Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 41
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 82
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:
(1) CuO + CO Cu + CO2
(2) 2CuSO4 +2H2O 2Cu + O2 +2H2SO4
(3) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
(4) Fe2O3 + 3C 3CO + 2Fe
Số phản ứng có thể được dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường
A. Na. B. Mg. C. Fe. D. Be.
Câu 3: Trong 7 loại tơ sau: tơ nylon-6,6, tơ tằm, tơ acetate, tơ capron, sợi bông, tơ enang (nylon-7), tơ visco. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 4: Thí nghiệm: glucose bị oxi hóa bởi thuốc thử Tollens
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
+ Bước 2: Thêm từ từ từng giọt dung dịch dung dịch ammonia 5%, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết. Dung dịch thu được là thuốc thử Tollens.
+ Bước 3: Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch glucose 2% lắc đều. Sau đó, ngâm ống nghiệm vào cốc thuỷ tinh chứa nước nóng trong vài phút.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm hữu cơ thu được sau bước 3 là ammonium gluconate.
B. Thí nghiệm trên chứng minh glucose có tính chất của polyalcohol.
C. Sau bước 3, có lớp bạc (silver) kim loại bám trên thành ống nghiệm.
D. Trong phản ứng ở bước 3, glucose đóng vai trò là chất khử.
Câu 5: Nguyên tử nguyên tố P có 15 proton, 16 neutron, 15 electron được kí hiệu là
A. . B.
. C.
. D.
.
Câu 6: Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất lần lượt là
A. 4 và 5. B. 5 và 6. C. 2 và 5. D. 1 và 2.
Câu 7: Tiến hành lưu hoá cao su thiên nhiên theo tỉ lệ khối lượng giữa polyisoprene và sulfur (S) tương ứng là 97: 3. Giả thiết sulfur (S) cộng vào nối đôi C=C trong polymer và cứ k mắt xích có một cầu nối –S–S–. Giá trị của k là bao nhiêu?
A. 10. B. 20. C. 30. D. 40.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?
A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác.
Câu 9: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH)
(a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol phản ứng được với dung dịch nước bromine tạo nên kết tủa trắng.
(c) Phenol có tính acid nhưng yếu hơn nấc thứ nhất tính acid của H2CO3.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.
(e) Phenol là một alcohol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: Methyl acrylate là một chất kích thích mạnh, có thể gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và khó thở khi tiếp xúc với da hoặc hít phải. Ester này có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 11: Amine nào sau đây ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường?
A. Aniline. B. Methylamine. C. Ethylamine. D. Dimethylamine.
Câu 12: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là
A. tinh bột. B. cellulose. C. saccharose. D. glicogen.
Câu 13: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) CH3CHO + Br2 + H2O CH3COOH + 2HBr.
(b) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O to → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
(c) CH3CHO + H2 Ni,to → CH3CH2OH.
(d) 2CH3CHO + O2 xúctác,to → 2CH3COOH.
Số phản ứng trong đó acetaldehyde thể hiện tính khử là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 14: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong chế biến thực phẩm, người ta hydrogen hóa chất béo lỏng để được chất béo rắn.
(b) Do có chứa liên kết đôi C=C trong phân tử nên chất béo không no bị oxi hóa chậm bởi oxygen trong không khí.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường acid là phản ứng thuận nghịch.
(d) Ở nhiệt độ thường, chất béo chứa nhiều gốc acid béo không no thường ở thể rắn.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 15: ............................................
............................................
............................................
Câu 18: Acquy chì là một loại acquy đơn giản, gồm bản cực dương bằng PbO2, bản cực âm bằng Pb, cả hai điện cực được đặt vào dung dịch H2SO4 loãng. Loại acquy này có thể sạc lại nhiều lần. Đây cũng là loại acquy được sử dụng phổ biến trên các dòng xe máy hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhược điểm của acquy chì là
A. dễ sản xuất, giá thành thấp.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. có khả năng trữ một lượng điện lớn trong bình ắc quy.
D. hoạt động ổn định.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Tơ, cao du, keo dán...là những vật liệu polymer có ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
a) Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của 2 vật liệu rắn với nhau mà không làm thay đổi bản chất vật liệu.
b) Vải làm từ tơ nylon-6 bền trong môi trường base hoặc môi trường acid.
c) Đoạn mạch tơ nylon-6 có khối lượng phân tử là 15000 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nylon-6 khoảng133.
d) Chất dẻo PVC được điều chế theo sơ đồ:
CH4 H=20% → C2H2 H=90% → C2H3Cl H=80% → PVC
Khí CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, vậy từ 10.000 m3 (điều kiện chuẩn) khí thiên nhiên thì có thể điều chế được khoảng 1,45 tấn PVC.
Câu 2: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng bauxite theo hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Tinh chế quặng bauxite.
Giai đoạn 2: Điện phân nóng chảy Al2O3
Sơ đồ thùng điện phân
a) Thành phần chính của quặng bauxite là Al2O3.2H2O.
b) Để tách được kim loại Al ra khỏi quặng người ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3.
c) Tại cathode xảy ra quá trình khử Al3+, tại anode xảy ra quá trình oxi hóa ion O2-
d) Để thu được 1,8 tấn Al tinh khiết thì cần 6.8 tấn quặng bauxite chứa 35% Al2O3 về khối lượng. Hiệu suất cả quá trình là 80%.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................
Câu 4: Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh một số bệnh như ghẻ nở. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ nở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là diethyl phtalate
a) Công thức cấu tạo thu gọn của diethyl phtalate là C6H4(COOC2H5)2
b) Cho 1 mol diethyl phtalate tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì dùng hết 2 mol NaOH.
c) Thủy phân hoàn toàn 1 mol diethyl phtalate trong môi trường acid thu được 1 mol acid C6H4(COOH)2 và 1 mol ethyl alcohol.
d) Phần trăm khối lượng nguyên tố carbon trong phân tử diethyl phtalate là 64,86%.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Điện phân 200 mL dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/L với điện cực trơ. Sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 g so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 g bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 g kim loại. Giá trị của x là bao nhiêu?
Đáp án: 1,25
Câu 2: Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 30,6 gam glucose với một lượng dung dịch silver nitrate trong ammonia. Biết khối lượng riêng của silver là 10,49 g/cm3, hiệu suất phản ứng tráng gương là 80% (tính theo glucose). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là (kết quả lấy phần nguyên gần nhất; cho nguyên tử khối H = 1; C = 12; Ag = 108).
Đáp án: 80
Câu 3: Ở 20oC, độ tan của NaCl trong nước là 35,9 g trong 100 g nước. Ở nhiệt độ này, dung dịch NaCl bão hòa có nồng độ a%.Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần mười).
Đáp án: 26,4
Câu 4: Nicotine là amine rất độc, có nhiều trong khói thuốc lá, có khả năng gây tăng huyết áp và nhịp tim, gây sơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Công thức cấu tạo của nicotine cho ở hình bên. Xác định số nguyên tử carbon trong một phân tử nicotine.
Câu 5: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Cho các phức chất: [Co(NH3)6]Cl3, [Cr(H2O)6]Cl3, [Ni(CO)4], Na[BF4], FH2+, K4[Fe(CN)6], Fe(CO)5. Có bao nhiêu phức ion?