Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời CĐ 2 Bài 5: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 5: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5. SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự về: sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự về: sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, SGV, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022), Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.
- Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, giấy A0.
- Đối với học sinh
- Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung: GV nêu vấn đề, HS đọc yêu cầu trong CĐHT trang 44 và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liệt kê được tên những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện yêu cầu: Em hãy liệt kê những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, tìm câu trả lời trong 2 - 3 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện 2 - 3 HS trả lời.
- Gợi ý:
Những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam: Sữa Vinamilk, Cà phê Trung Nguyên, Võng xếp Duy Lợi, Biti’s,…
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần tạo ra các sản phẩm trí tuệ và nhu cầu chuyển giao công nghệ. Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về các quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ - Bài 5. Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 44 – 47 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 44 – 47 để trả lời các câu hỏi: + Theo em, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền gì? + Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp trên có phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Vì sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin, trường hợp trong sách. - GV tổ chức cho các nhóm HS trả lời từng câu hỏi, thực hiện từng yêu cầu. - GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. |
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về sở hữu trí tuệ - Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả; quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và quyền đối với giống cây trồng. - Việc làm của những nhân vật trong các trường hợp là phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ: + Trường hợp 1: Căn cứ vào khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) quy định tổ chức, cá nhân, khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. + Trường hợp 2: Căn cứ vào Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022). + Trường hợp 3: Căn cứ vào Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
- Mục tiêu: HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 47 – 49 và thực hiện yêu cầu.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quy định cơ bản của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 47 – 49 để thực hiện yêu cầu: + Nêu biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ qua các thông tin trên. + Cho biết hành vi của những nhân vật trong các trường hợp trên thực hiện quy định nào của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện từng yêu cầu theo hướng dẫn của GV. - Trong quá trình HS đọc các thông tin, trường hợp, GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV có thể dựa vào kết quả quan sát các nhóm thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định các nhóm trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Một số quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ - Biểu hiện của quyền chuyển giao công nghệ trong Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 qua các thông tin: + Điều 7 quy định về Quyền chuyển giao công nghệ; + Điều 25 quy định về Quyền và nghĩa vụ của bên nhận công nghệ. - Hành vi của những nhân vật trong các trường hợp thực hiện quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: + Trường hợp 1: Hành vi của Hãng xe hơi T thực hiện quy định về quyền chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; + Trường hợp 2: Hành vi của Công ty A thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ quy định tại Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Cho biết ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định và giải thích
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nhận diện và giải thích được các nhận định liên quan đến một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định trong CĐHT trang 50 và giải thích.
- Sản phẩm học tập: HS nêu được ý kiến đồng tình hay không đồng tình với các nhận định trong CĐHT và phần giải thích.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nhận định trong CĐHT để bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình, sau đó giải thích.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS có thời gian 5 phút để chuẩn bị, đọc và suy nghĩ ý kiến về các nhận định.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện 3 – 4 HS trả lời. Gợi ý trả lời:
+ Không đồng tình với nhận định a vì quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)).
+ Không đồng tình với nhận định b vì chủ sở hữu công nghệ còn có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu (Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017).
+ Không đồng tình với nhận định c vì quyền làm tác phẩm tái sinh có thể do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)).
+ Đồng tình với nhận định d vì tác giả kiểu dáng công nghiệp có quyền được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (điểm a, khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)).
- Các bạn còn lại nhận xét và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc các trường hợp và nhận xét hành vi của các nhân vật
- Mục tiêu: HS nêu được ý kiến phân tích, đánh giá trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đơn giản thường gặp liên quan đến pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc các trường hợp trong CĐHT trang 50 và nhận xét hành vi của các nhân vật.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS nhận xét được hành vi của các nhân vật trong các trường hợp.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc các trường hợp trong CĐHT trang 50 và nhận xét hành vi của các nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS có thời gian 5 phút để chuẩn bị, thực hiện bài tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. Gợi ý trả lời:
+ Trường hợp a: Chị V đã thực hiện đúng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ (điểm a khoản 2 Điều 122 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)).
+ Trường hợp b: Hành vi của anh N đã vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, đó là sao chép truyện của anh M khi chưa được anh M cho phép (khoản 4 Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. 2022)).
+ Trường hợp c: Hành vi của Công ty C đã thực hiện đúng quy định của pháp luật chuyển giao công nghệ (điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017).
+ Trường hợp d: Hành vi của Công ty B đã vi phạm quy định của pháp luật chuyển giao công nghệ về nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về công nghệ (điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017).
- GV mời các bạn khác nhận xét, đóng góp ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và tuyên dương những HS trình bày tốt.
Nhiệm vụ 3: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc các trường hợp trong CĐHT trang 50 và trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS điều chỉnh được hành vi pháp luật của bản thân trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây