Giáo án chuyên đề Hoá học 10 cánh diều Bài 8: Vẽ cấu trúc phân tử (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách cánh diều Bài 8: Vẽ cấu trúc phân tử (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI 8: VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Sử dụng được phần mềm vẽ cấu trúc phân tử (ChemSketch).
  • Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis cảu các chất vô cơ và hữu cơ
  • Lưu được file hình ảnh từ phần mềm hình vẽ
  • Chèn được file hình ảnh vào file Microsoft Word, PowerPoint
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Viết được công thức Lewis, công thức cấu tạo của các chất bằng các phần mềm chuyên biệt.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Hoá học giúp con người khám phá hiểu biết những bí ấn của tự nhiên qua sự đa dạng về cấu tạo hoá học các chất.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Viết được công thức cấu tạo nhiều chất khác nhau; Sử dụng các dạng công thức cấu tạo khác nhau của chất giúp việc học môn hoá trở nên trực quan, sinh động hơn.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, máy tính có cài đặt phần mềm ChemSketch
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Kích thích trí tò mò của HS, gắn kết kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin của HS.

- HS xác định nhiệm vụ bài học

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô hình 3D và công thức cấu tạo của alcohol:

- GV đặt vấn đề: Để thiết kế được mô hình 3D hay viết công thức cấu tạo của các chất đó, chúng ta sử dụng những phần mềm nào? Và cách làm ra sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM VẼ CẤU TRÚC HOÁ HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu phần mềm vẽ cấu trúc hoá học

  1. a) Mục tiêu:

- HS bước đầu làm quen, nhận biết các phần mềm vẽ cấu trúc phân tử.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, tìm hiểu về phần mềm vẽ cấu trúc hoá học.

  1. c) Sản phẩm: HS nhận biết phần mềm miễn phí vẽ cấu trúc hoá học là ChemSketch.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 51, trả lời các câu hỏi sau:

+ Cấu trúc phân tử được thể hiện như thế nào?

+ Khi cần thiết, có thể thêm các thông tin nào trên cấu trúc phân tử?

+ Các phần mềm vẽ cấu trúc phân tử chia làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Giới thiệu về phần mềm vẽ cấu trúc hoá học

 

Cấu trúc phân tử được thể hiện qua cách sắp xếp các nguyên tử trong một phân tử thông qua các liên kết hoá học (đơn, đôi, ba).

Khi cần thiết, có thể thêm thông tin về độ dài liên kết, góc liên kết, vị trí các cặp electron riêng,...

Các phần mềm vẽ cấu trúc phân tử chia làm hai nhóm:

+ Phần mềm thương mại: Người dùng phải mất phí để mua bản quyền sử dụng.

+ Phần mềm miễn phí: Người dùng không phải trả phí, có thể tải tự do từ internet để dùng. Phần mềm miễn phí thông dụng là Chemsketch (thuộc bộ ACD/ChemSketch)

  1. PHẦN MỀM CHEMSKETCH

Hoạt động 2: Vẽ công thức cấu trúc 2D (cấu trúc 2 chiều)

  1. a) Mục tiêu:

- HS vẽ được công thức cấu trúc 2D trên phần mềm ChemSketch.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao, thảo luận trả lời câu hỏi, làm Luyện tập 1, 2, 3.
  2. c) Sản phẩm: Kết quả vẽ công thức cấu trúc 2D của các chất.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu: ChemSketch (phiên bản 2020.2.0 cho hệ điều hành Windows) được sử dụng để minh hoạ tính năng cơ bản trong việc vẽ công thức hoá học.

- GV hướng dẫn HS cách cài đặt phần mềm:

+ Vào đường dẫn tải phần mềm ChemSketch.

+ Khai báo họ tên, địa chỉ email, tên trường, tên quốc gia để đăng kí tải phần mềm cũng như giấy phép sử dụng phần mềm.

+ Nháy kép chuột trái vào file download và thực hiện theo các hướng dẫn hiện lên trong quá trình cài đặt.

- GV chiếu hình ảnh giới thiệu màn hình cửa sổ của ChemSketch và giao diện chính:

+ Khu vực 1: gồm cửa sổ Structure và Draw

+ Khu vực 2: gồm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

+ Khu vực 3: gồm các nút lựa chọn kèm chuyển dịch; nút lựa chọn/quay cấu trúc/thay đổi kích thước cấu trúc.

+ Thanh công cụ phía trên

+ Thanh công cụ bên phải

- GV hướng dẫn HS các bước vẽ công thức cấu trúc 2D của propyne qua Ví dụ 1.

Bước 1: Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và Draw normal (khu vực 4).

Bước 2: Chọn C (khu vực 2) à Nháy chuột màn hình (xuất hiện CH4) à Giữ chuột trái trên CH4 rồi kéo, thả tay xuất hiện H3C – CH3 à Giữ chuột trái trên CH3, di chuyển, thả tay để xuất hiện:

(không nhìn thấy các nguyên tử C, H ở giữa)

Bước 3: Chọn Clean Structure trên menu Tools (chuyển cấu trúc 2D) về dạng phù hợp, xuất hiện công thức:

(đây là công thức của propane)

Bước 4: Chọn C (ở khu vực 2), nháy chuột vào một liên kết C – C thu được công thức (a). Tiếp tục nháy chuột vào liên kết đôi sẽ thu được công thức (b).

 

Bước 5: Nháy chuột vào Clean Structure thu được công thức (c) (phân tử có 3 nguyên tố C nằm trên một đường thẳng).

Bước 6: Chọn select/move (khu vực 3); giữ chuột trái và di chuyển lên toàn bộ công thức, thả chuột; nháy chuột phải lên công thức, chọn Object Properties, xuất hiện cửa sổ Properties. Chọn All à  apply sẽ thu được công thức (d).

- HS áp dụng làm Luyện tập 1: Vẽ công thức cấu tạo của các chất sau:

 

- GV đặt câu hỏi:

+ Công thức a có bao nhiêu C? (4C) Có bao nhiêu liên kết đôi? (1 liên kết đôi) Liên kết đôi nằm ở vị trí nào? (liên kết đôi nằm ở vị trí C thứ hai)

+ Công thức b có bao nhiêu C? (4C) Có bao nhiêu liên kết đôi? (2 liên kết đôi) Liên kết đôi nằm ở vị trí nào? (liên kết đôi nằm ở 2 vị trí đầu C).

+ Sau khi có được công thức

muốn vẽ được liên kết đôi, ta làm như thế nào? (nhấp chuột vào liên kết C – C)

+ Để xuất hiện C bị ẩn phải làm như thế nào? (chọn Object Properties à All à  apply)

- HS đọc Ví dụ 2, sau đó áp dụng làm Luyện tập 2: Vẽ công thức cấu tạo của các chất sau:

- GV hướng dẫn HS:

+ Bước 1: Vào File chọn New để tạo trang vẽ mới.

+ Bước 2: Lấy vòng benzene (ở khu vực thư viện công cụ bên phải)

Chọn O oxygen, khu vực 2) rồi giữ chuột trái lên một nguyên tử C, di chuyển một đoạn, thả chuột sẽ được nhóm – OH gắn vào.  

- GV cho HS đọc Ví dụ 3. GV hướng dẫn HS làm theo các bước:

+ Bước 1: Vẽ công thức: O = C = O

+ Bước 2: Trong menu Templates, chọn Template Windows à Lewis Structure à (..) à điều chỉnh kích thước à gắn vào công thức à Ctrl + C (sao chép) à Ctrl + V (dán) à Lặp lại đến khi thu được công thức:

- HS thực hiện Luyện tập 3 theo nhóm đôi: Vẽ công thức Lewis của các chất sau:

.

- GV đặt câu hỏi:

+ Câu b:

o Công thức có mấy nguyên tố? (ba nguyên tố)

o Đó là những nguyên tố nào? (C, H, O)

o Trong công thức có mấy loại liên kết? (hai loại liên kết)

o Đó là những liên kết nào? (liên kết đơn và đôi)

o Cần phải vẽ bao nhiêu cặp electron? (7 cặp)

+ Ở bước chọn bảng có các mẫu công thức Lewis và mẫu các cặp electron, nếu không thấy cụm từ Lewis Structure trên thanh công cụ bên tay trái thì ta phải làm như thế nào? (vào Organizer à chọn Lewis Structure)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Phần mềm ChemSketch

Đường dẫn tải phần mềm:

https://www.acdlabs.com/resources/freeware/chemsketch/download.php

1. Vẽ công thức cấu trúc 2D (cấu trúc 2 chiều)

Màn hình cửa sổ của ChemSketch được hiển thị:

Giao diện chính này có các khu vực:

+ Khu vực 1: Cửa sổ Structure (vẽ cấu trúc hoá học) và Draw (vẽ hình đồ hoạ).

+ Khu vực 2: Gồm các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, nơi lựa chọn các nguyên tố để vẽ.

+ Thanh công cụ phía trên: Khu vực 4, 3 nút cho các chế độ vẽ; các khu vực công cụ để biểu diễn liên kết; khu vực công cụ để viết phương trình hoá học.

+ Thanh công cụ bên phải là thư viện mẫu các chất, có thể sử dụng luôn.

Ví dụ 1 (SGK – tr53).

Luyện tập 1:

a.

Bước 1: Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và Draw normal (khu vực 4).

Bước 2: Chọn C (khu vực 2) à Nháy chuột màn hình (xuất hiện CH4) à Giữ chuột trái trên CH4 rồi kéo, thả tay xuất hiện H3C – CH3 à Giữ chuột trái trên CH3, di chuyển, thả tay để xuất hiện:

(không nhìn thấy các nguyên tử C, H ở giữa)

Tiếp tục chọn C (khu vực 2); nháy chuột và giữa công thức  và kéo, thả tay sẽ xuất hiện:

Bước 3: Chọn Clean Structure trên menu Tools (chuyển cấu trúc 2D) về dạng phù hợp, xuất hiện công thức:

Bước 4: Chọn C (ở khu vực 2), nháy chuột vào một liên kết C – C thu được công thức:

Bước 5: Chọn select/move (khu vực 3); giữ chuột trái và di chuyển lên toàn bộ công thức, thả chuột; nháy chuột phải lên công thức, chọn Object Properties, xuất hiện cửa sổ Properties. Chọn All à  apply sẽ xuất hiện C ở giữa, sử dụng select/move điều chỉnh lại độ dài liên kết tuỳ ý, thu được công thức:

b.

Bước 1: Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và Draw normal (khu vực 4).

Bước 2: Chọn C (khu vực 2) à Nháy chuột màn hình (xuất hiện CH4) à Giữ chuột trái trên CH4 rồi kéo, thả tay xuất hiện H3C – CH3 à Giữ chuột trái trên CH3, di chuyển, thả tay để xuất hiện:

(không nhìn thấy các nguyên tử C, H ở giữa)

Tiếp tục chọn C (khu vực 2); nháy chuột trái lên một công thức CH3 rồi di chuyển một đoạn, thả tay sẽ xuất hiện:

Tiếp tục chọn C (khu vực 2); nháy chuột trái lên một công thức CH3 rồi di chuyển một đoạn, thả tay sẽ xuất hiện:

Bước 3: Chọn Clean Structure trên menu Tools (chuyển cấu trúc 2D) về dạng phù hợp, xuất hiện công thức:

Bước 4: Chọn C (ở khu vực 2), nháy chuột vào hai liên kết C – C thu được công thức:

Bước 5: Chọn select/move (khu vực 3); giữ chuột trái và di chuyển lên toàn bộ công thức, thả chuột; nháy chuột phải lên công thức, chọn Object Properties à All à  apply sẽ xuất hiện C ở giữa, sử dụng select/move điều chỉnh lại độ dài liên kết tuỳ ý, thu được công thức:

Ví dụ 2 (SGK – tr54)

Luyện tập 2:

Bước 1: Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và Draw normal (khu vực 4).

Bước 2: Lấy vòng benzen ở khu vực thư viện công cụ bên phải.

Bước 3: + Chọn C ở khu vực 2, nhấn chuột vào một đỉnh trên vòng benzene (nhóm CH), xuất hiện nhánh CH3:

+ Chọn O (oxygen, khu vực 2), nhấn chuột vào một đỉnh trên vòng benzen, di chuyển một đoạn, thả chuột sẽ được nhóm –OH gắn vào

Bước 4: Chọn Clean Structure trên menu Tools (chuyển cấu trúc 2D) về dạng phù hợp, xuất hiện công thức:

Bước 5: Chọn select/move (khu vực 3); giữ chuột trái và di chuyển lên toàn bộ công thức, thả chuột; nháy chuột phải lên công thức, chọn Object Properties à bỏ chọn auto à  tuỳ chọn cỡ chữ và độ dài liên kết à apply thu được công thức:

b.

Bước 1: Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và Draw normal (khu vực 4).

Bước 2: Chọn C (khu vực 2) à Nháy chuột màn hình (xuất hiện CH4) à Giữ chuột trái trên CH4 rồi kéo, thả tay xuất hiện:

(không nhìn thấy các nguyên tử C, H ở giữa)

Chọn O (khu vực 2); giữ chuột trên nhóm CH3, di chuyển, thả tay sẽ xuất hiện:

Tiếp tục chọn O (khu vực 2); giữ chuột trên nhóm CH2 (bị ẩn), kéo và thả tay:

Chọn N (khu vực 2) giữ chuột trên nhóm CH3, di chuyển chuột và thả tay:

Bước 3: Chọn Clean Structure trên menu Tools (chuyển cấu trúc 2D) về dạng phù hợp, xuất hiện công thức:

Bước 4: Chọn C (ở khu vực 2), nháy chuột vào một liên kết C – C thu được công thức:

Bước 5: Chọn select/move (khu vực 3); giữ chuột trái và di chuyển lên toàn bộ công thức, thả chuột; nháy chuột phải lên công thức, chọn Object Properties, xuất hiện cửa sổ Properties. Chọn All à  apply sẽ xuất hiện C ở giữa, sử dụng select/move điều chỉnh lại độ dài liên kết tuỳ ý, thu được công thức:

Ví dụ 3 (SGK –tr54)

Luyện tập 3:

a. Bước 1: Vẽ công thức

+ Chọn cửa sổ Structure (khu vực 1) và nút Draw normal (khu vực 4)

+ Chọn N (khu vực 2)

+ Nháy chuột vào màn hình để xuất hiện công thức NH3

+ Giữ chuột trái trên công thức NH3 rồi di chuyển chuột một đoạn, thả tay sẽ xuất hiện công thức H2N – NH2

+ Nháy chuột 2 lần vào liên kết N – N sẽ được công thức:

Bước 2: Trong menu Templates, chọn Templates Windows – Lewis Structure – chọn cặp electron phù hợp, gắn vào công thức ta được:

b. Tương tự, ta có:

Bước 1: Vẽ công thức

Bước 2: Vẽ thêm các cặp electron ta thu được công thức:

Hoạt động 3: Lưu file và chuyển công thức sang Word, Powerpoint

  1. a) Mục tiêu:

- HS biết cách lưu file và chuyển công thức sang Word, Powerpoint.

 

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, làm Luyện tập 4.

  1. c) Sản phẩm: Kết quả lưu các nội dung đã vẽ ở Luyện tập 3.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HOÁ HỌC 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.1: CƠ SỞ HOÁ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.2: HOÁ HỌC TRONG VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 10.3: THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay