Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 43

Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học

ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 84

MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.

Câu 1: Tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn do có

A. nhiệt độ nóng chảy thấp.       B. nhiệt độ nóng chảy cao.

C. mềm, dẻo.        D. dẫn điện tốt.

Câu 2: Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm lA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào?

A. Tăng dần.     B. Không đổi.

C. Không có quy luật. D. Giảm dần.

Câu 3: Trên một số vật dụng polymer có các kí hiệu sau:


Tech12h
 

Các kí hiệu này giúp người sử dụng và thu gom vật liệu polymer biết được thông tin gì?

A.   Vật liệu có thể đốt và không gây ô nhiễm môi trường.

B.   Vật liệu độc hại, cần tránh xa tầm tay trẻ em.

C.   Vật liệu dễ cháy, nên bảo quản ở nhiệt độ thấp.

D.   Vật liệu có thể tái chế được.

Câu 4: Trong định nghĩa về liên kểt kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron ...(1),.. với các ion ...(2)... kim loại ở các nút mạng.

Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là

A. ngoài cùng, dương. B. tự do, dương.

C. hoá trị, lưỡng cực.  D. hoá trị, âm.

Câu 5: Nguyên tố Liti (Lithium, Li) có số hiệu nguyên tử là 3,ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của ion Li+

A. 1s2.                                     B. 1s3.                         C. 1s22s1.                                        D. 1s22p1.

Câu 6: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH ?

A. FeCl2       B. CuSO4.       C. MgCl2      D. KNO3.

Câu 7: Chất dẻo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất, trong xây dựng, lĩnh vực điện và điện tử, ngành y tế…tuy nhiên việc lạm dụng nhựa trong cuộc sống đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi đốt cháy, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

B. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, làm giảm chất lượng đất và ngăn cản quá trình khí oxygen đi vào đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

C. Rác thải nhựa gây ô nhiễm nguồn nước, có thể làm chết các sinh vật trong nước.

D. Không nên hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng chất dẻo vì nó tiện lợi.

Câu 8: Urê là loại phân đạm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới do có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau (kể cả đất nhiễm phèn) và đối với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong quá trình bảo quản, urê dễ bị hút ẩm và chuyển hóa một phần thành (NH4)2CO3. Một loại phân urê chứa 95% (NH2)2CO, còn lại là (NH4)2CO3. Độ dinh dưỡng của loại phân này là

A. 45,79%.           

B. 46,00%.          

C. 44,33%.           

D. 43,56%.

Câu 9: Kết quả phổ MS của một hợp chất hữu cơ được biểu diễn dưới dạng bảng như sau: 

m/z

Cường độ tương đối

58

62

43

100

15

22

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ đó bằng bao nhiêu?

            A. 100            B. 15                          C. 22                          D. 58.

Câu 10: Chất nào sau đây không phải là ester?

A.  HCOOCH3.         B. C2H5OC2H5.           C. CH3COOC2H5.      D. (COOCH3)2.

Câu 11: Lysine là một amino acid thiết yếu trong cơ thể con người, có công thức hóa học là C6H14N2O2. Lysine có một nhóm amino (-NH2) ở vị trí α và một nhóm carboxyl (-COOH) ở đầu chuỗi. Điểm đặc biệt của lysine là có một nhóm ɛ-amino ở chuỗi bên, làm nó mang tính base mạnh.


Tech12h
 

Tại pH sinh lý (khoảng pH = 7,4), lysine sẽ tồn tại chủ yếu ở dạng nào?

A. Nhóm α - amino và ɛ - amino đều được ion hóa, nhóm carboxyl không ion hóa.

B. Nhóm α - amino ion hóa, nhóm ɛ - amino và nhóm carboxyl không ion hóa.

C. Nhóm α - amino không ion hóa, nhóm ɛ - amino và nhóm carboxyl ion hóa.

     D. Cả 3 nhóm α - amino, ɛ - amino và nhóm carboxyl đều được ion hoá.

Câu 12: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là 

            A. fructose.            B. glucose.                  C. maltose.                D. saccharose.

Câu 13: Sản phẩm chính tạo thành trong phản ứng bên dưới làTech12h

A. CH3CBr2CH3         B. CH3CBr=CH2        C. CH3CHBrCH3        D. CH3CH2CH2Br

Câu 14: Chất béo là triester của acid béo với

A. glycerol.               B. ethylene glycol.               C. ethanol.                 D. phenol.

Câu 15: ............................................

............................................

............................................

Câu 18: Acquy lithium-ion là một loại acquy hiện đại, thường được sử dụng trong các thiết bị điện tử và xe điện, với những đặc điểm sau: (1) có mật độ năng lượng cao, (2) giá thành cao, (3) có tuồi thọ dài, (4) không gây ô nhiễm môi trường. Những ưu điểm của acquy lithium-ion là

A. (1), (2), (3)                  B. (1), (3), (4)              C. (2), (3), (4)      D. (1), (2), (4)

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

+ Bước 1: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 2 mL dung dịch H2SO4 1M.

+ Bước 2: Cho 3 lá kim loại có kích thước như nhau gồm lá nhôm (Al) đã làm sạch lớp bề mặt vào ống nghiệm (1), lá sắt (iron, Fe) vào ống nghiệm (2) và lá đồng (Cu) vào ống nghiệm (3). Biết: E°Al3+ /A1 = -1,676 V; E°Fe2+ /Fe = -0,440 V; E°Cu2+ /Cu = +0,340 V

a) Ở bước 2, ở cả ba ống nghiệm đều có khí thoát ra.

b) Tốc độ thoát khí ở ống (1) nhanh hơn ống (2).

c) Nếu thay H2SO4 loãng bằng H2SO4 đặc thì hiện tượng ở bước 2 sẽ không đổi.

d) Nếu thay ống nghiệm chứa lá nhôm (Al) bằng lá kẽm (Zn), thì tốc độ thoát khí ở ống mới sẽ chậm hơn so với ống chứa lá nhôm, nhưng nhanh hơn so với ống chứa lá sắt (Fe) (biết thế điện chuẩn của kẽm là -0,763 V).

Câu 2: Carbohydrate X có tác dụng với AgNO3 trong NH3 và Cu(OH)2, trong mật ong (X chiếm khoảng 40%) làm mật ong có vị ngọt sắc. Hydrogen hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni,t0) thu được Y. 

            a) Ở dạng mạch hở X có 5 nhóm OH.

            b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được X.

            c) Chất X không tác dụng với dung dịch Br2.

            d) Chất Y có công thức phân tử C6H14O6.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Câu 4: Dùng dung dịch NaOH phân biệt hai ống nghiệm chứa 2 dung dịch riêng biệt FeCl3 (1) và CuSO4 (2). Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề dưới đây? 

            a) Ống nghiệm (1) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, ống nghiệm (2) không có kết tủa. 

            b) Ống nghiệm (1) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, ống nghiệm (2) có kết tủa màu xanh.

            c) Xảy ra phản ứng trao đổi ion ở cả hai thí nghiệm.

            d) Phản ứng xảy ra: Fe3+ + 3OH → Fe(OH)3↓; Cu2+ + 2OH → Cu(OH)2↓.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời tử câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại ngày càng tăng và lượng phế thải kim loại tạo ra ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại là công việc cần thiết, vừa đảm bảo nguồn cung, vừa gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. 

Cho các phát biểu sau: 

            1. Tái chế là quá trình xử lí để tái sử dụng rác thải hoặc vật liệu không cần thiết (phế liệu) thành vật liệu mới mang lại lợi ích cho đời sống và sản xuất.

            2. Tái chế kim loại là quá trình thu kim loại từ các phế liệu kim loại.

            3. Kim loại là vật liệu có thể được tái chế nhiều lần nhưng sẽ làm thay đổi tính chất cũng như làm giảm chất lượng của chúng. Còn phế liệu kim loại là các kim loại, hợp kim có trong thiết bị, máy móc, vật dụng hỏng, cũ, không còn sử dụng được nữa.

                   4. Quy trình tái chế kim loại thường gồm các giai đoạn: thu gom, phân loại; xử lí sơ bộ; phối trộn phế liệu; nấu chảy; đúc, chế tạo, gia công; tinh chế.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Đáp số: 2

Câu 2: Đường ống thoát nước của bồn rửa chén bát sau khi sử dụng một thời gian có thể bị tắc do chất béo dạng rắn (như glyceryl tristearate (tristearin) có trong mỡ động vật) đọng ở trong đường ống. Để thông tắc, có thể cho một ít NaOH dạng rắn vào đường ống thoát nước. Nếu dùng 12 g NaOH rắn thì có thể xà phòng hoá tối đa được bao nhiêu gam tristearin?

Đáp số: 267 

Câu 3: Lactose, còn gọi là đường sữa, là một loại đường disaccharide được tạo thành từ một phân tử glucose và một phân tử galactose liên kết với nhau. Lactose chủ yếu được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa, như phô mai và sữa chua. Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose do thiếu enzyme lactase, dẫn đến tình trạng không dung nạp lactose, gây ra các triệu chứng như đầy bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ các sản phẩm chứa lactose. Trong công nghiệp thực phẩm, lactose được sử dụng như một chất làm ngọt nhẹ và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lên men các sản phẩm từ sữa. Cho công thức cấu tạo của lactose như sau:


Tech12h

 

Trong phân tử lactose, có một nhóm -OH hemiacetal, dựa trên hình, hãy cho biết nhóm -OH hemiacetal của lactose là nhóm nằm ở vị tri số mấy?

Đáp số: 7

Câu 4: ............................................

............................................

............................................

Câu 6: Cho các phát biểu sau về kim loại

(1)       Kim loại kiềm thồ có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại kiềm.

(2)       Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm.

(3)       Kim loại nhôm có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh tạo ra hợp chất aluminate.

(4)       Vàng là kim loại không tác dụng với bất kỳ acid đơn lẻ nào.

(5)       Tất cả các kim loại đều có độ dẫn điện cao và tăng dần từ nhôm đến đồng.

(6)       Kẽm không phản ứng với dung dịch HCl loãng ở điều kiện thường.

(7)       Sắt có thể được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối sắt(Il).

(8)       Hợp kim thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần.

Số phát biểu không đúng là bao nhiêu?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay