Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 55

Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 96

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C=12; H=1; O=16; N=14; Ca=40; Na=23; K=39; Ag=108. Giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Trong y học,chất X được sử dụng để điều trị chứng dư acid ở dạ dày.Trong đời sống và sản xuất X có ứng dụng làm tăng độ xốp cho bánh,làm mềm thực phẩm.Chất X là

A. NaHCO3.               B. Na2SO4.                 C. Na2CO3.                D. NaHSO4.

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử ammonia bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon,thu được amin.

B. Methylamine là chất lỏng ở điều kiện thường có mùi khó chịu.

C. Ethylamine là amin bậc 1.

D. Dung dịch aniline trong nước không đổi màu quỳ tím.

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm sau:

Cho vào ống nghiệm vài giọt dung dịch CuSO2% và 1 ml dung dịch NaOH 30%. Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa. Thêm khoảng 3 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên gọi là phản ứng màu biure.

B. Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh lam.

C. Nếu thay lòng trắng trứng bằng Gly-Ala thì hiện tượng xảy ra tương tự

D. Trong thí nghiệm trên có phản ứng đông tụ protein.

Câu 4: Để phân tích thổ nhưỡng hoặc phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp nào sau đây?

            A. Chiết lỏng – lỏng.            B. Chiết lỏng – rắn.  C. Phương pháp kết tinh.    D.Sắc kí cột.

Câu 5: ............................................

............................................

............................................

Câu 8: Để xác định thế điện cực chuẩn của một kim loại, người ta thiết lập một pin điện hóa gồm điện cực chuẩn của kim loại cần xác định với điện cực

A. oxygen chuẩn.     B. nitrogen chuẩn.    C. hydrogen chuẩn.  D. helium chuẩn.

Câu 9: Thực hiện thí nghiệm gồm các bước:

2

Tech12h

- Bước 1: Lấy 500 mL nước cất vào cốc thủy tinh. Sau đó cho khoảng 150 g muối ăn và khuấy đều đến khi tan hết.

- Bước 2: Cắm hai điện cực than chì vào cốc thủy tinh (như hình vẽ). Nối dây dẫn nguồn điện một chiều (3 V – 6 V) và duy trì quá trình điện phân trong khoảng 5 phút.

Đây là quá trình điều chế hóa chất nào?

A. Sodium.    B. Khí chlorine.        C. Dung dịch sodium hydroxide.  D. Nước Javel.

Câu 10: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như quặng bauxite (Tây Nguyêm, Lạng Sơn, Cao Bằng,…), quặng hematite (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Tĩnh,…). Thành phần chính của quặng bauxite và quặng hematite lần lượt là

A. FeS2 và Na3AlF6.             B. Fe3O4 và Al2O3.   C. Al2O3 và Fe2O3.   D. Al2O3 và Fe3O4.

Câu 11: Những tính chất vật lí của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra là

A. tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo.

B. tính ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, độ cứng.

C. tính ánh kim, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn nhiệt, tính dẻo.

D. khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo.

Câu 12: Orbital nguyên tử là

A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.

B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.

C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.

D.quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định. 

Câu 13: Tơ là những vật liệu

A. hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.     

B. có tính dẻo.           

C. có tính đàn hồi.                

D. có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu sẵn với nhau.

Câu 14: Khi tàu thuyền neo đậu, mỏ neo của chúng sẽ được thả xuống đáy sông. Hợp kim của kim loại nào sau đây có thể dùng làm mỏ neo?

A. Iron.           B. Aluminium.          C. Sodium.    D. Magnesium.

Câu 15: Đốt cháy đoạn dây magnesium trong lọ đựng khí oxygen dư. Trong phản ứng này, magnesium đã

A. bị khử.       B. bị oxi hoá.             C. nhận electron.                  D. nhận proton.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại nhóm IA và nhóm IIA.

B. Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hoá. 

C. Tất cả hợp chất của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu.

D. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có phân lớp 4s đã bão hoà.

Câu 17: Cho biết giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử sau:

Cặp oxi hoá – khửCu2+/CuZn2+/ZnFe3+/Fe2+Ag+/AgNi2+/Ni
Thế điện cực chuẩn (V)0,340–0,7630,7710,799–0,257

Cho các phản ứng hoá học sau: 

            (1) Zn(s) + 2Fe3+(aq) ® Zn2+(aq) + 2Fe2+(aq)       

            (2) Ni(s) + 2Fe3+(aq) ® Ni2+(aq) + 2Fe2+(aq) 

            (3) Cu(s) + 2Fe3+(aq) ® Cu2+(aq) + 2Fe2+(aq)       

            (4) Fe2+(aq) + Ag+(aq) ® Ag(s) + Fe3+(aq)

Ở điều kiện chuẩn, số phản ứng hoá học xảy ra theo chiều thuận là

            A. 3.                                     B. 4.                          C. 1.                          D. 2.

Câu 18: Ba chất hữu cơ X, Y và Z có cùng công thức phân tử C4H8O2, có đặc điểm sau:

- X có mạch carbon phân nhánh, tác dụng được với Na và NaOH.

- Y được điều chế trực tiếp từ carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon.

- Z tác dụng được với NaOH và có tham gia phản ứng tráng bạc. 

Các chất X, Y, Z có công thức cấu tạo lần lượt là

            A. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.

            B. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3.

            C. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3.

            D. CH3CH2CH2COOH, CH3COOCH2CH3, CH3COOCH2CH3.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1:  ............................................

............................................

............................................

Câu 2: Xét tính chất hóa học của saccharose.

a. Saccharose có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam.

b. Saccharose bị thủy phân trong môi trường acid, base hoặc xúc tác enzyme.

c. Thủy phân hoàn toàn saccharose trong môi trường acid thu được glucose và fructose.

d. Saccharose có khả năng phản ứng với thuốc thử Tollens.

Câu 3: Peptide được phân loại theo số lượng đơn vị α–amino acid trong phân tử. Với số lượng các α–amino acid khác nhau cũng gây ra một số phản ứng khác nhau của peptide.

a. Phân tử tripeptide Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.

b. (Ala- Gly và Gly-Ala là 2 tên gọi của cùng một phân tử đipeptide.

c. Trong phân tử pentapeptide Gly-Ala-Val-Glu-Lys, amino acid đầu N là Lys.

d. Trùng ngưng các amino acid thu được polyamide.

Câu 4: Hãy cho biết nhận định nào đúng/sai ?

a. Kim loại sodium (Na) được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.        

b. Khi mạ đồng lên một chiếc thìa bằng sắt thì phải dùng dung dịch muối Cu2+.

c. Phương pháp điện phân có thể dùng để làm sạch, tinh chế các kim loại.

d. Để hạ nhiệt độ nóng chảy của quá trình điện phân Al2O3 phải dùng quặng bauxite. 

Sai, dùng cryolite. 

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1: Cho các điều kiện sau: (1) môi trường acid; (2) môi trường base; (3) đun nóng và (4) sự có mặt của ion kim loại nặng. Có bao nhiêu điều kiện gây ra sự đông tụ của protein?

Trả lời: 4

Câu 2: Hydrogen hóa hoàn toàn 1 mol triglyceride X cần 5 mol H2 (Ni, to) thu được chất hữu cơ Y. Thủy phân hoàn toàn Y bằng dung dịch NaOH, đun nóng thu được glycerol và sodium stearate.  Phân tử khối của X là bao nhiêu?.

Đáp án: 880

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm điện phân với điện cực trơ sau:

            (a) Điện phân sodium chloride nóng chảy.

            (b) Điện phân aluminium oxide nóng chảy.

            (c) Điện phân dung dịch sodium chloride với màng ngăn xốp.

            (d) Điện phân dung dịch copper(II) sulfate.

            (e) Điện phân dung dịch nikel sulfate.

Có bao nhiêu quá trình điện phân tạo được kim loại?

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 320 gam quặng hematite (chứa 25% tạp chất) trong dung dịch HNO3 42% vừa đủ thu được dung dịch X. Làm lạnh dung dịch X xuống 5oC, thấy có 691,51 gam tinh thể tách ra. Tính khối lượng mol của tinh thể tách ra (Biết rằng độ tan của dung dịch X ở 5oC là 53,14). 

Câu 5: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay