Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 34
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 75
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
Cho biết nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Al = 27, S = 32, K = 39; Fe = 56.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở thể lỏng?
A. Mecury (thủy ngân). B. Copper (đồng). C. Silver (bạc). D. Sodium.
Câu 2: Kim loại Na, K thường được bảo quản trong
A. dầu hoả. B. phenol. C. ethanol. D. bình hút ẩm.
Câu 3: Hình dưới đây là ký hiệu của 6 polymer nhiệt dẻo phổ biến có thể tái chế:
Polymer có ký hiệu số 3 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer nào dưới đây?
A. CH2=CH2. B.CH2=CH–Cl.
C. CH2=CH–CH3. D.CH2=CH–C6H5.
Câu 4: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa
A. các cation kim loại và các electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại.
B. các cation và các anion trong tinh thể kim loại.
C. các electron hoá trị trong tinh thể kim loại.
D. các nguyên tử trong tinh thể kim loại.
Câu 5: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p - p?
A. HCl. B.H2. C. Cl2. D.CH4.
Câu 6: Hóa chất nào sau đây sử dụng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. NaCl. B. CaCl2. C. Ca(OH)2. D. HCl.
Câu 7: Cho biết những phát biểu nào sau đây không đúng về tác hại của việc lạm dụng chất dẻo?
A. Khi đốt, rác thải nhựa sẽ ra chất độc, gây ô nhiễm không khí, làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
B. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, làm chêt vi sinh vật có lợi trong đất, gây tác động xấy đến sự sinh trưởng của cây trồng.
C. Nhựa thải ra sông hồ, đại dương,… gây ô nhiễm nguồn nước, có thể làm chết các sinh vật trong nước, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
D. Quá trình phân hủy nhiều loại rác thải nhựa có thể kéo dài trong khoảng một vài năm, chính vì vậy khi tính tụ quá nhiều rác thải nhựa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng dến con người, động vật và môi trường.
Câu 8: Trong quá trình trồng trọt, người nông dân được khuyến cáo không bón vôi sống (thành phần chính là CaO) cùng với phân đạm ammonium. Nguyên nhân của khuyến cáo này là
A. thất thoát đạm vì giải phóng ammonia. B. tạo thành hỗn hợp gây cháy nổ.
C. tạo acid làm ảnh hưởng tới cây trồng. D. làm tăng độ chua của đất.
Câu 9: Kết quả phân tích nguyên tố cho biết thành phần về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ X là 54,54% carbon; 9,09% hydrogen, còn lại là oxygen.
Dựa vào phổ khối lượng (MS) của X trong hình trên, công thức phân tử của X là :
A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C5H8O2. D. C4H6O2.
Câu 10: Hợp chất nào sau đây là ester?
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COOCH3. D. CH3COCH3.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh (do amine gây ra).
B. Aniline tác dụng với nước bromine tạo kết tủa màu trắng.
C. Aniline là một amine bậc hai.
D. Dimethylamine là amine bậc hai.
Câu 12: Hình ảnh dưới đây mô tả một đoạn cấu tạo trong phân tử chất nào?
A. Maltose. B. Cellulose. C. Amylose. D. Amylopectin.
Câu 13: Phương trình hoá học của phản ứng hydrate hóa ethylene để điều chế ethanol là:
Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng hydrate hóa ethylene là phản ứng thế.
B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π.
C. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết σ.
D. Trong phân tử ethylene có 5 liên kết σ.
Câu 14: Ester ethyl formate có mùi thơm của đào và có thành phần trong hương vị của quả mâm xôi, đôi khi nó còn được tìm thấy trong táo, ester này có công thức cấu tạo rút gọn là
Quả táo Quả mâm xôi Quả đào
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Thiết lập pin điện hóa ở điều kiện chuẩn gồm hai điện cực tạo bởi các cặp oxi hóa – khử Ni2+/Ni vớivà Cd2+/Cd
. Sức điện động chuẩn của pin điện hoá trên là:
A. +0,146 V. B. 0,000 V. C. -0,146 V. D. +0,660 V.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa là một phương pháp thu được những sản phẩm có tính ứng dụng rất cao trong ngành công nghiệp sản xuất.
- Để điều chế chlorine với xút thì trong quá trình điện phân người ta dùng màng ngăn giữa các điện cực.
- Để điều chế nước Javel thì trong quá trình điện phân người ta không dùng màng ngăn giữa các điện cực.
Cho các phát biểu sau:
a) Theo thời gian, cả hai cách điện phân trên nồng độ cation Na+ không thay đổi.
b) Trong cả hai quá trình điện phân trên pH của dung dịch đều tăng lên.
c) Trong cả hai quá trình điện phân trên tại anode đều xảy ra bán phản ứng khử anion Cl- (aq) thành khí chlorine
d) Một loại nước Ja vel có khối lượng riêng 1,15 g/ml được bán trên thị trường với dung tích là 1,0 lít có nồng độ % NaClO và NaCl lần lượt là: 12,96% và 15,26%. Nồng độ % của dung dịch NaCl trước khi điện phân là 25,3%. (Coi khí sinh ra không tan trong nước và hiệu suất phản ứng đạt 100%). (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm đựng 5 mL dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
– Bước 2: Để nguội và trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
– Bước 3: Lấy dung dịch thu được sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3.
– Bước 4: Ngâm ống nghiệm vào cốc nước nóng khoảng 70°C.
a) Kết thúc bước 2, cho thêm Cu vào ống nghiệm thì thu được dung dịch có màu xanh lam.
b) Kết thúc bước 4, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
c) Thí nghiệm trên chứng minh cellulose có phản ứng cắt mạch polymer.
d) Ở bước 4, xảy ra phản ứng oxi hóa khử, glucose là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Cho công thức hóa học của phức chất là [Fe(H2O)6]3+.
a) Trong dung dịch Fe3+ tạo phức chất aqua có dạng hình học bát diện.
b) Phức chất có điện tích là +2.
c) Số lượng phối tử trong phức chất là 6.
d) Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử H2O cho cặp electron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Fe3+.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Sắt (Fe) có số hiệu nguyên tử là 26. Trong vỏ Trái Đất, sắt là nguyên tố kim loại phổ biến thứ 2 (sau nhôm). Ứng dụng chủ yếu của sắt là để tạo ra các hợp kim thép dùng trong xây dựng và chế tạo. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Fe có 6 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Hợp kim thép carbon khi để trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hoá học.
(3) Trong vỏ Trái Đất, sắt tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu trong các quặng.
(4) Trong hợp chất, số oxi hoá của sắt chủ yếu là +2 và +3.
(5) Kim loại sắt (dư) tác dụng với chlorine tạo ra sản phẩm là FeCl2.
Sắp xếp các phát biểu đúng theo số thứ tự tăng dần.
Đáp án: 234
Câu 2: Ethanol được dùng để sản xuất xăng E5 (xăng chứa 5% ethanol về thể tích) được sản xuất từ cellulose theo sơ đồ sau:

Để tạo ra lượng ethanol đủ sản xuất được 2300 lít xăng E5 thì cần bao nhiêu tấn mùn cưa (chứa 50% cenlulozơ, còn lại là các chất không tạo ra được ethanol) ? Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/ml
Đáp án: 0,5
Câu 3: Các nghiên cứu sâu hơn về cấu tạo cho biết glucose có một dạng mạch hở và hai dạng mạch vòng (α-glucose và β-glucose) chuyển hóa qua lại lẫn nhau như hình dưới:

(a) Ở dạng mạch hở, phân tử glucose có năm nhóm hydroxy và một nhóm aldehyde, với công thức cấu tạo là HOCH2[CHOH]4CH=O.
(b) Nhóm -OH ở vị trí carbon số 6 trong glucose dạng mạch vòng gọi là –OH hemiacetal.
(c) Nhóm -OH hemiacetal của glucose tác dụng với methanol khi có mặt của HCl khan tạo thành methyl glycoside, chứng tỏ glucose có cấu tạo mạch vòng.
(d) Hai dạng α-glucose và β-glucose phản ứng trực tiếp với thuốc thử Tollens (đun nóng) tạo thành ammonium gluconate.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án: 2
Câu 4: Có bao nhiêu chất thuộc loại amine trong các chất sau:
CH3NH2 (1) H2N-CH2-COOH (2) C6H5NH2 (3) CH3-NH-CH3 (4)
CH3COOH (5), C2H5NH2 (6)
CH3-N(CH3)2 (7) H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH (8)
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Tiến hành thí nghiệm chuẩn độ dung dịch FeSO4 nồng độ a M theo các bước sau :
Bước 1: Dùng pipette hút chính xác 5,00 mL dung dịch FeSO4 nồng độ a M cho vào bình định mức loại 50 mL. Thêm tiếp nước cất vào bình định mức đến vạch, lắc đều, thu được 50 mL dung dịch Y.
Bước 2: Lấy 10,00 mL dung dịch Y cho vào bình tam giác, thêm H2SO4 loãng. Tiến hành chuẩn độ và ghi kết quả thể tích dung dịch KMnO4 0,02M ở bảng sau :
Lần chuẩn độ | Thể tích dung dịch KMnO4 0,02M đã dùng (mL) |
1 | 6,50 |
2 | 6,60 |
3 | 6,50 |
Tính giá trị của a. (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)