Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 42
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 83
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Khi bị cháy xăng dầu không nên dùng nước để dập tắt vì
A. Xăng dầu nhẹ hơn nước nổi trên mặt nước, làm tăng khả năng tiếp xúc với oxygen, làm đám cháy loang rộng hơn.
B. Xăng dầu tác dụng với nước
C. Nước xúc tác cho phản ứng cháy của xăng dầu
D. Đám cháy cung cấp nhiệt làm H2O bị phân hủy giải phóng oxygen cung cấp thêm cho đám cháy to hơn.
Câu 2: Benzyl acetate là ester có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl acetate là
A. C2H5COOC6H5. B. CH3COOC6H5.
C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 3: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. tinh bột. B. ethyl acetate. C. saccharose. D. glucose.
Câu 4: Số nhóm amino và số nhóm carboxyl có trong một phân tử glutamic acid tương ứng là
A. 1 và 2. B. 1 và 1. C. 2 và 1. D. 2 và 2.
Câu 5: Polymer nào sau đây trong thành phần chỉ gồm hai nguyên tố C và H?
A. Poly(phenol formaldehyde). B. Poly(methyl methacrylate).
C. Polybuta-1,3-diene. D. Nylon-6,6.
Câu 6: Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIIA B. chu kì 3, nhóm IIB.
C. chu kì 3, nhóm IIA D. chu kì 2, nhóm IIA
Câu 7: Các kim loại Na, K đều hoạt động hóa học mạnh. Vì vậy, để bảo quản lâu dài, chúng thường được ngâm trong
A. dầu hỏa. B. nước máy. C. ethyl alcohol D. giấm ăn.
Câu 8: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt trong hạt nhân là 79. Trong đó số hạt mang điện là 35 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. B.
C.
D.
Câu 9: ............................................
............................................
............................................
Câu 12: Một pin Galvani được cấu tạo bởi hai cặp oxi hoá - khử sau:
(1) (2)
Khi pin làm việc ở điều kiện chuẩn, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ag được tạo ra ở cực dương, được tạo ra ở cực âm.
B. Ag được tạo ra ở cực dương, được tạo ra ở cực âm.
C. được tạo ra ở cực âm và
được tạo ra ở cực dương.
D. được tạo ra ở cực âm và
được tạo ra ở cực dương.
Câu 13: Để tái chế nhôm, người ta có thể sử dụng phế liệu kim loại như vỏ của các lon, hộp chứa nước giải khát hay thực phẩm. Phế liệu này còn lẫn các tạp chất là các hợp chất hữu cơ và vô cơ (có trong nhãn, mác in hoặc sơn trên vỏ lon, hộp). Phế liệu được cắt, băm nhỏ rồi cho vào lò nung đến khi chảy lỏng. Phần lớn các tạp chất biến thành xỉ lỏng, nổi lên trên, được vớt ra khỏi lò. Phần còn lại trong lò là nhôm tái chế ở trạng thái nóng chảy.
Lon nhôm phế liệu
a. Quá trình tái chế nhôm thể hiện sự chuyển thể của nhôm lần lượt là sự nóng chảy, sự đông đặc.
b. Có thể sử dụng nhôm tái chế theo quy trình trên để tạo dụng cụ y tế.
c. Giai đoạn cắt, băm nhỏ phế liệu nhôm trước khi nung chảy: giúp giảm bớt thể tích và tiết kiệm nhiên liệu đốt nung nóng chảy.
d. Tái chế nhôm ít gây ô nhiễm môi trường.
Số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14: Muối nào sau đây tồn tại trong dung dịch và bị phân huỷ khi đun nóng?
A. CaCO3. B. Ca(HCO3)2. C. CaCl2. D. CaSO4.
Câu 15: Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một ...(1)... liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ...(2)....”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là
A. cation kim loại, ion. B. nguyên tử kim loại, cho - nhận.
C. nguyên tử trung tâm, cho - nhận. D. phối tử, ion.
Câu 16: Phân rã tự nhiên tạo ra đồng vị bền
, đồng thời giải phóng một số hạt α và β. Vận dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích tính được số hạt α và β cho quá trình phân rã một hạt nhân
lần lượt là
A. 8; 6. B. 6; 4. C. 6; 8. D. 8; 4.
Câu 17: Một hợp chất hữu cơ X có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là: 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. Công thức phân tử của X và số công thức cấu tạo phù hợp là
A. CHCl2 và 1. B. C2H2Cl4 và 3. C. C2H4Cl2 và 2. D. C2H2Cl4 và 2.
Câu 18: Cho một pin Galvani với điện cực và
có sức điện động chuẩn là 1,34V. Sử dụng pin này để thắp sáng một bóng đèn nhỏ với cường độ dòng điện chạy qua là I = 0,02A. Nếu điện cực kẽm hao mòn 0,1 mol do pin phóng điện thì thời gian tối đa mà pin thắp sáng được bóng đèn là bao nhiêu giờ ? Cho biết các công thức:
, trong đó:
là điện lượng
,
là số mol electron đi qua dây dẫn,
là cường độ dòng điện
là thời gian (giây),
là hằng số Faraday (
).
A. 128 B. 268 C. 234 D. 134
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: là một acid béo được tìm thấy các loại các loại hạt (chia, hạnh lanh, cây gai dầu), quả hạch (đặc biệt là quả óc chó) và các loại dầu thực vật phổ biến. Đây là một trong hai acid béo cần thiết cho sức khỏe mà cơ thể không tự tổng hợp được mà có được thông qua ăn uống. ALA có công thức cấu tạo như sau:
a) ALA có 18 nguyên tử carbon.
b) Phản ứng của ALA với ethyl alcohol là phản ứng thuận nghịch.
c) Chất béo chứa 3 gốc ALA có phân tử khối là 878.
d) Để hoá rắn 1 mol chất béo có cấu tạo gồm 3 gốc của ALA cần 8 mol H2.
Câu 2: Năm 1965, trong quá trình tổng hợp thuốc chống loét dạ dày, nhà hóa học James M. Schlatter (Mỹ) đã vô tình phát hiện hợp chất X (một chất ngọt nhân tạo với tên thường gọi là “Aspartame”) có cấu tạo như hình dưới:
Aspartame ngọt hơn khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường. Aspartame thường được sử dụng trong đồ uống và thực phẩm dành cho người ăn kiêng vì có ít calo hơn đường thông thường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo xếp chất làm ngọt nhân tạo aspartame vào danh sách các chất "có thể gây ung thư cho con người" nhưng lưu ý chất này vẫn an toàn nếu được tiêu thụ trong giới hạn khuyến nghị hằng ngày. Hướng dẫn của WHO đã không thay đổi kể từ năm 1981: tối đa 40 miligam aspartame/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Các khuyến nghị của Mỹ "hào phóng" hơn một chút: Vào năm 1983, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đưa ra mức 50 miligam/mỗi kg trọng lượng cơ thể/ngày. Hiệp hội Đồ uống Mỹ cho biết soda dành cho người ăn kiêng thường chứa trung bình 100 miligam aspartame mỗi lon.
a) Nước ngọt có gas như pepsi vị chanh 0 calo “sảng khoái tột đỉnh, bung hết chất mình” có thể sử dụng aspartame làm chất tạo ngọt.
b) Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong aspartame khoảng 30,21%.
c) Aspartame là ester methyl với dipeptide tạo bởi aspartic acid (HOOCCH(NH2)CH2COOH) và phenylalanine (C6H5CH2CH(NH2)COOH).
d) Số lon soda mà một người nặng trung bình ở Mỹ là 80kg nên uống theo khuyến nghị về lượng aspartame giới hạn hằng ngày của WHO và FDA hơn kém nhau khoảng 13 lon.
Câu 3:
............................................
............................................
............................................
Câu 4: Gói làm nóng thức ăn (FRH: Flameless Ration Heater) được phát minh nhằm hâm nóng các bữa ăn tiện lợi cho người lính trên chiến trường. Một số gói lẩu tự sôi cũng sử dụng công nghệ này. FRH có thành phần chính gồm bột kim loại Mg trộn với một lượng nhỏ bột Fe và NaCl. Khi sử dụng, chỉ cần cho khoảng 30 mL nước vào hỗn hợp FRH, hỗn hợp này phản ứng mãnh liệt theo phương trình Mg (s) + 2H2O (l) → Mg(OH)2 (s) + H2 (g) và tỏa rất nhiều nhiệt, đủ để làm nóng thức ăn nhanh chóng.
a) Một gói FRH chứa khoảng 8 gam hỗn hợp (Mg 90%, Fe 4% và NaCl 4% về khối lượng) có thể tỏa ra tối đa 642,6 kJ. Biết rằng enthalpy tạo thành chuẩn () của Mg(OH)2 (s) và H2O (l) lần lượt là -928,4 kJ mol-1 và-285,8 kJ mol-1.
b) Gói FRH trên có đủ làm nóng 300 g súp từ 30 oC lên 100 oC . Biết nhiệt dung riêng của súp khoảng 4,2 J g-1 C-1, giả sử gói súp chỉ nhận được 50% lượng nhiệt tối đa tỏa ra, phần nhiệt còn lại làm nóng các vật dụng khác và thất thoát vào môi trường.
c) Magnesium phản ứng chậm với nước ở nhiệt độ thường, nhưng magnesium trong gói FRH lại có thể phản ứng nhanh chóng với nước.
d) Người ta chỉ dùng khoảng 30 mL nước mà không dùng lượng nước nhiều hơn.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:
(1) Dùng chất xúc tác manganes dioxide
(2) Nung ở nhiệt độ cao
(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen
(4) Đập nhỏ potassium chlorate.
Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là
Đáp án: 3
Câu 2: Cho các chất sau: C15H31COONa; C15H31COOK; CH3[CH2]11OSO3Na; CH3[CH2]11C6H4SO3Na; C17H33COOK. Số chất là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
Câu 3: Các phát biểu sau nói về ứng dụng của tinh bột hoặc cellulose:
(1) Cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật.
(2) Trong công nghiệp dùng sản xuất bánh kẹo, glucose, ethanol và hồ dán.
(3) Sản xuất sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
(4) Sản xuất ethanol và cellulose trinitrate (dùng chế tạo thuốc súng không khói).
Số phát biểu nói về ứng dụng của cellulose là …
Đáp án: 2
Câu 4: ............................................
............................................
............................................
Câu 6: Dung dịch FeSO4 để lâu ngày bị oxi hóa một phần bởi oxi của không khí tạo thành Fe2+ (dung dịch X). Cho 30 mL dung dịch H2SO4 0,5M vào 10 mL dung dịch X thu được dung dịch Y.
Thí nghiệm 1: Chuẩn độ 10,0 mL dung dịch Y bằng dung dịch KMnO4 0,05M cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt bền (phản ứng coi như vừa đủ) thì thấy hết 9,0 mL dung dịch KMnO4.
Thí nghiệm 2: Ngâm một lá sắt dư vào 10,0 mL dung dịch Y, khuấy đều cho đến khi khử hoàn toàn Fe3+ thành Fe2+. Lấy lá sắt ra và rồi chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,05M. Khi màu hồng nhạt bền xuất hiện thì thấy hết 10,5 mL dung dịch KMnO4. Lượng FeSO4 bị oxi hóa trong không khí bao nhiêu %? (làm tròn đến phần nguyên).