Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Phân tích được những bài học thành công và thất bại trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động học hỏi quy trình tổ chức, hoạt động và những bài học thành công, thất bại của doanh nghiệp nhỏ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quy trình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Năng lực đặc thù:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Phát triển bản thân: Bước đấu biết lựa chọn mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân và quy trình tổ chức, hoạt động cho một doanh nghiệp nhỏ.
  • Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi, vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận, tranh luận về một số vấn đề liên quan đến việc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn để của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi trong việc tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp nhỏ.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia tổ chức hoạt động doanh nghiệp nhỏ phù hợp với lứa tuổi.
  • Tự giác, tích cực, đoàn kết trong hoạt động tập thể, luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập.
  • Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước trong việc lựa chọn được mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp.
  • Yêu thích hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề - Giả định một người muốn tổ chức kinh doanh một hàng hóa/ dịch vụ nào đó. Theo em, người đó cần phải thực hiện các bước chuẩn bị như thế nào?
  4. Sản phẩm: Dự đoán của HS về những việc một người cần làm để tổ chức kinh doanh một hàng hóa/ dịch vụ.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề và yêu cầu HS đưa ra dự đoán: Giả định một người muốn tổ chức kinh doanh một hàng hóa/ dịch vụ nào đó. Theo em, người đó cần phải thực hiện các bước chuẩn bị như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời (HS không nhất thiết phải trả lời đúng câu hỏi).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học: Doanh nghiệp nhỏ là mô hình sản xuất kinh doanh được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu khởi nghiệp. Để tự tin tổ chức doanh nghiệp thuận lợi, hiệu quả, em cần biết đầy đủ quy trình thành lập và tổ chức hoạt động cùng những bài học thành công, thất bại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quy trình thành lập một doanh nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được quy trình thành lập doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp.

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp.

- Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập.

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập.

- Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân.

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn làm con dấu pháp nhân.

- Giai đoạn 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty.

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn thủ tục sau khi thành lập công ty.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về quy trình thành lập một doanh nghiệp và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.33, 34 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết anh H phải chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước chuẩn bị thông tin để thành lập doanh nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.34 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết anh H đã soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp như thế nào.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.34 và trả lời câu hỏi: Anh H đã tiến hành các bước nào để làm con dấu pháp nhân của doanh nghiệp?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước làm con dấu pháp nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn làm con dấu pháp nhân.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước làm con dấu pháp nhân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước làm con dấu pháp nhân.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.35 và trả lời câu hỏi: Anh H đã làm những thủ tục gì sau khi có giấy phép thành lập công ty?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước thủ tục sau khi thành lập công ty.  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn thủ tục sau khi thành lập công ty.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước thủ tục sau khi thành lập công ty.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước thủ tục sau khi thành lập công ty.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu quy trình thành lập một doanh nghiệp

a) Giai đoạn 1 – Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp

- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp.

- Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tất cả thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.

- Lựa chọn tên công ty.

- Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

- Xác định vốn điều lệ để đăng kí kinh doanh.

- Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh doanh.

b) Giai đoạn 2 – Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập

- Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Nghị định về đăng kí doanh nghiệp.

- Nộp hồ sơ đến phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)  Giai đoạn 3 – Làm con dấu pháp nhân

- Mang bản sao giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

- Đại diện doanh nghiệp mang giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp bản gốc để nhận con dấu pháp nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Giai đoạn 4 – Thủ tục sau khi thành lập công ty

- Đăng bố cáo thành lập.

- Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng kí.

- Tiến hành đăng kí khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lí trong thời hạn quy định.

- Tiến hành khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ kí số.

- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài.

- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành).

- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hoá đơn theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Hoạt động 2. Tìm hiểu quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung:

- Giai đoạn 1: Chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất.

- Giai đoạn 2: Tiến hành sản xuất

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn tiến hành sản xuất.

- Giai đoạn 3: Giải quyết đầu ra cho sản xuất

+ GV yêu cầu HS đọc trường hợp SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận về giai đoạn giải quyết đầu ra cho sản xuất.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp AH đã chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những bước cơ bản giúp doanh nghiệp AH hoạt động sản xuất hiệu quả.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước tiến hành sản xuất

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn tiến hành sản xuất.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước tiến hành sản xuất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước tiến hành sản xuất.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tiếp tục đọc trường hợp của doanh nghiệp AH SGK tr.37 và trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp AH đã làm gì để tiêu thụ sản phẩm.  

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung bước giải quyết đầu ra cho sản xuất.

- Sau khi HS nghiên cứu đủ ba bước cơ bản trong quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, GV tổng kết lại bằng sơ đồ hóa 3 bước, nhấn mạnh tầm quan trọng của từng bước, mối quan hệ giữa các bước để giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thành công.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận về giai đoạn giải quyết đầu ra cho sản xuất.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi về doanh nghiệp AH.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS tóm tắt nội dung bước giải quyết đầu ra cho sản xuất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bước giải quyết đầu ra cho sản xuất.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu quy trình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhỏ

a) Giai đoạn 1 – Chuẩn bị các yếu tố đầu vào để sản xuất

Để triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào của sản xuất bao gồm: nguồn nhân lực, vốn, trang thiết bị kĩ thuật, nguyên vật liệu, thông tin,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tiến hành sản xuất

Để sản xuất đạt năng suất và hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các bước cơ bản sau:

- Xác định cơ cấu sản xuất.

- Bố trí nhân lực phù hợp.

- Quản lí kĩ thuật (kĩ thuật thiết kế sản phẩm, kĩ thuật sản xuất ra sản phẩm).

- Bảo đảm hệ thống máy móc thiết bị sản xuất.

- Quản lí chất lượng sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Giai đoạn 3 – Giải quyết đầu ra cho sản xuất

Để giải quyết đầu ra cho sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh nghiệp phải có chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và có phương thức phân phối tiện lợi để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Hoạt động 3. Tìm hiểu bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được các bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ.
  2. Nội dung:

- Bài học thành công:

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những bài học thành công của doanh nghiệp nhỏ.

- Bài học thất bại:

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những bài học thất bại của doanh nghiệp nhỏ.

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về bài học thành công và thất bại của doanh nghiệp nhỏ và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay