Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình

Giáo án chuyên đề bài 3: Gia đình sách chuyên đề học tập giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình
Giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 3: Gia đình

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: GIA ĐÌNH

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình, những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.
  • Trình bày được các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
  • Xác định được trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về gia đình.
  • Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, sân khấu hóa một kịch bản về chủ đề Tình yêu, hôn nhân và gia đình.
  • Giải quyết vấn đề sáng tạo trước những tình huống liên quan đến gia đình.
  • Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
  • Thực hiện đầy đủ trách nhiệm công dân trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Yêu thương gia đình.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,…liên quan tới gia đình.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Gia đình.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS, huy động những hiểu biết, tình cảm của HS về gia đình để dẫn vào bài học.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức – Nêu những việc mỗi người cần làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- GV hướng dẫn HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6, những việc mà bản thân đã làm trong ngày đó.

  1. Sản phẩm:

- HS nêu những việc mỗi người cần làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- HS chia sẻ suy của bản thân về ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6, những việc mà bản thân đã làm trong ngày đó.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”: Nêu những việc mỗi người cần làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình.

+ GV chia lớp thành hai đội chơi .

+ GV phổ biến luật chơi: GV chia bảng thành hai phần.  Lần lượt mỗi thành viên trong từng đội sẻ ghi một việc cần làm. Trong cùng một thời gian, nhóm nào ghi được nhiễu việc đúng hơn sẽ thắng.

 

- Sau khi chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28 - 6. Em đã làm gì trong ngày đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng thực tế, liên hệ bản thân để tham gia trò chơi Tiếp sức, tìm những việc mà mỗi người cần làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- HS tìm hiểu về ngày Gia đình Việt Nam 28 – 6, cảm nhận, suy nghĩ về ý nghĩa của sự kiện này. Từ đó, liên hệ bản thân đã làm được gì cho gia đình vào ngày đó.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời lần lượt thành viên của các đội chơi ghi lên bảng lớp những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình: Quan tâm các thành viên trong gia đình bằng lời hỏi thăm sức khoẻ bằng, lắng nghe, chia sẻ tâm tư, an ủi động viên người thân;....

- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28 – 6 và những việc em đã làm trong ngày đó: Đây là ngày cả nước tôn vinh những giá trị tốt đẹp, cốt lõi của gia đình, nhắc nhở những giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta từ ngàn xưa, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu thương con người, đùm bọc, chở che cho nhau. Để gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện các tiêu chí ứng xử cơ bản.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).  

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đỉnh là tế bào của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ tương lai, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng văn hoá truyền thống của một dân tộc, quốc gia. Một gia đình hạnh phúc cần được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính và hôn nhân tiến bộ. Qua bài học, chúng ta sẽ hiểu hơn về các chức năng của gia đình, những đặc điểm của gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Chúng ta cùng vào bài – Bài 3: Gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, các chức năng cơ bản của gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình.
  2. Nội dung:

- Tìm hiểu khái niệm gia đình:

+ GV yêu cầu HS đọc truyện Thủy chung trong SGK và trả lời câu hỏi.

+ GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Gia đình là gì?

+ GV rút ra kết luận về khái niệm gia đình.

- Tìm hiểu về chức năng cơ bản của gia đình.

+ GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, cho HS lấy ví dụ về 4 chức năng cơ bản của gia đình.

+ GV kết luận về các chức năng cơ bản của gia đình.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hướng dẫn HS đọc truyện Thủy chung SGK 15, 16 và trả lời câu hỏi:

+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tình cảm gia đình trong câu chuyện trên.

+ Trong gia đình anh Tuấn và chị Liên có những mối quan hệ gì?

+ Gia đình anh Tuấn, chị Liên đã thực hiện những chức năng gì của gia đình?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gia đình là gì?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, lấy ví dụ về bốn chức năng cơ bản của gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc truyện Thủy chung trong SGK để trả lời câu hỏi liên quan đến gia đình anh Tuấn và chị Liên.

- HS rút ra kết luận khái niệm gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi liên quan đến truyện Thủy chung.

- GV mời đại diện HS rút ra kết luận khái niệm gia đình và 4 chức năng cơ bản của gia đình (lấy ví dụ cụ thể).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm, các chức năng cơ bản của gia đình

- Khái niệm gia đình: Gia đình là một tập hợp người gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.

- Các chức năng cơ bản của gia đình:

+ Chức năng tái sản xuất con người:

Sự sinh đẻ trong gia đỉnh nhằm tái sản xuất ra con người, duy trì và phát triển nòi giống, cung cấp sức lao động cho xã hội, đảm bảo sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội loài người.

+ Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình:

·        Việc gia đình làm kinh tế với những hình thức sản xuất kinh doanh phù hợp, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức lao động, tạo thu nhập chính đáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cều của gia đình.

·        Gia đình là đơn vị tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong xã hội, từ đó tác động vào sản xuất, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

+ Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách:

·        Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi người từ lúc chào đời cho tới khi trưởng thành, đảm bảo sự khoẻ mạnh, phát triển về thể chất.

·        Gia đình là trường học đầu tiên nuôi dưỡng tâm hôn, giáo dục đạo đức, văn hoá, lao động, kĩ năng sống.... cho thế hệ trẻ.

·        Gia đình là nơi người già được chăm sóc, phụng dưỡng đề sống vui cùng con cháu.

 

+ Chức năng thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần: Nhờ quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, các thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau hơn.

·        Gia đình là nơi để mỗi cá nhân được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thoả mãn nhu cầu tâm sinh lí, giải toả ức chế trong cuộc sống.

·        Trong gia đình, người già được chăm sóc khoẻ mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Con cháu hiếu thảo, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ; vợ chồng quan tâm, chia sẻ vui, buồn, cực nhọc với nhau,...

à Tình yêu thương gia đình mở rộng ra quan hệ họ hàng thân thiết tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK tr.17 và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, giảng giải và kết luận về những đặc điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SGK tr.17 và cho biết: Nêu những điểm ưu việt của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SGK tr.17, lưu ý, gạch chân những từ khóa quan trọng trong thông tin và tìm những điểm ưu việt của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.

- HS đọc và tìm hiểu Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình để tìm hiểu và tóm tắt những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày những điểm ưu việt của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta

* Trả lời câu hỏi thảo luận

Những điểm ưu việt của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay:

- Cách ứng xử trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.

- Kế thừa, phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

à Phát triển nguồn nhân lực, ổn định và phát triển gia đình, đất nước.

* Những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay

- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ

tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm:

+ Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyêt tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình.

+ Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về

hôn nhân và gia đình.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện Chuyện về một gia đình hạnh phúc SGK tr.18 để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc câu chuyện Chuyện về một gia đình hạnh phúc SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những yếu tố tạo nên hạnh phúc trong gia đình ông C.

- GV sử dụng phương pháp thảo luận tập thể, kĩ thuật nêu ý kiến ghi lên bảng và trả lời câu hỏi: Một gia đình hạnh phúc cần phải có những yếu tố nào?

- GV mời 2 HS lên bảng luân phiên ghi lại ý kiến của bạn phía dưới (và ý kiến của mình).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc câu chuyện Chuyện về một gia đình hạnh phúc SGK tr.18 và trả lời câu hỏi.

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, nêu những yếu tố cần phải có của một gia đình hạnh phúc.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện cặp đôi trả lời câu hỏi liên quan đến câu chuyện Chuyện về một gia đình hạnh phúc SGK tr.18.

- GV mời lần lượt các HS nêu ý kiến về những yếu tố cần phải có của một gia đình hạnh phúc.

- GV yêu cầu các HS trong lớp lắng nghe, theo dõi, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình: Hiểu được những yếu tố của một gia đình hạnh phúc, mỗi người sẽ nhận thức rõ được vai trò của bàn thân và cùng nhau xây dựng, vun đắp một tổ ấm thật sự cho những người thân yêu trong gia đình.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình

* Trả lời câu hỏi trong câu chuyện Chuyện về một gia đình hạnh phúc

Những yếu tố tạo nên hạnh phúc trong gia đình ông C: 

- Tình yêu thương: Chung sống gần 50 năm, ông bà C vẫn gọi nhau là anh – em.

- Sự cảm thông, chia sẻ:

+ Tình nghĩa vợ chồng không tách rời dù có lúc giận nhau.

+ Cùng gánh vác chăm lo con cái và chăm sóc cho nhau, nhường nhịn, động viên nhau.

- Làm tròn nghĩa vụ, bổn phận:  Các con của ông bà đều ngoan ngoãn, hiếu thảo, có việc làm ổn định; các cháu quây quần, sum vầy.

 * Các yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình

- Tình yêu thương:

+ Là sức đề kháng mạnh nhất của gia đình trước những bất trắc của cuộc đời.

+ Là chỗ dựa vững chắc để mỗi thành viên hiểu rằng, mình luôn được gia đình ủng hộ, những khó khăn mình trải qua sẽ có người sản sẻ.

- Sự cảm thông, chia sẻ vật chất và tinh thần giữa các thành viên trong gia đình:

+ Bố mẹ lo cho con cái ăn, mặc học hành.

+ Vợ chồng chia sẻ với nhau về công việc gia đình, về tài chính trong kinh doanh.

+ Anh chị em hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn.

+ Các thành viên trong gia đình tâm sự, lắng nghe, thấu hiểu, an ủi, khuyên nhủ nhau,…để vơi đi những bớt những buồn lo và có niềm tin, định hướng đúng trong cuộc đời.

- Niềm tin: Cần nuôi dưỡng niềm tin giữa các thành viên trong gia đình, tránh phá hủy hạnh phúc bởi sự ghen tuông, đố kị.

- Sự tôn trọng:

+ Trong gia đình, ngoài những điểm chung, ai cũng có cá tính, sở thích, mong muốn, suy nghĩ riêng.

+ Tôn trọng sở thích, mong muốn chính đáng của mỗi thành viên sẽ hạn chế được những tranh cãi, xung đột, giúp gia đình hòa thuận hơn.

- Lòng bao dung, vị tha:

+ Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác, biết sống vì người khác.

+ Tuy nhiên, không được âm thầm chịu đựng mà nên chia sẻ cho nhau nghe về cảm xúc, suy nghĩ của mình để tìm cách giải quyết những bất đồng và để người mắc lỗi có cơ hội sửa chữa lỗi lầm của bản thân.

- Làm tròn nghĩa vụ, bổ phận:

+ Ai trong gia đình cũng có nghĩa vụ bổn phận riêng.

+ Làm tròn nghĩa vụ, bổ phận với gia đình sẽ là bước đệm để mỗi công dân thực hiện nghĩa vụ với xã hội đất nước.

Hoạt động 4. Tìm hiểu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
  2. Nội dung:

- GV chia HS thành 6 nhóm, 2 nhóm cùng thảo luận một trường hợp SGK đưa ra và trả lời câu hỏi, rút ra trách nhiệm của các thành viên trong gia đình gắn với trường hợp mà nhóm thảo luận.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, ghi trách nhiệm của bản thân đối với các thành viên khác trong gia đình, chia sẻ trước lớp.

- Kết thúc Hoạt động Khám phá, HS nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa khám phá, tổng kết lại những kiến thức chính của bài học.

  1. Sản phẩm: HS ghi vào vở trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm cùng thảo luận một nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2:

Đọc trường hợp 1 SGK tr.19 và cho biết : Các thành viên trong gia đình anh T đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với gia đình như thế nào?

+ Nhóm 3, 4:

Các thành viên trong gia đình chị D đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với gia đình như thế nào?

+ Nhóm 5, 6 :

Các thành viên trong gia đình anh trai H, em gái T đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với gia đình như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và cho biết: Em hãy nêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo 4 mối quan hệ

+ Vợ - chồng.

+ Cha mẹ - con.

+ Ông bà – cháu.

+ Anh, chị em.

- GV hướng dẫn HS vận dụng, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi:

+ Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong gia đình?

+ Hãy nêu các trách nhiệm cụ thể theo bảng gợi ý sau:

Thành viên trong gia đình

Trách nhiệm

 của em

Ông bà

 

Cha mẹ

 

Anh, chị em

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm, đọc các TH 1, 2, 3 SGK tr.19, 20 và nêu trách nhiệm, tình cảm mà các thành viên trong gia đình đã thể hiện.

- HS tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đọc thông tin SGK tr.20 tìm hiểu về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo 4 mối quan hệ.

- HS liên hệ bản thân, nêu những trách nhiệm bản thân cần thể hiện trong gia đình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS trình bày:

+ Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình theo 4 mối quan hệ.

+ Trách nhiệm bản thân cần thể hiện trong gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

4. Tìm hiểu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình

- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình (khoản 1 Điều 19).

- Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương cho cháu.

+ Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

- Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong TH không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bày tỏ được ý kiến của mình về những quan niệm, hành vi trong gia đình; xử lí được một số tình huống về gia đình có thể xảy ra trong cuộc sống.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 2, 3, 4, 5 phần Luyện tập SGK tr.21; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia đình để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời cho các câu hỏi bài tập 2, 3, 4, 5 phần Luyện tập.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Em hãy cho biết các quan điểm sau đúng hay sai? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và nêu nhiệm vụ: Em hãy cho biết các quan điểm sau đúng hay sai? Vì sao?

  1. Con cái là của để dành. Bởi vậy, gia đình đông con nhiều cháu mới là gia đình hạnh phúc.
  2. Trong xã hội hiện đại, phụ nữ không nhất thiết phải quán xuyến công việc gia đình.
  3. Đàn ông cần phải chia sẻ công việc gia đình cùng phụ nữ.
  4. Gia đình chỉ hạnh phúc khi các thành viên đều được thỏa mãn đầy đủ nhu cần vật chất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia đình để tìm được các quan điểm đúng, sai và giải thích.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

  1. Sai, vì gia đình đông con nhiều cháu chỉ hạnh phúc khi có đủ điều kiện nuôi dạy con cháu. Nếu không, việc đông con nhiều cháu có khi chỉ là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu.
  2. Không hẳn đúng, vì nếu quá bận rộn công việc xã hội, phụ nữ có thể thuê người giúp việc gia đình. Tuy nhiên, nếu phụ nữ đảm đang công việc gia đình thì vẫn tốt hơn. Mặt khác, đàn ông cần chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ.
  3. Đúng, vì đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình.
  4. Không đúng, vì vật chất chỉ là một khía cạnh tạo nên hạnh phúc gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2 : Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu nhiệm vụ cho HS:

Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

  1. Vợ chồng anh T, chị Y có hai con gái. Bố mẹ anh T yêu cầu chị Y phải sinh thêm con trai để nối dõi tông đường, nếu không thì phạm tội bất hiếu với tổ tông.
  2. Trong gia đình, anh C đi làm có thu nhập cao, còn chị Th chỉ ở nhà làm nội trợ. Vì vậy, anh C quyết định mọi việc, không bàn bạc, trao đổi với vợ.
  3. Được cả nhà chiều chuộng, chăm sóc nên A chỉ quan tâm tới việc học.
  4. Vợ chồng anh T, chị N đều là con một. Bố chị N mất sớm, mẹ chị ở quê xa, hay đau ốm. Anh T bàn với chị N đưa mẹ chị về ở chung để phụng dưỡng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia đình để nhận xét, đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi SGK đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lần lượt nhận xét, đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi SGK đưa ra và giải thích:

  1. Không đồng tình, vì yêu cầu của bố mẹ anh T không hợp lí, thể hiện tư tưởng trọng nam khinh nữ, mặt khác vi phạm pháp luật.
  2. Không đồng tình với anh C, vì anh C thể hiện tính gia trưởng, không bình đẳng trong gia đình. Chị Th làm công việc gia đình cũng là đóng góp cho gia đình, cần phải được đối xử bình đẳng.
  3. Không đồng tình với việc chiều chuộng của gia đình A. A cần phải chia sẻ công với gia đình cùng các thành viên khác.
  4. Đồng tình với việc làm của anh T, vì việc làm của anh thể hiện sự tôn trọng, yêu thương vợ và bố mẹ vợ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Em sẽ làm gì nếu là các bạn trong những tình huống sau?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận 1 tình huống).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về tình huống của nhóm mình, xây dựng kịch bản, sắm vai xử lí tình huống:

+ Nhóm 1, 2 (tình huống a): Gia đình gặp khó khăn nhưng H vẫn muốn học lên đại học.

+ Nhóm 3, 4 (tình huống b): Bố Y mất sớm. Mẹ vất vả nuôi chị em Y ăn học. Gần đây, một người đàn ông thường xuyên đến nhà, có cử chỉ quan tâm, thân mật với mẹ Y.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia đình để xây dựng kịch bản, sắm vai xử lí tình huống với 2 trường hợp SGK đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt sắm vai, xử lí tình huống của nhóm mình:

  1. H nên bày tỏ nguyện vọng với gia đình, cố gắng học lên đại học ; tìm việc làm thêm và vay tiền ngân hàng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh, sinh viên nghèo để đi học. Nếu gia đình quá khó khăn, hãy tạm gác ước mơ vào đại học để đi làm, chia sẻ khí khăn cùng gia đình, sau này có điều kiện sẽ học đại học.
  2. Tìm hiểu về người đàn ông đó. Nếu đó là người tử tế, có tình cảm chân thành thì nên ủng hộ, động viên mẹ để mẹ có hạnh phúc mới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 4: Em có lời khuyên gì dành cho các bạn trong những trường hợp sau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để đưa ra lời khuyên dành cho các bạn trong các trường hợp SGK đưa ra.

- Nhóm 1 (trường hợp a): Th cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm tới em trai mà quên mất sự có mặt của mình trong gia đình. Bởi vậy, Th rất buồn và ghét em trai.

- Nhóm 2 (trường hợp b): Mặc dù cô H yêu thương, chăm sóc D như con đẻ nhưng D luôn lạnh lùng, xa cách với cô vì cho rằng cô chỉ là mẹ kế.

- Nhóm 3 (trường hợp c): Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mặc dù bố mẹ không đồng ý nhưng Đ vẫn muốn nghỉ học để lao động giúp đỡ gia đình.

- Nhóm 4 (trường hợp d): Bà nội dạo này bị lẫn, cứ hỏi đi hỏi lại mãi một việc khiến tớ mệt lắm, nhiều lúc phát cáu lên với bà.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về gia đình để thảo luận và đưa ra những lời khuyên phù hợp dành cho các bạn trong mỗi tình huống SGK đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp:

  1. Th cần quan tâm, yêu thương em trai mình. Th cũng cần chia sẻ tâm tư với bố mẹ, bày tỏ mong muốn được quan tâm, yêu thương.
  2. D cần thể hiện lòng biết ơn, gần gũi với cô H hơn.
  3. Đ nên tiếp tục đi học và tranh thủ làm thêm giúp bố mẹ. Đ cũng có thể chia sẻ những khó khăn của mình với thầy, cô giáo để nhận được sự giúp đỡ.
  4. Khuyên T không nên cáu với bà mà cần quan tâm đến bà nhiều hơn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ liên quan đến bài học.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện, trả lời câu hỏi 1-4 phần Vận dụng SGK tr.22; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và liên hệ bản thân để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm:

- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về gia đình.

- Sơ đồ tư duy về mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- Bài chia sẻ suy nghĩ về gia đình hạnh phúc và những việc mà bản thân đã làm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Sân khấu hóa kịch bản về chủ đề Tình yêu, hôn nhân và gia đình.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Sân khấu hóa kịch bản về chủ đề Tình yêu, hôn nhân và gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện Sân khấu  hóa kịch bản về chủ đề Tình yêu, hôn nhân và gia đình.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo chuỗi các hoạt động sau:

+ Xác định nội dung, lựa chọn tác phẩm gắn với chủ đề bài học (có thể tìm kiếm trong chương trình, SGK hoặc tự sáng tác).

+ Tìm kiếm, xử lí thông tin (có thể tìm kiếm thông tin về tác phẩm qua mạng xã hội và các nguồn khác, từ đó phân tích, lọc và tổng hợp thông tin đã tìm kiếm).

+ Xây dựng ý tưởng, sáng tác kịch bản sân khấu chuyển thể từ tác phẩm (có thể chuyển thể sát hoặc không sát nguyên tác nhưng phỉ đảm bảo nội dung giáo dục); Thống nhất kịch bản chuyển thể; Dự kiến số lượng nhân vật, phân cảnh cho kịch bản; Sáng tác kịch bản cho từng phân cảnh; Hoàn thành kịch bản, chuyển thể, ghép phần chuyển thể từng phân cảnh.

+ Chuẩn bị và tập kịch; Phân vai; Làm đạo cụ sân khấu và trang phục; Hỗ trợ âm thanh; Lên kế hoạch tập kịch; Tập kịch.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện sân khấu hóa kịch bản về chủ đề Tình yêu, hôn nhân và gia đình theo chuỗi các hoạt động GV gợi ý.

- GV theo dõi, bám sát quá trình chuẩn bị của HS để hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm diễn kịch và giới thiệu tiểu phẩm (tên nhóm, tên tiểu phẩm, tên diễn viên).

- GV tổ chức cho các lớp đánh giá, nhận xét, trao đổi, bình phẩm về phần biểu diễn của từng nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm bình chọn cho các tiết mục:

+ Kịch bản hay nhất.

+ Diễn xuất tốt nhất.

+ Trang phục đẹp nhất.

+ Cá nhân/nhóm chia sẻ về những điều thú vị, bất ngờ, hài hước, đáng nhớ, những cảm xúc trong quá trình trải nghiệm sáng tác kịch bản và chuẩn bị diễn.

Bươc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS chia sẻ cảm nhận, rút ra bài học :

+ Kịch bản nói về vấn đề gì?

+ Em có nhận xét gì khi xem vở kịch?

+ Em rút ra bài học gì qua vở kịch?

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ, động viên HS.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân tại nhà:

+ Sưu tầm, chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về gia đình.

+ Vẽ sơ đồ tư duy về mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.

+ Viết bài chia sẻ suy nghĩ của em về gia đình hạnh phúc và những việc mà bản thân em đã làm để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh kết hợp vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, hiểu biết thực tế về gia đình để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS chia sẻ sản phẩm trước lớp vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm gia đình và các chức năng của gia đình, những điểm cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay.

+ Các yếu tố xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ Trách nhiệm của các thành viên trong mối quan hệ gia đình.

- Hoàn thành câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập SGK tr.21 và câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Vận dụng SGK tr.22.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 4 – Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay