Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân

Giáo án chuyên đề bài 2: Phản ứng hạt nhân sách chuyên đề học tập hoá học 10 cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án lớp 10 sách cánh diều (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 cánh diều bài 2: Phản ứng hạt nhân

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên, lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
  • Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
  • Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
  • Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, y học, đời sống và sản xuất.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức hoá học: Nêu được sơ lược về phóng xạ tự nhiện, phóng xạ hạt nhân và lấy ví dụ. Vận dụng các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân. Nêu được ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, y học, sản xuất và đời sống.
  • Tim hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Tìm tòi khám phá kiến thức thông qua các hoạt động đọc và xử lí thông tin, thảo luận rút ra được kiến thức mới.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải thích được ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, y học, sản xuất và đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) ục tiêu:

- Gợi tâm thế vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc tình huống mở đầu:

Sự phát triển của hóa học thời cổ và trung đại có sự đóng góp quan trọng của các nhà giả kim thuật, những người có ước mơ biến thủy ngân (Hg, Z = 80) thành vàng (Au, Z = 79). Tất nhiên, họ không thể thành công. Tuy nhiên ngày nay điều này đã trở thành sự thật nhờ sự biến đổi hạt nhân nguyên tử. Sự biến đổi hạt nhân nào sau đây mô tả quá trình này?

  1. Loại đi một proton từ hạt nhân Hg.
  2. Thêm một proton vào hạt nhân Hg.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Dự kiến câu trả lời: đáp án A loại đi một proton từ hạt nhân Hg.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới."Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về các loại phản ứng có sự biến đổi về hạt nhân nguyên tử và ứng dụng của chúng trong thực tế."

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phóng xạ tự nhiên

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên, lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các câu hỏi 1, 2, 3, Luyện tập.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, HS nêu được sự giống và khác nhau giữa phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo, lấy ví dụ về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phóng sự xạ tự nhiên

- HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là sự phóng xạ tự nhiên? Cho ví dụ minh họa

+ Hãy nêu phương trình tổng quát của sự phóng xạ tự nhiên.

- GV chiếu hình ảnh mô hình thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ

+ Thành phần của các tia bức xạ của phóng xạ tự nhiên? Cho ví dụ.

- HS suy nghĩ trả lời: Câu hỏi 1, Luyện tập, Câu hỏi 2.

+ Câu hỏi 1: Qua thí nghiệm nghiên cứu thành phần tia bức xạ từ phóng xạ tự nhiên (Hình 2.1), hãy cho biết các dòng hạt  mang điện tích dương, âm hay không mang điện.

+ Luyện tập: Vì sao hạt  có giá trị điện tích lớn gấp đôi hạt  nhưng lại bị lệch ít hơn trong cùng một trường điện?

+ Câu hỏi 2: Vì sao tia không bị lệch trong trường điện?

- GV cho HS trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.

+ Câu hỏi 3: Nhận xét về tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về phóng sự xạ nhân tạo

- HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là sự phóng xạ tự nhiên?Cho ví dụ minh họa.

+ Hãy viết phương trình tổng quát của sự phóng xạ nhân tạo.

+HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi 4: Nêu sự giống và khác nhau giữa phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo.

(Điền vào bảng sau:

 

Nội dung

Sự phóng xạ tự nhiên

Sự phóng xạ nhân tạo

Sự giống nhau

 

Sự khác nhau

 

 

- GV giới thiệu một số ví dụ về phóng xạ nhân tạo, cho HS đọc Em có biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Sự phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo

1. Sự phóng xạ tự nhiên

- Sự phóng xạ tự nhiên là quá trình biến đổi hạt nhân tự phát, không phụ thuộc vào tác động bên ngoài. Cùng với sự biến đổi hạt nhân, quá trình này phát ra tia bức xạ.

Ví dụ:

Phương trình tổng quát:

Hạt nhân mẹ  Hạt nhân con + tia bức xạ

- Thành phần các tia bức xạ của phóng xạ tự nhiên: tia  (beta) và tia .

Câu hỏi 1:

Hạt  có điện tích dương.

Hạt  có điện tích âm.

Hạt  không mang điện.

Luyện tập:

Gia tốc hạt được tính bằng biểu thức: 

Gia tốc hạt tỉ lệ thuận với giá trị điện tích, tỉ lệ nghịch với khối lượng hạt.

Hạt  chính là hạt nhân  sẽ có khối lượng lớn hơn nhiều so với hạt  có bản chất là các electron nên dù điện tích có lớn hơn thì gia tốc hạt của hạt  cũng lớn hơn so với hạt  Nên trong trường điện hạt  bị lệch ít hơn so với hạt .

Câu hỏi 2:

Tia không bị lệch trong trường điện vì tia  là dòng các hạt không mang điện tích.

Ví dụ:

Ví dụ phóng xạ

Ví dụ phóng xạ

Ví dụ phóng xạ

Câu hỏi 3:

Tổng số khối và tổng điện tích trước và sau phản ứng không thay đổi.

2. Sự phóng xạ nhân tạo

Sự phóng xạ nhân tạo là quá trình biến đổi hạt nhân không tự phát, gây ra bởi tác động bên ngoài lên hạt nhân. Ngoài sự biến đổi hạt nhân, quá trình này còn phát ra các tia bức xạ.

Ví dụ:

Phương trình tổng quát:

Tia bức xạ 1 + Hạt nhân 1  [Hạt nhân trung gian]  Hạt nhân 2 + Tia bức xạ 2

Tia bức xạ 1 thường là dòng hạt alpha , hoặc neutron  có năng lượng cao.

Câu hỏi 4:

Nội dung

Sự phóng xạ tự nhiên

Sự phóng xạ nhân tạo

Sự giống nhau

Đều là phản ứng biến đổi hạt nhân, trong quá trình biến đổi phát ra tia phóng xạ.

Sự khác nhau

Phóng xạ tự nhiên là hiện tượng các nguyên tố tự phát ra tia phóng xạ, không do tác động bên ngoài.

Phóng xạ nhân tạo là quá trình biến đổi hạt nhân tự phát, gây ra bởi tác động bên ngoài lên hạt nhân.

 

 

Hoạt động 2: Phản ứng hạt nhân và các định luật bảo toàn số khối và điện tích

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phản ứng hạt nhân và cho ví dụ về các phản ứng thay đổi thành phần hạt nhân, thay đổi năng lượng hạt nhân.

- Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điệc tích hạt nhân.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, thảo luận, suy nghĩ trả lời các câu hỏi, đọc hiểu ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, phát biểu về khái niệm phản ứng hạt nhân, phân biệt được phản ứng hóa học và phản ứng hạt nhân, vận dụng định luật bảo toàn số khối và điện tích để xác định hệ số phương trình hoặc xác định chất cần tìm.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phản ứng hạt nhân

- HS tìm hiểu nội dụng SGK, trả lời câu hỏi:

+ Phản ứng hạt nhân là gì?

+ Phản ứng hạt nhân có phải là phản ứng hóa học hay không?

+ Câu hỏi 5 (SGK – tr17).

- GV nhấn mạnh: với bất kì phản ứng hóa học nào đã biết, không có sự thay đổi từ nguyên tố này sang nguyên tố khác. Còn phản ứng hạt nhân thì có sự biến đổi về nguyên tố hóa học.

Để biến nguyên tố này thành nguyên tố khác thì cần phải thay đổi hạt nhân.

- HS tìm hiểu về các phản ứng thay đổi thành phần hạt nhân và nêu một số ví dụ.

GV chiếu hình ảnh, giới thiệu về phản ứng phân hạch và nhiệt hạch.

- HS tìm hiểu và trình bày về phản ứng thay đổi năng lượng của hạt nhân.

- GV chú ý về kí hiệu chữ "m" trong

.

- GV chú ý: Với một nguyên tố hóa học

+ Nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số hạt p trong hạt nhân nên các phản ứng hạt nhân thường là các phản ứng có sự thay đổi số hạt p trong hạt nhân, do vậy có 3 khả năng biến đổi hạt nhân:

(1) Hạt p biến thành n và ngược lại.

(2) Phá vỡ hạt nhân lớn hơn thành các hạt nhân nhỏ hơn.

(3) Kết hợp các hạt nhân nhỏ hơn thành hạt nhân lớn hơn.

+ Bên cạnh đó, coi phản ứng thay đổi trạng thái hạt nhân nhưng không thay đổi số hạt p, n cũng thuộc phản ứng hạt nhân vì diễn ra do sự thay đổi hạt nhân.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu định luật bảo toàn số khối và điện tích

- GV cho HS nhận xét tổng số khối và điện tích trước và sau phản ứng của một số phản ứng. Từ đó rút ra nhận xét.

- HS phát biểu định luật bảo toàn số khối và điện tích.

- GV cho HS đọc Ví dụ, HS trình bày lại cách vận dụng định luật để tìm x và y.

- HS trả lời câu hỏi 6 (SGK -tr18).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Phản ứng hạt nhân và các định luật bảo toàn số khối và điện tích

1. Phản ứng hạt nhân

- Phản ứng hạt nhân là phản ứng có sự biến đổi ở hạt nhân nguyên tử (thành phần hạt nhân, năng lượng hạt nhân).

Phản ứng hạt nhân không phải là phản ứng hóa học.

Câu hỏi 5:

C + O2 → CO2

- Phản ứng hóa học trên chỉ có sự biến đổi electron lớp vỏ của các nguyên tử nguyên tố.

Cụ thể: Nguyên tử C nhường 4 electron, mỗi nguyên tử O nhận 2 electron.

- Các phản ứng phóng xạ tự nhiên và nhân tạo là quá trình biến đổi hạt nhân.

a) Phản ứng thay đổi thành phần hạt nhân

Ví dụ:

+ Phản ứng bắt electron của hạt nhân

Ví dụ:

+ Phản ứng phân hạch: Phân tách hạt nhân lớn hơn thành nhiều hạt nhân nhỏ hơn.

Ví dụ:  

+ Phản ứng nhiệt hạch: Phản ứng kết hợp các hạt nhân nhỏ hơn thành hạt nhân lớn hơn, xảy ra ở nhiệt độ cao.

Ví dụ:

b) Phản ứng thay đổi năng lượng của hạt nhân

Phản ứng hạt nhân chỉ phát ra tia gamma, thành phần hạt nhân không thay đổi.

Ví dụ: .

 

 

 

 

 

 

 

2. Định luật bảo toàn số khối và điện tích

Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích.

Ví dụ (SGK -tr18)

Câu hỏi 6:

Theo định luật bảo toàn số khối:

16 = 16 + A ⇒ A = 0

Theo định luật bảo toàn điện tích:

8 = 7 + Z ⇒ Z = 1

Vậy hạt nhân cần tìm là  H (hydrogen) số khối A = 0, điện tích hạt nhân Z = 1.

 

Hoạt động 3: Ứng dụng phản ứng hạt nhân

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, y học , đời sống và sản xuất.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ được giao, làm Vận dụng.
  2. c) Sản phẩm: HS nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS tìm hiểu và nêu các ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong nghiên cứu khoa học.

- GV giới thiệu:

Mỗi loại sinh vật sống đều có một hàm lượng  không đổi.

Khi động, thực vật chết đi, sự hấp thụ  ngừng lại, nhưng sự phân rã  vẫn tiếp tục, làm hàm lượng  giảm theo thời gian. So sánh hàm lượng  chứ trong một mẫu khảo cổ với hàm lượng  trong mẫu vật tương tự  ở thời hiện tại là có thể xác định được tuổi của mẫu vật nghiên cứu.

+ Ngoài ra có thể xác định niên đại của đá trong địa chất bằng đồng vị .

- HS tìm hiểu và nêu các ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong y học.

+ HS suy nghĩ thảo luận nhóm đôi, làm Vận dụng (SGK -tr19).

- GV cho HS tìm hiểu về ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Ngoài các ứng dụng đã nêu trong sách, HS hãy nêu một số ứng dụng khác.

- GV kết luận về ứng dụng của phản ứng hạt nhân trong các lĩnh vực, tuy nhiên bên cạnh các lợi ích thì phản ứng hạt nhân còn có nhiều khía cạnh có hại.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh, video:

https://youtube.com/watch?v=mYcbW5PImZI

(video ứng dụng của phóng xạ hạt nhân)

https://youtube.com/watch?v=jTRU8ATnyCY

(ứng dụng của phóng xạ hạt nhân).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Ứng dụng của phản ứng hạt nhân

1. Trong nghiên cứu khoa học

- Xác định tuổi của cổ vật: Phản ứng hạt nhân luôn phát ra bức xạ dễ đo đếm được; đồng thời lượng bức xạ giảm theo thời gian. Dựa trên cơ sở này, các nhà khảo cổ có thể xác định được tuổi của cổ vật.

- Nghiên cứu bản chất của vật chất: Các máy gia tốc làm tăng năng lượng của dòng hạt protin, electron,.. lên rất cao. Dòng hạt này khi va chạm vào hạt nhân nào đó sẽ phá vỡ chúng thành nhiều hạt nhỏ hơn, giúp các nhà khoa học có thêm thông tin về thành phần và bản chất của vật chất.

2. Trong y học:

- Chẩn đoán bệnh qua hình ảnh: Một liều chất phóng xạ thích hợp được đưa vào cơ thể, đi tới cơ quan cần chẩn đoán. Chất phóng xạ  có khả năng đâm xuyên cao nên đi được tới thiết bị ghi hình ảnh dùng để chẩn đoán bệnh.

- Trị bệnh ung thư: Sử dụng tia bức xạ có năng lược cao (tia  từ phản ứng hạt nhân để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư.

- Khử trùng: Tia  có tác dụng diệt trùng. Ưu điểm của cách thức: rẻ hơn, có thể thực hiện ở nhiệt độ thấp.

Vận dụng:

Tia  có khả năng đâm xuyên lớn hơn tia  nên tia  có tác dụng xạ trị chính khi đặt ngoài cơ thể bệnh nhân.

3. Trong sản xuất và đời sống.

- Sử dụng năng lượng của phản ứng hạt nhân: các phản ứng hạt nhân diễn ra thường giải phóng một năng lượng khổng lồ. Các lò phản ứng hạt nhân được sử dụng với mục đích cung cấp năng lượng trong các nhà máy phát điện, tàu ngầm.

- Sử dụng trong nông nghiệp: Sự chiếu xạ có thể làm thay đổi gene của thực vật tạo nên những đột biến và có thể tạo nên giống mới.

Một số ứng dụng khác:

- Dùng trong chụp X-quang công nghiệp, tìm kiếm các khuyết tật trong vật liệu, đo mực chất lỏng trong bồn chứa, đo độ dày của các vật liệu, kiểm tra tính toàn vẹn của mối hàn hay cấu trúc turbine của máy bay phản lực, ….

- Sử dụng trong lĩnh vực xử lí nước thải, thăm dò vật chất gây ô nhiễm từ dược phẩm phóng xạ.

Bảng ứng dụng sản xuất đồng vị phóng xạ nhân tạo trong công nghiệp và khoa học:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Bài tập 1, 2, 3 (SGK -tr21)
  4. c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về phản ứng hạt nhân, ứng dụng định luật bảo toàn số khối và điện tích hạt nhân.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm làm Bài tập 1, 2, 3 (SGK -tr21)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương

Kết quả:

Bài 1.

  1. a) Theo định luật bảo toàn số khối: 22 = AX + 0

Theo định luật bảo toàn điện tích: 11 = ZX + (+1) .

  1. b) Theo định luật bảo toàn số khối: AX = 35 + 0

Theo định luật bảo toàn điện tích:  ZX = 17 + (-1) .

  1. c) Theo định luật bảo toàn số khối: 63 = AX + 0

Theo định luật bảo toàn điện tích: 28 = ZX + (-1) .

  1. d) Theo định luật bảo toàn số khối: AX = 9 + 0

Theo định luật bảo toàn điện tích:  ZX = 4 + (+1) .

Bài 2.

Theo định luật bảo toàn số khối: 232 = 208 + 4x + 0y (1)

Theo định luật bảo toàn điện tích: 90 = 82 + 2x + (-1)y (2)

Từ (1) và (2) suy ra: x = 6, y = 4.

Vậy có 6 hạt  và 4 hạt .

Bài 3. Khi phân hạch 1 gam  sẽ tỏa ra lượng nhiệt là:  (kJ)

Lượng nhiệt này sinh ra đốt cháy hoàn toàn số mol C là:  (mol).

Lượng C này tương ứng với khối lượng C là:  (kg).

Hay tương đương với khối lượng than là:  (tấn).

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

- HS chú ý lắng nghe tìm hiểu các kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, tìm hiểu kiến thức.
  2. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài toán về phương trình phản ứng hạt nhân, tìm hiểu về phóng xạ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập 4 (SGK-tr21).

- GV cho HS tìm hiểu về một vài các nhược điểm, tác hại của phóng xạ. Ví dụ:

  1. Chất thải hạt nhân

Các chất thải được tạo ra sau phản ứng phân hạch chứa các nguyên tố không ổn định và phóng xạ cao. Nó rất nguy hiểm đối với môi trường cũng như sức khỏe con người và sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài. Nó cần được xử  lý cẩn thận và phải cách biệt với môi trường sống. Độ phóng xạ của các nguyên tố này sẽ giảm trong một thời gian, sau đó phân hủy. Do đó, người ta phải được tích trữ và xử lý một cách cẩn thận. Việc tích trữ các nguyên tố phóng xạ trong một thời gian dài là rất khó khăn.

 

 

 

 

 

 

(Các công nhân mặc kín trang phục bảo hộ lao động đang kiểm tra, xử lý rác thải bị ô nhiễm phóng xạ tại thị trấn Tomioka- Nhật Bản)

  1. Thảm hỏa "hạt nhân"
    Bên cạnh những ứng dụng có ích của chất phóng xạ, người ta lại luôn tìm cách khuếch đại mức năng lượng này lên. Vì vậy, chúng cũng đã gây ra những thảm họa mà lịch sử không bao giờ quên.

Video thảm họa hạt nhân: https://www.youtube.com/watch?v=dorVP32h_rU

- Thảm họa kinh hoàng đầu tiên của chất phóng xạ là hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản ở hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945. Năng lượng hạt nhân và phóng xạ do nó tạo ra làm chết ngay 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki. Trong khi đó, gánh nặng ung thư do phóng xạ còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.

Video: Thảm họa phóng xạ về thảm kịch ở Hiroshima https://www.youtube.com/watch?v=LSFhep2xFGo

+ Thảm họa thứ hai là vụ nổ Nhà máy điện nguyên tử tại Chernobyl (Ukraine) năm 1986. Theo đánh giá của giới khoa học, thảm họa Chernobyl tương đương với vụ nổ của 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. 31 người bị chết trực tiếp trong vụ nổ và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán. Khoảng 600-800 nghìn binh lính, nhân viên cứu hộ và người dân Liên Xô đã trực tiếp tham gia khắc phục sự cố Chernobyl, trong đó, đa số họ đã bị nhiễm xạ và cho tới nay vẫn còn hàng trăm nghìn người phải điều trị thường xuyên.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=h0UvwbpRx6M

+ Và năm 2011, thế giới lại chứng kiến sự cố nhà máy điện hạt nhân số 1 (Fukushima) của Nhật Bản.

Chưa tính tới những hậu quả ung thư hay bệnh tật, người ta biết rằng, cùng với sóng thần và động đất, tác hại hạt nhân và phóng xạ làm ít nhất 1,4 triệu người không có nước, hơn 500.000 người sống không có nhà. Đây thực sự là những thảm kịch mang tên phóng xạ.

Cho đến nay, việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ đang còn thách thức. Đứng trước những gì mà chất phóng xạ đã và đang làm được, việc nói công hay tội thật khó công bằng. Ở đây, vai trò của chất phóng xạ là cứu tinh hay là thảm họa của loài người, điều đó phụ thuộc vào cách hành xử của chính con người chúng ta.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.

Đáp án:

Bài 4.

Tuổi của mảnh giấy là:

 (năm).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT
  • Chuẩn bị bài mới "Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học"

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay