Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 30
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 71
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
(1) CuO + CO Cu + CO2 (2) 2CuSO4 +2H2O
2Cu + O2 +2H2SO4
(3) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (4) FeO + C
CO + Fe
Số phản ứng có thể được dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?
A. Na. B. Mg. C. Fe. D. Be.
Câu 3. Trong 7 loại tơ sau: tơ nylon-6,6, tơ tằm, tơ acetate, tơ capron, sợi bông, tơ visco. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm khoảng 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào, lắc nhẹ.
- Bước 2: Cho thêm tiếp khoảng 3 mL dung dịch glucose 2% vào ống nghiệm và lắc đều.
- Bước 3: Đun nóng ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn trong vài phút.
(1) Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 2 là sodium gluconate.
(2) Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
(3) Sau bước 3, xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
(4) Trong phản ứng ở bước 3, glucose đóng vai trò là chất khử.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 5: Sự xen phủ của hai obital theo cách xen phủ bên sẽ tạo nên liên kết nào?
A. liên kết σ. B. Liên kết tĩnh điện. C. Liên kết π. D. Liên kết đơn.
Câu 6: Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z=26) là
A. [Ar] 3d54s2. B. [Ar]3d34s2. C. [Ar]3d5. D. [Ar]3d6.
Câu 7: Polymer là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ. Tên gọi của là
A. polyethylene. B. poly(vinyl chloride).
C. poly(methyl methacrylate). D. poly(phenol-formaldehyde).
Câu 8. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
C. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 9: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH)
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol phản ứng được với dung dịch nước bromine tạo nên kết tủa trắng.
(c) Phenol có tính acid yếu.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một alcohol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Methyl acetate có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH=CH2. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. C2H3COOCH3.
Câu 11: Ở điều kiện thường, amine nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng ?
A. Aniline. B. Dimethylamine. C. Trimethylamine. D. Ethylamine.
Câu 12: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác acid) thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
A. Tinh bột và glucose. B. Cellulose và saccharose.
C. Cellulose và fructose. D. Tinh bột và saccharose.
Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) CH3CHO + Br2 + H2O CH3COOH + 2HBr.
(b) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
(c) CH3CHO + H2 CH3CH2OH.
(d) 2CH3CHO + O2 2CH3COOH.
Số phản ứng trong đó acetaldehyde thể hiện tính khử là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 14: ............................................
............................................
............................................
Câu 17: Acquy chì là một loại acquy đơn giản, gồm bản cực dương bằng PbO2, bản cực âm bằng Pb, cả hai điện cực được đặt vào dung dịch H2SO4 loãng. Loại acquy này có thể sạc lại nhiều lần. Đây cũng là loại acquy được sử dụng phổ biến trên các dòng xe máy hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhược điểm của acquy chì là
A. dễ sản xuất, giá thành thấp.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. có khả năng trữ một lượng điện lớn trong bình ắc quy.
D. hoạt động ổn định.
Câu 18: Trong nước, thế điện cực chuẩn của kim loại Mn+/M càng lớn thì dạng khử có tính khử ...(1)... và dạng oxi hoá có tính oxi hoá ...(2)... Cụm từ cần điền vào (1)và (2) lần lượt là
A. càng mạnh và càng yếu. B. càng mạnh và càng mạnh.
C. càng yếu và càng yếu. D. càng yếu và càng mạnh.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Sự phát triển của công nghệ tạo ra nhiều phương pháp tổng hợp polymer nhằm phục vụ đời sống, bên cạnh việc khai thác các polymer sẵn có từ thiên nhiên. Phát biểu nào sau đây về polymer là đúng?
a) Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.
b) Mạch polymer không thể bị phân hủy thành mạch ngắn hơn bởi nhiệt.
c) Mạch polymer có thể bị phân hủy hoàn toàn thành monomer tương ứng bởi nhiệt.
d) Poly(methyl metacrylate) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ (plexiglas). Polymer này được điều chế bằng phản ứng trùng hợp methyl meatcrylate: CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 2:............................................
............................................
............................................
Câu 3: Trong nước mưa acid thường có pH = 4 đến 5. pH thấp trong nước mưa acid chủ yếu là do có chứa các acid như HNO3, H2SO4. Trong tự nhiên, HNO3 còn được tạo ra từ N2 theo sơ đồ chuyển hóa:
a) Trong nước mưa có chứa ester methyl formate được điều chế từ acid và alcohol tương ứng và sử dụng HNO3 làm chất xúc tác.
b) HNO3 sinh ra từ quá trình trên sẽ cung cấp một lượng phân đạm cho cây trồng ở dạng NO3-.
c) Một cơn mưa acid, nước mưa có pH = 4 thì nồng độ HNO3 có trong nước mưa đó là 10-4M.
d) Dung dịch HNO3 có pH = 3 cần phải pha loãng 20 lần để thu được dung dịch HNO3 có pH = 5.
Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 1 mL ethyl acetate.
Bước 2: Thêm 2 mL dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm (1); 2 mL dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm (2).
Bước 3: Đun cách thủy ống nghiệm (1) và (2) trong cốc thủy tinh ở nhiệt độ 60 – 70 oC khoảng 5 phút.
a) Sau bước 2, chất lỏng trong ống nghiệm (1) và ống nghiệm (2) đều chứa ethyl acetate có CTCT là CH3COOCH3.
b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
c) Sau bước 3, sản phẩm phản ứng thủy phân trong cả hai ống nghiệm đều tan tốt trong nước.
d) Methyl propionate là đồng phân của ester ethyl acetate.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: (vận dụng) Một pin điện hoá được thiết lập từ hai điện cực tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử là M2+/M và Ag+/Ag. Cho biết:
Cặp oxi hoá - khử | Fe2+/Fe | Ni2+/Ni | Sn2+/Sn | Cu2+/Cu | Ag+/Ag |
Thế điện cực chuẩn (V) | -0,44 | -0,257 | -0,137 | +0,340 | +0,799 |
Nếu M là một trong số các kim loại: Fe, Ni, Sn, Cu thì sức điện động chuẩn lớn nhất của pin bằng bao nhiêu vôn? Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm.
Đáp án: 1,24
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước bromine để phân biệt glucose và fructose.
(b) Trong môi trường acid, glucose và fructose có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucose và fructose bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucose và fructose đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(f) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β).
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án: 2
Câu 3: Khi điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) thì
(1) Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O à ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl- .
(2) Ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ à ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
(3) Ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
(4) Ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ à ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án: 1
Câu 4: Cho các phát biểu:
(1) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch acid, dung dịch base hoặc nhờ xúc tác của enzyme.
(2) Nhỏ vài giọt dung dịch nitric acid đặc vào ống nghiệp đựng dung dịch lòng trắng trứng (albumin) thì có kết tủa vàng.
(3) Hemoglobin của máu là protein dạng hình sợi.
(4) Dung dịch protein không có phản ứng màu biuret.
(5) Protein đông tụ khi cho acid, base hoặc khi đun nóng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 5:............................................
............................................
............................................