Đề thi thử Hoá học Tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 47
Bộ đề thi thử tham khảo môn hoá học THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Hoá học
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 – ĐỀ 88
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian phát đề
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: (biết) Acid béo là acid đơn chức, có mạch carbon dài và không phân nhánh. Công thức cấu tạo thu gọn của acid béo linoleic là
A. C17H33COOH. B. C17H31COOH. C. C17H35COOH. D. C15H31COOH.
Câu 2: (biết) Tinh bột là polysaccharide được tạo bởi nhiều đơn vị nào sau đây?
A. Saccharose. B. Fructose. C. α-Glucose. D. β-Glucose.
Câu 3: (biết) Cho các amine có công thức cấu tạo dưới đây:

Trong số các amine trên, có bao nhiêu amine bậc I?
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 4: (biết) Polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poly(vinyl chloride). B. Polyethylene
C. Poly(hexamethylene adipamide). D. Polybuta-1,3-diene.
Câu 5: (biết) Cho dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần tính khử: Na, Mg, Al, Fe. Trong số các cặp oxi hoá − khử sau, cặp nào có giá trị thế điện cực chuẩn nhỏ nhất?
A. Mg2+/Mg. B. Fe2+/Fe. C. Na+/Na. D. Al3+/Al.
Câu 6: (biết) Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.
D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 7: (biết) Cho dãy các nguyên tố: Mg, K, Fe, Na, Al và Cs. Số nguyên tố thuộc nhóm IA là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: (biết) Số phối tử trong phức chất Cu[(NH3)4(OH2)2](OH)2 bằng bao nhiêu?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 8.
Câu 9: (hiểu) Cho cân bằng hoá học : . Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng.
B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.
D. tăng áp suất của hệ phản ứng.
Câu 10: (hiểu) Để phân biệt ba bình đựng riêng rẽ các khí methane, acetylene và ethylene có thể sử dụng các thuốc thử nào sau đây?
A. Nước bromine và dung dịch AgNO3/NH3.
B. Dung dịch acid H2SO4 loãng và dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch KMnO4 và nước bromine.
D. Hydrogen/xúc tác Ni và dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 11: (hiểu) Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A. Là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.
C. Thuỷ phân hoàn toàn triolein trong dung dịch NaOH, thu được sodium oleate.
D. Tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra tristearin.
Câu 12: (hiểu) ............................................
............................................
............................................
Câu 15: (biết ) đơn vị enthalpy tạo thành chuẩn là
A. kJ/mol. B. mol. C. kJ D. J.
Câu 16: (Biết) Khi nhỏ vài giọt sulfuric acid đặc vào một xấp giấy ăn khô, giấy ăn sẽ hoá đen ở chỗ tiếp xúc,
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giấy ăn hoá đen (than hoá) là do tạo thành SO2
B. sulfuric acid đặc có axit
C. sulfuric acid đặc có tính háo nước
D. giấy ăn có tính bazo
Câu 17: (vận dụng) X và Y là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, có nhiều ứng dụng trong thực tế và khi đốt nóng ở nhiệt độ cao trên đèn khí cho ngọn lửa màu vàng.
Biết chúng thoả mãn các sơ đồ sau: X + NaOH → Y + H₂O; X Y.
Y là chất nào sau đây?
A. NaOH. B. K2CO3. C. Na2CO3. D. NaHCO3.
Câu 18: (vận dụng) Xét quá trình điện phân nóng chảy hỗn hợp aluminium oxide và cryolite với các điện cực than chì để sản xuất nhôm trong công nghiệp. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tại cathode xảy ra quá trình khử: Al3+ + 3e Al.
B. Cryolite làm giảm nhiệt độ nóng chảy của chất điện li.
C. Điện cực anode không bị tiêu hao trong quá trình điện phân .
D. Nhôm lỏng tạo thành nằm bên dưới chất điện li nóng chảy.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau (biết A, B, C đều là các hợp chất hữu cơ):

a. (biết) CH2=CH2 có tên thay thế là ethylene.
b. (hiểu) Phản ứng (1) gọi là phản ứng thế.
c. (BIẾT) B là hợp chất no
d. (vận dụng) Nếu thay CH2=CH2 bằng but-1-ene thì sản phẩm chính thu được sau phản ứng (3) là CH2=CHCH2CH3.
Câu 20: ............................................
............................................
............................................
Câu 21: Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử của kim loại M2+/M và R2+/R lần lượt là -0,763 V và +0,34 V.
a. (biết) M có tính khử mạnh hơn R.
b. (hiểu) M và R đều khử được ion H+ thành H2.
c. (hiểu) Na có thể khử được ion R2+ thành R. Cho biết thế điện cực chuẩn của Na+/Na là -2,713 V.
d. (vận dụng) Trong pin điện hóa thiết lập từ hai điện cực tạo bởi các cặp oxi hoá – khử M2+/M và R2+/R thì M đóng vai trò là cathode và có giá trị sức điện động chuẩn là 1,103 V.
Câu 22: Các dung dịch có cùng nồng độ mol: alanine, glutamic acid và lysine.
a. (Biết) glutamic acid có 2 nhóm COOH
b. (Biết) lysin có 2 nhóm NH2.
c. (hiểu) pH của các dung dịch giảm dần theo thứ tự: glutamic acid > alanine > lysine.
d. (hiểu) Glutamic acid có tên thay thế là 2-aminopentane-1,5-dioic acid.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
Câu 23: chớp cháy của một số nhiên liệu
Nhiên liệu | Điểm chớp cháy (℃) | Nhiên liệu | Điểm chớp cháy (℃) |
Propane | –105 | Ethylen glycol | 111 |
Pentane | –49 | Diethyl ether | –45 |
n–Hexane | –22 | Acetaldehyde | –39 |
Benzene | –11 | Acetone | –20 |
Nitrobenzene | 88 | Formic acid | 50 |
Ethanol | 13 | Stearic acid | 196 |
Methanol | 11 | Trimethylamine | –7 |
Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC gọi là chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy. Số loại nhiên liệu trong bảng trên thuộc loại chất lỏng có thể gây cháy là?
Đáp án: 4
Câu 24: Cho các polymer sau: poly(vinyl chloride); polyacrylonitrile; polyethylene; poly(methyl methacrylate); poly(phenol formaldehyde); polybuta-1,3-diene. Số polymer dùng để sản xuất chất dẻo là bao nhiêu?
Đáp án: 4
Câu 25: Cho các chất: HCOOH, C2H5OH, HOCH2-CH2OH, HOCH2-CH2-CH2OH, C3H5(OH)3, CH3CHO, H2NCH2CO-NHCH2COOH. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là bao nhiêu?
Câu 26:............................................
............................................
............................................
Câu 28: (vận dụng) Người ta tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide: Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa Ag2S, Ag) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN, lọc lấy phần dung dịch chứa phức Na[Ag(CN)2]. Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag+ trong phức thu được dung dịch chứa Na2[Zn(CN)4) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch H2SO4 (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag. Nếu sử dụng 1,50 kg Zn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 kg chất rắn gồm Ag và Zn dư. Hỏi lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg?