Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 của Sở GD&ĐT Ninh Bình sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TỈNH NINH BÌNH

(Đề thi gồm có 04 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LỚP 12 CẤP THPT

LẦN THỨ 2 - NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN THI: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:…………………………………

Số báo danh:……………………………………….. 

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn=65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptide (X). Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các peptide trong đó có các peptide sau: Ser-His-Leu; Val-Glu-Ala; His-Leu-Val; Gly-Ser-His. Nếu đánh số amino acid đầu N trong X là số 1 thì amino acid Val sẽ ở vị trí số

            A. 3.    

            B. 5.    

            C. 2.    

            D. 4.

Câu 2. Kí hiệu cặp oxi hoá - khử ứng với quá trình khử: Fe3+ + le → Fe2+

            A. Fe2+/Fe.        

            B. Fe3+/Fe.        

            C. Fe3+/Fe2+.      

            D. Fe2+/Fe3+.

Câu 3. Điện phân dung dịch AgNO3 với anode và cathode trơ. Quá trình xảy ra ở cathode tại giai đoạn đầu của phản ứng điện phân là

            A. 2H2O(l) → O2(g) + 4H+(aq) + 4e.   

            B. 2H2O(l) + 2e → H2(g) + 2OH (aq).

            C. Ag+(aq) + e → Ag(s).         

            D. Ag(s) → Ag+(aq) + e.

Câu 4. Số đồng phân alkene có công thức phân tử C4H8

            A. 4.    

            B. 3.    

            C. 6.    

            D. 5.

Câu 5. Trong số các ion: Ag+, Al3+, Fe2+, Cu2+, ion nào có tính oxi hoá mạnh nhất ở điều kiện chuẩn?

            A. Ag+. 

            B. Fe2+. 

            C. Cu2+.            

            D. Al3+.

Câu 6. Ester nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm cho muối acetate?

            A. C2H5COOCH3.        

            B. HCOOC2H5.           

            C. HCOOCH3. 

            D. CH3COOCH3.

Câu 7. Tinh bột và cellulose là các polymer tự nhiên tạo bởi các mắt xích tương ứng là

            A. α-fructose và β-glucose.     

            B. β-fructose và β-glucose.

            C. α-glucose và β-fructose.     

            D. α-glucose và β-glucose.

Câu 8. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng bauxite theo 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Tinh chế quặng bauxite. 

- Giai đoạn 2: Điện phân Al2O3 nóng chảy (Al2Ođược trộn cùng với cryolite Na3AlF6).

Sản phẩm điện phân ở cathode là nhôm (lỏng) và ở anode là hỗn hợp khí CO2, CO. Cấu tạo bể điện phân như hình sau:

Tech12h

Sau một thời gian điện phân thu được 5,4 tấn Al tại cathode và hỗn hợp khí tại anode gồm CO2 (chiếm 80% theo thể tích) và CO (chiếm 20% theo thể tích). Giả thiết không có thêm sản phẩm nào được sinh ra trong quá trình điện phân. Khi đó khối lượng carbon bị oxi hóa trên anode là bao nhiêu tấn?

            A. 3,1. 

            B. 2,0. 

            C. 0,8. 

            D. 1,6.

Câu 9. Công thức phân tử của glucose là

            A. C6H12O6.      

            B. C12H22O6.      

            C. C12H22O11.     

            D. C6H10O5.

Câu 10. Tên viết tắt của peptide: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2

            A. Ala-Val.     

            B. Gly-Ala.     

            C. Ala-Gly.     

            D. Val-Ala.

Câu 11. X là kim loại có tính cứng lớn nhất trong các kim loại nên được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn (như hình bên). X là kim loại nào sau đây? Tech12h

            A. W.  

            B. Cr.  

            C. Os.  

            D. Cs.

Câu 12. Những polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

            A. Tơ tằm, tinh bột và cellulose.

            B. Tơ capron, tinh bột, cellulose.

            C. Tơ capron, polystyrene, tinh bột và cellulose.

            D. Tơ capron, polystyrene.

Câu 13. Phảnứng của ethylene với HBr tuân theo cơ chế

            A. thế electrophile.      

            B. cộng electrophile.

            C. cộng nucleophile.   

            D. thế nucleophile.

Câu 14. Cho hợp chất thơm m-HO-C6H4-CH2OH tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm hữu cơ tạo ra là

            A. Tech12h       

B. Tech12h         

C. Tech12h       

D. Tech12h

Câu 15. ............................................

............................................

............................................

Câu 18. Trong định nghĩa về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị ...(1)... với các ion ...(2)... kim loại ở các nút mạng”.

Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là

            A. hoá trị, âm. 

            B. ngoài cùng, dương.

            C. tự do, dương.         

            D. hoá trị, lưỡng cực.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng (Đ) hoặc Sai (S).

Câu 1. Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng zinc blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo các giai đoạn:

Đốt quặng zinc blende: 2ZnS(s) + 3O2(g) Tech12h 2ZnO(s) + 2SO2(g) (1)

Khử zinc oxide ở nhiệt độ cao bằng than cốc: ZnO(s) + C(s) Tech12h Zn(g) + CO(g) (2)

Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm3

            a) Trong phản ứng (2), kẽm sinh ra ở thể rắn.

            b) Theo sơ đồ trên, quặng sphalerite được nghiền, tuyển,… sau đó được chuyển hoá thành zinc oxide, cuối cùng tách được kim loại kẽm bằng phương pháp thuỷ luyện.

            c) Trong phản ứng (1), chất khử là ZnS và chất oxi hóa là O2.

            d) Giá trị k bằng 90 (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

Câu 2. Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ E cho kết quả phần trăm khối lượng carbon, hydrogen và oxygen lần lượt là 48,65%; 8,11% và 43,24%. Dựa vào phương pháp phân tích khối phổ (MS) xác định được phân tử khối của E là 74. Mặt khác, phổ hồng ngoại (IR) cho thấy phân tử E không chứa nhóm

-OH (peak có số sóng > 3000 cm-1) nhưng lại chứa nhóm C=O (peak có số sóng 1748 cm-1).

Thuỷ phân hoàn toàn E trong dung dịch NaOH, thu được muối của carboxylic acid X và chất Y. Chất Y có nhiệt độ sôi (64,7 °C) nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ethanol (78,3 °C) (nhiệt độ sôi đều đo ở áp suất 1 bar).

            a) Nhiệt độ sôi của E, X và Y được xếp theo thứ tự như sau: X > E > Y.

            b) Trong công nghiệp, chất Y được phối trộn với xăng RON 92 để tạo ra xăng sinh học.

            c) Dung dịch muối tạo bởi giữa carboxylic acid X và NaOH có môi trường base.

            d) Chất E có thể được điều chế trực tiếp từ phản ứng ester hoá giữa chất Y với ethanoic acid.

Câu 3. Cho X, Y, Z, M là các chất khác nhau trong số 4 chất sau: phenol, glycine, aniline, glutamic acid và thông tin về các chất được ghi trong bảng sau:

Chất

Nhiệt độ nóng chảy (°C)

Cho quỳ tím vào dung dịch các chất

X

-6,0

không làm đổi màu quỳ tím.

Y

233

không làm đổi màu quỳ tím.

Z

247

làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.

M

43

không làm đổi màu quỳ tím.

            a) Thuỷ phân hoàn toàn 1,0 mol peptide A trong dung dịch NaOH thu được 3,0 mol muối của chất Y và 2,0 mol muối của chất Z thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 7,0 mol.

            b) Từ phản ứng trùng ngưng của M với formaldehyde có acid làm xúc tác có thể điều chế nhựa poly(phenol formaldehyde).

            c) Cho Z tác dụng với NaOH tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ T. Khi đặt trong điện trường, chất T di chuyển về cực dương.

            d) Các chất X, Y, Z, M là chất rắn ở điều kiện thường.

Câu 4.............................................

............................................

............................................

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 3. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống thả vào nước thải. Để nâng pH của 4 m³ nước thải từ 3 lên 7 cần dùng m gam vôi sống. Tính giá trị m. (Bỏ qua sự thủy phân của các muối, kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

112

Câu 2. Ethylene được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất bao bì, dệt may, điện tử, vận chuyển. Sử dụng cho ngành chất dẫn xuất và ngành hóa dầu. Ethylene tham gia vào các phản ứng tạo ra hóa chất, tổng hợp các chất hữu cơ như: ethylene glycol, ethanol, … Sơ đồ dưới đây tổng hợp một số chất hữu cơ từ ethylene.

Tech12h

Biết rằng A, B đều là các chất hữu cơ. 

Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng (5) thuộc loại phản ứng trùng ngưng.

(b) Hợp chất hữu cơ B là CH3CH2OH.

(c) Tên thay thế của chất A là ethyl chloride.

(d) Các phản ứng (1), (3), (4) đều là phản ứng oxi hoá – khử.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Câu 5. Khi con người sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, … (có chứa ethanol), dưới tác dụng của hai loại enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) và aldehyde dehydrogenase (ALDH) trong gan, có chuyển hóa như sau:

CH3CH2OH   Tech12h CH3CHOTech12h CH3COOH

Thông thường, khi một người sử dụng đồ uống có cồn, có 10% ethanol được thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu; 90% ethanol được hấp thụ, chuyển hóa hết thành acetaldehyde (CH3CHO) tại gan nhờ hệ thống enzyme. Nếu một người uống hai lon bia, mỗi lon dung tích 330 mL và nồng độ cồn của bia là 5% thì khối lượng CH3CHO sinh ra tại gan là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,789 g/mL và nồng độ cồn của bia được tính theo số mL ethanol trong 100 mL bia. (chỉ làm tròn ở phép tính cuối cùng, kết quả làm tròn đến hàng phần mười). 

22,4

Câu 6. Bộ phận quan trọng nhất của máy tạo nhịp tim là một hệ pin điện hóa lithium – iodine (gồm hai cặp oxi hóa khử Li+/Li và I2/2I-). Hai điện cực được đặt vào tim, phát sinh dòng điện nhỏ kích thích tim đập ổn định. Cho biết: ELi+Lio= -3,04V; EI22I-o= +0,54V; nguyên tử khối của Li = 6,9; điện lượng (q) của pin điện hoá được xác định bởi biểu thức: Tech12h. Trong đó: I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian pin hoạt động (giây), F là hằng số Faraday, F = 96485 C.mol-1, ne là số mol electron trao đổi giữa hai điện cực, 1 năm = 365 ngày. 

Cho các phát biểu sau: 

Tech12h

(1) Máy tạo nhịp tim có thể được đặt tạm thời hay đặt một thời gian dài trong cơ thể tùy theo tình trạng sức khỏe và các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân.

(2) Khi pin hoạt động lithium đóng vai trò là anode, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa lithium.

(3) Sức điện động chuẩn của pin Tech12h= 3,58V.

(4) Nếu pin tạo ra một dòng điện ổn định bằng 2,5.10-5 (A) thì một pin được chế tạo bởi 0,5 gam lithium có thể hoạt động tối đa trong thời gian 7 năm.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay