Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 59
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 100
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: (biết) Ester nào sau đây là ester no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3COOC6H5. | B. HCOOCH=CH2. | C. CH3COOCH3. | D. (HCOO)2C2H4. |
Câu 2: (biết) Chất nào sau đây thuộc loại monosaccharide?
A. Tinh bột. | B. Fructose. | C. Cellulose. | D. Saccharose. |
Câu 3: (biết) Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. Lysine. | B. Glycine. | C. Glutamic acid. | D. Alanine |
Câu 4: (biết) Polymer Z được tổng hợp theo phương trình hoá học sau:
nH2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH Z + (n
1)H2O
Polymer Z được điều chế bằng phản ứng
A. trùng hợp. | B. trùng ngưng. | C. thế. | D. trao đổi. |
Câu 5: (biết) Cặp oxi hoá – khử của kim loại nào sau đây viết sai?
A. Na+/Na. | B. Cu2+/Cu. | C. Fe3+/Fe2+. | D. Sn2+/Sn4+. |
Câu 6: (biết) Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính cứng. | B. Tính dẻo. | C. Tính dẫn điện. | D. Tính dẫn nhiệt. |
Câu 7: (biết) Các kim loại kiềm đều hoạt động hoá học mạnh. Vì vậy, để bảo quản lâu dài, chúng thường được ngâm trong
A. dầu hoả. | B. nước cất. | C. ethyl alcohol. | D. giấm ăn. |
Câu 8: (biết) Điện tích của phức chất [PtCl4]2- và [Fe(CO)5] lần lượt là
A. +2 và +5. | B. +2 và 0. | C. -1 và 0. | D. -2 và 0. |
Câu 9: (hiểu)Cho cân bằng hoá học: PCl5(g) ⇌ PCl3 (g) + Cl2(g); Δr H0298 > 0. Yếu tố không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học này là
A. Nhiệt độ. | B. Nồng độ. | C. Chất xúc tác. | D. Áp suất. |
Câu 10: (hiểu) Dẫn xuất halogen khôngcó đồng phân cis-trans là :
A. CHCl=CHCl. | B. CH2=CH−CH2F. |
C. CH3CH=CBrCH3. | D. CH3CH2CH=CHCHClCH3. |
Câu 11: (hiểu) Ester X có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường acid thu được alcohol có khả năng làm mất màu nước bromine. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOCH=CH2. | B. HCOOCH=CHCH3. | C. HCOOCH2CH=CH2. | D. CH2=CHCOOCH3. |
Câu 12: (hiểu) Cho hexapeptide X: Gly-Ala-Gly-Val-Ala-Gly. Số liên kết peptide có trong X là
A. 3 | B. 4 | C. 5 | D. 6 |
Câu 13: (hiểu) Để tách kim loại Ag từ hồn hợp gồm Cu và Ag cần dùng lượng dư dung dịch
A. HCl. | B. HNO3. | C. FeCl3. | D. NaOH. |
Câu 14: (hiểu) Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là
A. [ML2] và [ML4]. | B. [ML4] và [ML6]. | C. [ML4] và [ML2]. | D. [ML6] và [ML4]. |
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: (vận dụng) Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(b) Điện phân dung dịch CaCl2.
(c) Cho mẫu Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Sục khí CO vào ống sứ đựng bột Al2O3 đun nóng.
Số thí nghiệm có tạo thành kim loại là
A. 3. | B. 1. | C. 2. | D. 4. |
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho bảng nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của các chất như sau:
Loại hợp chất | Alkane | Aldehyde | Alcohol | Carboxylic acid |
Công thức cấu tạo | CH3CH2CH2CH3 | CH3CH2CHO | CH3CH2CH2OH | CH3COOH |
M | 58 | 58 | 60 | 60 |
ts(0C) | - 0,5 | 49 | 97,2 | 118 |
Độ tan trong nước (g/100g nước ở 200C) | không tan | 20 | vô hạn | vô hạn |
a.(biết) Alkane chỉ chứa liên kết đơn.
b.(hiểu) Phân tử aldehyde có nhiệt độ sôi cao hơn alkane do giữa các phân tử aldehyde tạo được liên kết hydrogen với nhau.
c.(hiểu) Trong các hợp chất hữu cơ có phân tử khối xấp xỉ nhau ở trên, carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao nhất vì có nhóm carboxylic acid phân cực và tạo được nhiều liên kết hydrogen giữa các phân tử.
d.(vận dụng) Để tách CH3COOH ra khỏi hỗn hợp với CH3CH2CH2OH, ta nên sử dụng hóa chất NaOH, H2SO4 đặc và phương pháp chưng cất.
Câu 2:............................................
............................................
............................................
Câu 3: Cho nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 11.
a. (biết) Khi điện phân dung dịch XCln với điện cực trơ, không có màng ngăn, ta thu được dung dịch nước Javel.
b. (hiểu) Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s1.
c. (hiểu) Cho dung dịch X(OH)n lần lượt vào các dung dịch chứa các chất tương ứng: CuSO4, KCl, H2SO4 thì có một trường hợp xảy ra phản ứng hoá học.
d. (vận dụng) Để xử lí nước bị nhiễm phèn (chứa các ion của sắt) người ta dùng muối carbonate của X, do các ion của sắt tạo kết tủa.
Câu 4: Các peptide có phản ứng thủy phân trong môi trường acid và môi trường kiềm, ngoài ra các peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành phức chất màu tím đặc trưng, gọi là phản ứng màu biuret.
a. (hiểu) Gly-Ala-Lys có phản ứng màu biuret với Cu(OH)2
b. (hiểu) Dung dịch của các polypeptide hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch có màu tím.
c. (vận dụng) Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol Gly–Ala–Lys cần vừa đủ 300 mL dung dịch KOH 1M.
d. (vận dụng) Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptide mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino acid có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được 9,25 gam muối.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: (hiểu) Bạn đang ở trong một tòa nhà cao tầng khi nghe thấy tiếng báo động cháy. Khói bắt đầu xuất hiện ở tầng dưới, và bạn đang ở trên tầng 10. Trong tình huống nàytrong các cách: (1) chạy ngay xuống thang máy để thoát ra khỏi tòa nhà càng nhanh càng tốt; (2) sử dụng cầu thang bộ và báo động cho những người khác trên đường đi; (3) ở nguyên trong phòng, đóng kín cửa và chờ lực lượng cứu hộ; (4) gọi cho cứu hộ và cập nhập tình hình liên tục. Bạn nên chọn những cách nào để bảo đảm an toàn? (ghi số từ bé đến lớn)
Đáp án: 234
Câu 2: (hiểu) Cho các polymer sau: polypropylene, poly(vinyl chloride), polystyrene, poly(vinyl acetate), tinh bột. Khi đun với dung dịch NaOH, có bao nhiêu polymer có tham gia phản ứng và vẫn giữ nguyên mạch polymer?
Đáp án: 2
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 5: (vận dụng) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Dùng pipette lấy chính xác 5,00 ml dung dịch FeSO4 nồng độ x mol/l cho vào bình định mức loại 50 ml. Thêm tiếp nước cất vào đến định mức 50 ml, thu được dung dịch Y.
Bước 2: Chuẩn độ 10,00 ml dung dịch Y trong môi trường H2SO4 loãng, cần vừa đủ 8,80 ml dung dịch KMnO4 0,02M.
Tính giá trị của x? ( Làm tròn đến phần trăm)
Câu 6: (vận dụng) Người ta muốn mạ một lớp bạc dày d = 15 mm trên một miếng kim loại có diện tích s = 2 cm2 bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 1A. Cho biết khối lượng riêng của bạc là 10490 kg/m3. Sau khoảng thời gian t (giờ) thì lớp bạc được bọc ra hết khỏi bề mặt miếng kim loại và khối lượng của lớp bạc thu được là m gam. Giá trị của t bằng bao nhiêu?