Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân

Giáo án chuyên đề bài 2: Hôn nhân sách chuyên đề học tập giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 2: Hôn nhân

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 2: HÔN NHÂN

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
  • Nêu được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về hôn nhân.
  • Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm liên quan đến hôn nhân.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống liên quan đến hôn nhân.
  • Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
  • Có kĩ năng xử lí đúng đắn trước những vấn đề liên quan đến hôn nhân.
  • Phê phán hôn nhân trái pháp luật.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, có trách nhiệm trước những vấn đề liên quan tới hôn nhân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,…liên quan tới hôn nhân.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Hôn nhân

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết của HS về hôn nhân để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS kể về một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà mình biết và chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cuộc hôn nhân đó; HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết cuả bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm: Câu chuyện về một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà HS biết.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy kể về một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà em biết. Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về cuộc hôn nhân đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết cuả bản thân về hôn nhân, các câu chuyện có thật về hôn nhân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày và nêu cảm nhận trước lớp về một cuộc hôn nhân hạnh phúc mà em biết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc trong trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hôn nhân là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi người, có ảnh hưởng lớn đến sự bền vững của gia đình và sự phát triển của xã hội. Mặc dù ngày nay đã có nhiều thay đổi trong quan niệm sống nhưng hôn nhân vẫn còn nguyên giá trị. Để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, mỗi người cần hiểu đúng về bản chất của hôn nhân với những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khía niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
  2. Nội dung:

- Tìm hiểu khái niệm hôn nhân:

+ GV yêu cầu HS đọc bài thơ Em soi gương SGK tr.10 và trả lời câu hỏi.

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp của anh K và chị H SGK tr.11 và trả lời câu hỏi.

+ GV kết luận khái niệm hôn nhân, các thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.

- Tìm hiểu điều kiện kết hôn:

+ GV yêu cầu HS đọc các trường hợp của Y, Q, V SGK tr.11 và trả lời câu hỏi.

+ GV kết luận một số quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- Tìm hiểu một số hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

+ GV yêu cầu HS đọc các trường hợp 1, 2 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi.

+ GV kết luận về một số hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luận Việt Nam.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (3 nhóm cùng thảo luận và thực hiện một nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Nhóm 1, 2, 3:

Đọc bài thơi Em soi gương SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

·        Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm vợ chồng trong bài thơ Em soi gương.

·        Theo em hôn nhân là gì?

+ Nhóm 4, 5, 6:

Đọc trường hợp của anh K và chị H SGK tr.11 và trả lời câu hỏi :

·        Em đồng tình với ý kiến của bố hay chu của anh K?

·        Nêu hiểu biết của em về các thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài thơ Em soi gương và trường hợp của anh K, chị H và trả lời câu hỏi.

- HS tham khảo thông tin mục Ghi nhớ SGK tr.11 để rút ra khái niệm hôn nhân và các thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp về :

+ Câu hỏi liên quan đến bài thơ Em soi gương và trường hợp của anh K, chị H.

+ Khái niệm hôn nhân và các thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

+ Hôn nhân được đánh dấu bằng việc kết hôn. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Kết hôn là quyền cơ bản của con người, là cơ sở xây dựng gia đình, nhằm duy trì và phát triển xã hội.

+ Kết hôn là cơ sở pháp lí để Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân. Kết hôn có vai trò quan trọng đối với đời sống hôn nhân và gia đình.

+ Thông qua việc đăng kí kết hôn, Nhà nước kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, nhằm đảm bảo cho việc kết hôn được xác lập phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đã được phân công, các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 2, 3:

Đọc trường hợp 1 của Y, T và trả câu hỏi: Vì sao Ủy ban nhân dân xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T mặc dù hai bạn yêu nhau?

+ Nhóm 4, 5, 6:

Đọc trường hợp 2 của anh Q, chị V và trả lời câu hỏi: Vì sao Ủy ban nhân dẫn xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị V mặc dù gia đình hai bên không đồng ý?

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu thêm các ví dụ về các trường hợp kết hôn tuân thủ hoặc không tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- GV hướng dẫn HS rút ra một số quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, đọc các trường hợp 1, 2 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi.

- HS tham khảo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để rút ra một số quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

+ Câu hỏi thảo luận trường hợp 1, 2.

+ Các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1, 2, 3 

Đọc trường hợp 1 của anh K và chị O SGK tr.12 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong trường hợp trên.

+ Nhóm 4, 5, 6

Đọc trường hợp 2 của D và M SGK tr.12 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn trong trường hợp trên.

à GV lưu ý các nhóm: Mỗi nhóm có thể xây dựng kịch bản, đóng vai thể hiện các trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu thêm các ví dụ minh họa về những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các hành vi vi phạm chế độ nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, học tập

- HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi về các trường hợp 1, 2 SGK tr.12, từ đó rút ra các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận về các trường hợp 1, 2 SGK tr.12 và rút ra các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

a) Khái niệm hôn nhân

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Bài thơ Em soi gương: Bài thơ phản ánh tình cảm vợ chồng đằm thắm, thủy chung trong hôn nhân,

- Trường hợp của anh K và chị H: Đồng tình với ý kiến của chú anh K.

* Khái niệm hôn nhân

- Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn, thể hiện nghĩa vụ và quyền lợi giữa hai vợ chồng, được pháp luật công nhân và bảo vệ.

- Các thủ tục pháp lí trước khi tổ chức đám cưới: Đôi nam nữ chuẩn bị kết hôn mang chứng minh thư nhân dân dân (thẻ căn cước công dân), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy tờ xác minh nơi cư trú, ra Ủy ban nhân dân xã, phường đăng kí hết hôn (để tiết kiệm thời gian, có thể kê khai trước trên cổng thông tin điện tử).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- UBND xã không cấp giấy chứng nhận kết hôn cho Y và T vì hai bạn chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên).

- UBND xã vẫn cấp giấy chứng nhận kết hôn cho anh Q và chị V vì hai anh chị đảm bảo đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình.

* Các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

* Trả lời câu hỏi thảo luận

- Ở trường hợp 1, anh K và chị O đã vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấm kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo.

- Ở trường hợp 2, D và M vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.

* Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Kết hôn giả tạo, li hôn giả tạo;

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

- Yêu sách của cải trong kết hôn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK tr.13 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở các đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc trường hợp SGK tr.13 và trả lời câu hỏi: Cuộc hôn nhân của ông bà trong trường hợp này có những đặc điểm gì?

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về chế độ hôn nhân ở Việt Nam thời phong kiến và hiện đại.

- GV hướng dẫn HS quan sát, so sánh điểm khác  nhau về chế độ hôn nhân ở nước ta so với thời kì phong kiến.

à Gợi ý:

+ Chế độ hôn nhân hiện nay:

·        Hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.

·        Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên tình yêu chân chính. Cá nhân tự do kết hôn theo luật định; tiến bộ: bảo đảm về mặt pháp lí (có đăng kí kết hôn).

·        Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ thể hiện ở việc bảo đảm nguyên tắc tự do li hôn.

+ Chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến

·        Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng.

·        Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, tiêu chuẩn là sự môn đăng hộ đối.

·        Trong nhà “chồng chúa vợ tôi” .

·        Nữ thập tam, nam thập lục (tảo hôn)

Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- GV yêu cầu HS chỉ ra những đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, đọc trường hợp SGK tr.13 và trả lời câu hỏi.

- HS quan sát, so sánh điểm khác  nhau về chế độ hôn nhân ở nước ta so với thời kì phong kiến.

 

- HS rút ra kết luận về những đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời câu hỏi trường hợp SGK tr.13.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS so sánh điểm khác  nhau về chế độ hôn nhân ở nước ta so với thời kì phong kiến.

- GV mời đại diện HS trình bày những đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những đặc điểm của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.

2. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay

Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đnh chê độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

- Hôn nhân tự nguyện: cá nhân được tự do kết hôn theo luật định.

- Hôn nhân tiến bộ:

+ Hôn nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nam nữ yêu nhau, muốn kết hôn sẽ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí kết hôn.

+ Pháp luật công nhận hôn nhân của nam nữ qua việc câp giấy chứng nhận kêt hôn và được Nhà nước bảo vệ hôn nhân khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ vợ chồng.

+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn đảm bảo quyền được li hôn. Tuy nhiên, việc li hôn chỉ là bất đắc dĩ.

- Hôn nhân một vợ một chồng: Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng, chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

- Vợ chồng bình đẳng trong hôn nhân: Hôn nhân bền vững dựa trên cơ sở vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ, quyền và lợi ích ngang nhau trong gia đình; tôn trọng ý kiến, nhân phẩm và danh dự của nhau; có ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm của mình trong gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố tri thức vừa khám phá, thể hiện qua việc HS bày tỏ ý kiến của mình về những quan niệm, hành vi trong hôn nhân ; xử lí được một số tình huống về hôn nhân có thể xảy ra trong cuộc sống.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.14; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hôn nhân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi bài tập 1, 2, 3.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1 : Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu nhiệm vụ cho HS: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

  1. Nếu yêu nhau, nam nữ có thể sống chung với nhau mà không cần phải đăng ki kết hôn vì đó chỉ là sự ràng buộc hình thức.
  2. Chỉ cần đủ tuổi là nam nữ có thể kết hôn.
  3. Tình yêu chân chính cần hướng tới hôn nhân.
  4. Mặc dù có đủ các điều kiện kết hôn nhưng cũng không nên kết hôn nếu không có tình yêu với nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hôn nhân và hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến SGK đưa ra.

  1. Không đồng tình, vì thông qua việc đăng kí kết hôn, Nhà nước mới kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật về điều kiện kết hôn, nhằm đảm bảo cho việc kết hôn được xác lập phù hợp với lợi ích gia đình và xã hội.
  2. Không đồng tình, vì ngoài điều kiện về độ tuổi, nam nữ muốn kết hôn cần có những điều kiện khác (Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
  3. Đồng tình, vì đó là bản chất của hôn nhân tiến bộ.
  4. Đồng tình, vì hôn nhân tiến bộ phải dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Em hãy dựa trên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để nhận xét hành vi của các nhân vật trong mỗi trường hợp sau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu hỏi bài tập 2 và đưa ra phương án trả lời câu hỏi.

Em hãy dựa trên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để nhận xét về hành vi của các nhân vật trong mỗi trường hợp sau:

  1. N và V chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn.
  2. Mặc dù đã có vợ nhưng anh M vẫn chung sống như vợ chồng với một người phụ nữ khác.
  3. Gia đình bà Q có một người con trai bị thiểu năng trí tuệ. Ông bà tìm một người phụ nữ hiền lành, khoẻ mạnh về làm vợ cho con trai.
  4. Mặc dù bố mẹ anh H ngăn cản quyết liệt vì cho rằng gia đình chị O không "môn đăng hộ đối" với gia đình mình nhưng anh chị vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hôn nhân và hiểu biết thực tế của bản thân để nhận xét về hành vi của các nhân vật trong mỗi trường hợp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đưa ra phương án trả lời cho các câu hỏi:

  1. Đó là hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 9 - Đăng kí kết hôn).
  2. Anh M có hành vi vị phạm pháp luật - vi phạm điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Một trong các trường hợp cấm kết hôn).

 

  1. Việc làm của ông bà Q mặc dù xuất phát từ tình thương đối với con trai song đã vì phạm điểm c khoản 1 Điểu 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Không bị mất năng lực hành vi dân sự).
  2. Bố mẹ anh H vi phạm điểm b khoản 2 Điểu 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Cản trở kết hôn). Anh H và chị O quyết tâm bảo vệ tình yêu là đúng.

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận tập thể và chọn ra câu trả lời đúng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong trường hợp sau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong các trường hợp sau?

  1. T và Ð yêu nhau. Mặc dù chưa có việc làm và điều kiện kinh tế nhưng hai người vẫn quyết định lấy nhau vì cho rằng mình đã đủ tuổi kết hôn.
  2. Mặc dù không yêu K nhưng L vẫn quyết định lấy K khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông vì cho rằng có như thế mới ổn định cuộc sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về hôn nhân và hiểu biết thực tế của bản thân để đưa ra lời khuyên phù hợp cho các nhân vật.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, đưa ra lời khuyên dành cho các bạn trong trường hợp SGK đưa ra.

  1. Khuyên các bạn hãy tìm việc làm, có điều kiện kinh tế để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình rối hãy kết hôn.

 

  1. Khuyên L không nên vội lấy chồng vì tuổi còn trẻ, cần dành thời gian học tập, lập nghiệp, sau này gặp người thực sự yêu thương mình thì mới nên kết hôn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chốt đáp án.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ liên quan đến vấn đề hôn nhân.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.14; HS sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh kết hợp vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, hiểu biết thực tế về hôn nhân để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm

- Những câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân.

- Bản nhận xét về một trường hợp vi phạm Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương em và rút ra bài học cho bản thân.

- Tiểu phẩm về hôn nhân.

  1. Tổ chức thực hiện

- GV chia cả lớp thành 3 nhóm.

- GV cho các nhóm bốc thăm các nhiệm vụ thực hiện ở nhà:

+ Nhiệm vụ 1: Em hãy sưu tầm và chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ về hôn nhân.

+ Nhiệm vụ 2: Em hãy viết nhận xét về một trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương em và rút ra bài học cho bản thân.

+ Nhiệm vụ 3: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm có nội dung về hôn nhân (Tư vân về thủ tục đăng kí kết hôn hoặc sân khâu hoá kịch bản từ bài thơ “Hai chị em” của Vương Trọng, vân đề hôn nhân đồng giới....).

- GV hướng dẫn nhóm thực hiện nhiệm vụ 3 xây dựng tiểu phẩm về hôn nhân gia đình với các nội dung sau:

+ Xác định nội dung, lựa chọn tác phẩm.

+ Tìm kiếm, xử li thông tin.

+ Xây dựng ý tưởng, sáng tác kịch bản.

+ Tập và biểu diễn.

+ Đánh giá, nhận xét, chia sẻ cảm nhận, rút ra bài học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh kết hợp vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, hiểu biết thực tế về hôn nhân để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS chia sẻ sản phẩm trước lớp vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm hôn nhân và các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn.

+ Những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay.

- Hoàn thành câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.14

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 3 – Gia đình.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay