Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 57

Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 98

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1:            Lactic acid là một chất có một trong nhiều thực phẩm, lactic acid cũng được tạo ra tự nhiên trong cơ thể con người, chủ yếu trong quá trình chuyển bia glucose kỵ khí. Công thức cấu tạo của lactic acid như hình dưới. 

Tech12h

Nhóm chức nào trong các nhóm chức sau có trong phân tử lactic acid?

(1) alcohol;    (2) carboxylic acid;             (3) ester;                    (4). Ketone.

A. (1) và (2).             B. (1) và (4)               C. (2).             D. (1), (2) và (3).

Câu 2:            Cho sơ đồ mô tả cơ chế giặt rửa của xà phòng như sau:

Tech12h

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phần 1 là phần kị nước, phần 2 là phần ưa nước.

B. Nếu sử dụng nước có tính cứng (chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+) không ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm tăng tác dụng giặt rửa của xà phòng.

C. Phân tử xà phòng và chất giặt rửa có khả năng xâm nhập vào vết bán dầu mỡ nhờ gốc kị nước.

D. Xà phòng bị thủy phân trong môi trường kiềm.

Câu 3:            Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Amylose và amylopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Trong phân tử glucose có 4 nhóm alcohol (OH).

C. Ở điều kiện thường, saccharose là chất rắn kết tinh.

D. Saccharose có phản ứng tráng bạc.

Câu 4:  ............................................

............................................

............................................

D. Ở pH = 3, Leucine tồn tại ở dạng anion và sẽ đi chuyển về cực dương trong điện trường.

Câu 7:            Polymer nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?

A. Polyisoprene.                   B. Poly(methyl methacrylate).       

C. Polystyrene                      D. Poly(phenol formaldehyde).

Câu 8:            Cho phản ứng hóa học sau:

Tech12h

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng phân cắt mạch polymer.

C. Phản ứng tăng mạch polymer.

B. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.

D. Phản ứng trùng ngưng.

Câu 9:            Sơ đồ pin Galvani tổng quát được kí hiệu như sau:

(anode) X | Xx+ || Yy+| Y (cathode) hay đơn giản là pin Galvani X – Y.

Cho biết sức điện động chuẩn của các pin sau:

Pin điện hóaX – YM – YM – Z
Sức điện động chuẩn (V)0,200,600,30

Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính khử của các kim loại?

A. Y < X < Z < M.               B. X < Y< M < Z.     C. M < Z < Y < X.   D. X < Y < Z < M.

Câu 10:         Zinc là một kim loại thường được tách chiết từ quặng của nó bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp chính thường được sử dụng là nung nóng quặng ZnS trong lò rồi hòa tan sản phẩm ZnO trong sulfuric acid thu được dung dịch ZnSO4, tinh chế dung dịch này rồi tiến hành điện phân thu được Zn. Để thu được duy nhất kim loại Zn và không có sản phẩm khác thì trong dung địch điện phân không có chứa ion nào sau đây?

A. OH.                      B. Cl.                         C. Al3+                                    D. Pb2+.

Câu 11:         Vật dụng bằng sắt thường được ma bên ngoài bằng một lớp kim loại để vật dụng được bền hơn khi sử dụng và tăng tính thẩm mĩ. Nếu vật dụng bị xước đến lớp sắt bên trong thì vật dụng mạ kim loại nào bị gỉ chậm nhất trong không khí ẩm?

A. Vật dụng sắt được mạ đồng.      B. Vật dụng sắt được mạ thiếc.

B. Vật dụng sắt được mạ kẽm.       D. Vật dụng sắt được mạ crom (chromium).

Câu 12:         Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất chung của kim loại?

A. Tính cứng.            B. Tính dẫn điện.      C. Tính dẻo.  D. Tính ánh kim.

Câu 13:         Glucosamine (công thức như hình dưới đây) là một hợp chất tự nhiên thường được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe khớp và điều trị viêm xương khớp.

Tech12h

Tuy nhiên, để tăng độ hòa tan giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn qua đường tiêu hóa, tăng tính ổn định giúp sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hơn mà không bị phân hủy hoặc mất hiệu quả, cũng như giúp dễ dàng bào chế thành các dụng thuốc như viên nén, bột hoặc dung dịch,... thì nên thực hiện cách nào sau đây?

A. Cho phản ứng với CH3OH (có xúc tác) để tạo thành hợp chất có liên kết glycoside.

B. Cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành phức tan dễ trong nước.

C. Chuyển thành dạng muối bằng cách cho tác dụng với các acid như HCl, H2SO4.

D. Chuyển thành dạng muối bằng cách cho tác dụng với các dung dịch base như NaOH, Ca(OH)2.

Câu 14:         Phương pháp điều chế kim loại Na từ muối NaCl là

A. hòa tan NaCl vào nước rồi điện phân dung dịch.

B. điện phân nóng chảy NaCl.

C. hòa tan NaCl vào nước rồi dùng kim loại potassium để khử ion Na.

D. nung nóng ở nhiệt độ cao để nhiệt phân NaCl.

Câu 15:         NaHCO3 được sử dụng làm bột nở do dễ phân hủy thành khí và hơi tạo ra các lỗ xốp trong bánh. Nếu sử dụng 8,4 gam NaHCO3 thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu lít khí CO2 (đkc)?

A. 4,958 L.    B. 1,2395 L.   C. 3,7185 L.  D. 2,479 L.

Câu 16:         Chất nào sau đây có thể làm mềm tính cứng vĩnh cửu của nước cứng

A. NaOH.       B. HCl.           C. Ca(OH)2    D. Na3PO4.

Câu 17:         Cấu hình electron của nguyên tử vanadi (Z = 23) ở trạng thái cơ bản là

A. 1s22s22p63s23p63d34s14p1.         B. 1s22s22p63s23p63d3.        

C. 1s22s22p63s23p63d34s2.   D. 1s22s22p63s23p64s24p3.

Câu 18:         Ion phức nào sau đây có hình bát diện?

A. [Zn(NH3)4]2+.       B. [Cu(NH3)4]2+.       C. [Pt(NH3)4]2+.        D. [Co(NH3)6]2+.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1:            Cho sơ đồ (1) biểu diễn sự điện phân dung dịch CuSO4(aq) với điện cực trơ, sơ đồ (2) biểu diễn quá trình tinh luyện đồng (Cu) bằng phương pháp điện phân. Trong sơ đồ (2), các khối đồng có độ tinh khiết thấp được gắn với một điện cực của nguồn điện, các thanh đồng mỏng có độ tinh khiết cao được gắn với một điện cực của nguồn điện. Dung dịch điện phân là dung dịch CuSO4.

Tech12h

a. Trong sơ đồ (1), điện cực âm được gọi là cathode và điện cực dương gọi là anode.

b. Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (1), thì ban đầu ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu2+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O.

c. Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (2), nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch sẽ giảm dần theo thời gian.

d. Muốn tinh luyện Cu như sơ đồ (2) thì khối Cu không tinh khiết phải được nối vào anode, còn thanh Cu tinh khiết được nối vào cathode, khi đó khối lượng Cu tan ra từ anode bằng khối lượng Cu bám vào cathode.

Câu 2:            Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào cốc thủy tính chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 4%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tỉnh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.

- Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.

b. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.

c. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất thì hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.

d. Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Câu 3:            Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai khi nói về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?

a. Hợp chất của chúng đều có màu.

b. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì lúc đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch có màu xanh lam.

c. Chúng đều có phân lớp 6 không bão hòa.

d. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt hai dung dịch FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Câu 4:  ............................................

............................................

............................................

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Câu 1:            Cho các amine: CH3NH2 CH3NHCH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5, C6H5NH2. Có bao nhiêu chất là amine bậc một trong các chất trên?

Đáp án: 3

Câu 2:            Để xác định hàm lượng muối Fe(II) trong 1 mẫu dung dịch A có thể dùng dung dịch thuốc tím KMnO4, phương trình ion như sau:

Tech12h

+ Người ta lấy 25,00 mL dung dịch A cho vào bình định mức, thêm nước cất cho đủ 100 mL, dung dịch thu được gọi là dung dịch X. 

+ Lấy 10,00 mL từ dung dịch X chuyển vào bình tam giác. Thêm khoảng 5mL dung dịch H2SO4 2M. 

+ Tiến hành chuẩn độ 3 lần bằng dung dịch KMnO4 0,02M. 

Kết quả thể tích KMnO4 sau 3 lần chuẩn độ lần lượt là 20,50 mL; 20,55 mL; 20,55 mL. 

Tính hàm lượng muối Fe2+ (g/L) trong dung dịch A (làm tròn đến 01 số sau dấu phảy)

Đáp án: 46,0

Câu 3:            Phản ứng phân huỷ ethyl iodide trong pha khí xảy ra như sau:

C2H5I Tech12h C2H4 + HI

Dựa trên thông tin trong bảng, trả lời một số câu hỏi sau:

Nhiệt độHằng số tốc độ phản ứng
127 oC1,60.10–7 (s–1)
227 oC4,25.10–4 (s–1)

Bảng: Sự phụ thuộc hằng số tốc độ của phản ứng theo nhiệt độ

Hệ số nhiệt độ của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Đáp án: 2,2

Câu 4:            Ở nước ta, nước mắm truyền thống được sản xuất thủ công từ cá cơm theo các giai đoạn chính như:

- Giai đoạn 1: rửa sạch cá cơm rồi trộn cá với muối ăn theo tỉ lệ nhất định.

- Giai đoạn 2: ủ hỗn hợp (cá cơm và muối ăn) trong các thùng gỗ, chum, sành từ 6 đến 24 tháng.

- Giai đoạn 3: thu được nước cốt của mắm (gọi là mắm nhĩ) có hàm lượng đạm rất cao.

- Giai đoạn 4: lọc mắm nhĩ, pha chế và đóng chai. Trước đây, người ta thường dùng than củi sạch trong quá trình lọc mắm.

Cho các phát biểu sau:

(a) Quá trình làm nước mắm có bản chất là thủy phân protein trong cá cơm thành các amino acid bởi base.

(b) Không nhất thiết phải sử dụng muối ăn làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm.

(c) Hàm lượng đạm trong nước mắm được tính theo hàm lượng nguyên tố oxygen.

(d) Than củi sạch có tác dụng hấp phụ các tạp chất, bụi bẩn có trong nước mắm.

(e) Chai nước mắm khi sử dụng lâu ngày có thể có tinh thể muối ăn đóng cặn ở đây chai.

(g) Ở giai đoạn 2, thời gian ủ càng lâu thì chất lượng mắm càng cao.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Câu 5: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay