Giáo án chuyên đề Tin học 10 theo định hướng tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập định hướng tin học ứng dụng 10 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức định hướng tin học ứng dụng phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Bản xem trước: Giáo án chuyên đề Tin học 10 theo định hướng tin học ứng dụng cánh diều
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH LÀM VIỆC VỚI CÁC TỆP VĂN BẢN
BÀI 1: TÓM TẮT CÁC KHẢ NĂNG CỦA HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Biết được nguyên lí hoạt động của hệ soạn thảo văn bản.
- Biết được các chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực riêng:
- Biết áp dụng được, chỉnh sửa được và vận dụng thành thạo các chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản.
- Biết tra cứu thông tin trên internet và từ các nguồn khác để tham khảo, thu thập thông tin cần thiết.
- Lên kế hoạch, phân công và làm việc nhóm hiệu quả.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Hình ảnh minh họa về tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản và các bảng chọn chức năng của phần mềm soạn thảo.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10.
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Tóm tắt các khả năng của hệ soạn thảo văn bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.
- Nội dung: GV cho HS thảo luận cặp đôi, lắng nghe GV trình bày vấn đề và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Giải thích nghĩa của cụm từ WYSIWYG được sử dụng trong các chương trình ứng dụng văn phòng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Khi nói về các chương trình ứng dụng văn phòng, có một cụm từ thường được dùng là WYSIWYG (viết tắt của What You See Is What You Get trong tiếng Anh). Em hiểu điều đó như thế nào (có thể lấy ví dụ để minh hoạ và giải thích)?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế, kết hợp tìm kiếm, sưu tầm thông tin, tài liệu để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
+ WYSIWYG (viết tắt của What You See Is What You Get trong tiếng Anh), thường được dịch là "những gì bạn đang thấy là những gì bạn sẽ nhận được" và hiểu là "Giao diện tương tác tức thời - mắt thấy tay làm".
+ Thường được dùng trong các chương trình ứng dụng văn phòng, các chương trình biên soạn, thiết kế web... Các công cụ dùng giao diện này cho phép ta có thể thấy ngay những thay đổi mà người viết mã, hay một thiết kế viên web vừa thực hiện, nhằm tiết kiệm thời gian chỉnh sửa các lỗi hay những điểm không ưng ý một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm rõ hơn về nguyên lí hoạt động của hệ soạn thảo văn bản và chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Tóm tắt các khả năng của hệ soạn thảo văn bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1, quan sát trên máy tính để tìm hiểu về một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở một số tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 1 để tìm hiểu về một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày về một số tính chất chung của hệ thống soạn thảo văn bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tất cả các hệ soạn thảo văn bản đều là các phần mềm có những chức năng cơ bản và nguyên tắc hoạt động như nhau. Khi sử dụng một hệ soạn thảo văn bản, người dùng quyết định nội dung của văn bản. Hệ thống phần mềm hỗ trợ hình thức trình bày theo nguyên lí bạn nhìn thấy gì thì bạn nhận được như vậy (WYSIWYG). - GV hướng dẫn, chỉ dẫn trực tiếp trên máy tính cho HS. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu tính chất chung của hệ soạn thảo văn bản - Chia văn bản thành các trang. - Xác định hình thức trình bày nội dung trên từng trang: + Kích thước trang và các lẻ của trang. + Nội dung tiêu đề trên và dưới (nếu cần) ở mỗi trang. + Đánh số thứ tự trang, cách đánh số và vị trí ghi số thứ tự trang. + Khoảng cách giữa các dòng và giữa các đoạn văn bản. - Xác định hình thức trình bày nội dung của từng đoạn văn bản: + Kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ,... của đoạn văn bản hoặc từng từ, nhóm từ trong đoạn. + Phân loại chức năng của đoạn văn bản: tiêu đề ở các mức hay chỉ mục nội dung, cách đánh dấu phân loại tiêu đề. + Vẽ hình đơn giản, tạo các hộp văn bản, đưa hình ảnh vào văn bản. + Chỉnh sửa và gộp nhóm các đối tượng thành một đối tượng xử lí. - Tạo mục lục theo các tiêu đề mục đã xác định trong văn bản. - Lưu kết quả soạn thảo bằng những kiểu tệp khác nhau vào nơi cần thiết, phù hợp với mục đích sử dụng trong tương lai, trong trường hợp riêng là in văn bản. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu bảng chọn chức năng của phầm mềm soạn thảo văn bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr9, 10, kết hợp quan sát Hình 2-4, quan sát kết hợp thao tác trực tiếp trên máy tính để tìm hiểu về các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở các chức năng thường dùng của phầm mềm soạn thảo văn bản.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt HS: Bảng chọn các phần mềm soạn thảo khác nhau thường sử dụng các biểu tượng (icons) tương tự với ý nghĩa như nhau. Chuyên đề này sử dụng phần mềm Microsoft Word 2016 để minh họa các chức năng của hệ soạn thảo văn bản. - GV hướng dẫn, giới thiệu HS lần lượt các chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản qua SGK và trực tiếp trên máy tính. + Dải lệnh Home. + Dải lệnh Insert + Dải lệnh References + Bảng chọn file. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nhắc lại một số chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, quan sát SGK. GV hướng dẫn trên máy tính để nắm được một số chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS nhắc lại và chỉ trên máy tính một số chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số chức năng thường dùng của phần mềm soạn thảo văn bản. | 2. Tìm hiểu bảng chọn chức năng của phầm mềm soạn thảo văn bản a) Dải lệnh Home Dải lệnh Home cung cấp các công cụ định dạng cho kí tự hoặc đoạn văn bản. b) Dải lệnh Insert Dải lệnh Insert cung cấp các công cụ để chèn vào tài liệu những đối tượng văn bản đặc biệt (tiêu đề trang, số thứ tự trang, kí tự đặc biệt, công thức toán học,...) và các đối tượng phi văn bản (hình vẽ, ảnh, SmartArt, biểu đồ... .) c) Dải lệnh References Dải lệnh References cung cấp các công cụ tạo tham chiếu cho một số đối tượng trong văn bản như: mục lục, chú thích cho hình ảnh hay biểu đồ, chú thích cuối trang cho văn bản,... d) Bảng chọn File Bảng chọn File cung cấp các công cụ hỗ trợ lưu văn bản dưới các định dạng khác nhau, trong đó PDF là định dạng thường được sử dụng. Định dạng này cho phép xem văn bản đúng như khi soạn thảo mà không phụ thuộc vào máy tính hay hệ soạn thảo đã dùng để tạo văn bản. Ở đây cũng có hướng dẫn để in hoặc lưu văn bản đã có vào nơi khác trong máy tính hoặc lưu với tên khác. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về các khả năng của hệ soạn thảo văn bản.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.11.
- Sản phẩm: Tạo bảng danh sách gồm các bạn trong tổ đã đăng kí tham gia câu lạc bộ ở trường theo mẫu.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập: Em hãy tạo một bảng danh sách gồm các bạn trong tổ đã đăng kí tham gia các câu lạc bộ ở trường theo mẫu sau đây:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các khả năng của hệ soạn thảo văn bản để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS thao tác trực tiếp trên máy tính: Sử dụng lệnh Table trong dải lệnh Insert để tạo bảng
+ Điền thông tin vào bảng.
+ Chỉnh độ rộng cột cho phù hợp.
+ Nháy chuột để chọn bảng và chọn Design để chọn hình thức thể hiện. Có thể chỉ sử dụng công cụ do dải lệnh Home cung cấp để nhận được bảng theo yêu cầu.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét và nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá và thao tác mẫu cho HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành, vận dụng kiến thức đã học.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK tr.11.
- Sản phẩm: Câu ca dao được trình bày trên nền hình ảnh hoa sen trắng.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy tìm một ảnh hoa sen trắng, ghi trên nền bức ảnh đó câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trăng lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
(Theo Tục ngữ và ca dao Việt Nam 1999, NXB Giáo dục)
- GV lưu ý HS:
+ Lưu kết quả dưới dạng file word (kiểu “.docx”).
+ Cần chọn màu chữ phù hợp để có thể đọc được câu dao.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các khả năng của hệ soạn thảo văn bản để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày sản phẩm trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét và nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá và thao tác mẫu cho HS.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Nguyên lí hoạt động của hệ soạn thảo văn bản.
+ Các chức năng thường dùng của một hệ soạn thảo văn bản.
- Trả lời các câu hỏi bài tập phần Câu hỏi tự kiểm tra.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2 – Tổ chức phân cấp thông tin trong văn bản.
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lớp 10 sách cánh diều (bản word)
Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập định hướng tin học ứng dụng 10 sách cánh diều, giáo án chuyên đề định hướng tin học ứng dụng 10 kết nối, giáo án định hướng tin học ứng dụng chuyên đề 10 sách KNTTGIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây