từ 1000mm – 1200mm, phân bố theo mùa.

- Đồng bằng duyên hải phía tây của vùng Trung Andet, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh, quanh năm hầu như không mưa nên trở thành vùng khô hạn nhất châu lục. Phần lớn mặt đất đều trơ trụi, lơ thơ một vài loài cây xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay