Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời CĐ 3 Bài 6: Khái quát về pháp luật lao động
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ Bài 6. Khái quát về pháp luật lao động. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNGBÀI 6. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động
- Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động
- Điều chỉnh hành vi: Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
- Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tích cực, chủ động vận động người khác điều chỉnh hành vi pháp luật lao động; phê phán các hành vi vi phạm luật lao động.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11, SGV, Bộ luật Lao động năm 2019
- Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, các hình ảnh thể hiện các nguyên tắc, thực hiện tốt pháp luật về lao động
- Đối với học sinh
- Tài liệu: Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS có hứng thú trong học tập và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới
- Nội dung: HS quan sát thông tin trong CĐHT trang 51 và thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát thông tin trong CĐHT trang 51 và thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy quan sát thông tin dưới đây và cho biết những điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 3 phút
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 bạn để trình bày ý kiến của mình; các HS khác lắng nghe, sau đó nhận xét câu trả lời của bạn mình
Gợi ý trả lời:
Những điểm mới khác của Bộ luật Lao động năm 2019: Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ; Người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Quốc khánh; Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng; Được ủy quyền cho người khác nhận lương; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và chốt ý.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động không chỉ là cơ sở quan trọng để người lao động, người sử dụng lao động tuân thủ mà còn là phương tiện để bảo vệ bản thân mình trong cuộc sống. Các nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 6. Khái quát về pháp luật lao động.
- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật lao động
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm pháp luật lao động
- Nội dung: HS đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 52 và trả lời các câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm pháp luật lao động và những cơ sở pháp lí hình thành quan hệ lao động
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin, trường hợp trong CĐHT trang 52 và trả lời các câu hỏi: + Theo em, pháp luật lao động là gì? Lấy ví dụ về một quan hệ lao động + Quan hệ lao động giữa bà H và chị T được hình thành trên cơ sở nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân đọc các thông tin, trường hợp trong sách rồi trả lời câu hỏi. - GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét, bổ sung ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Khái niệm pháp luật lao động - Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Ví dụ về quan hệ lao động: Công ty X kí hợp đồng lao động với anh A - Quan hệ lao động giữa bà H và chị T được hình thành trên cơ sở tự nguyện giữa hai người, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động
2.1. Hoạt động tìm hiểu nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
- Mục tiêu: HS nêu được nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động
- Nội dung: HS đọc thông tin 1, trường hợp 1 trong CĐHT trang 52 – 53 và thực hiện yêu cầu trang 54.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và các yêu cầu liên quan đến thông tin 1, trường hợp 1 trong CĐHT trang 52 – 54.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin 1, trường hợp 1 trong CĐHT trang 52 – 53 và thực hiện các yêu cầu: + Cho biết việc điều chuyển anh M làm công việc khác có bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động không và giải thích vì sao + Nêu những nội dung khác mà nguyên tắc này đề cập đến Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu. - GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG - Việc điều chỉnh anh M làm công việc khác là không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, vi phạm nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Người lao động có thể sử dụng điều 5, Điều 10 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình - Những nội dung khác mà nguyên tắc này đề cập đến: Quyền của người lao động trong vấn đề trả lương: Quyền của người lao động ở việc ghi nhận quyền về tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc; Quyền của người lao động trong vấn đề xác định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bảo vệ người lao động ở góc độ đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động; Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động |
2.2. Hoạt động tìm hiểu nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
- Mục tiêu: HS nêu được nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
- Nội dung: HS làm việc nhóm, đọc các thông tin 2, trường hợp 2 trong CĐHT trang 54 – 55 và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và câu hỏi liên quan đến thông tin 2, trường hợp 2 trong CĐHT trang 54 – 55
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3, yêu cầu các nhóm đọc thông tin 2, trường hợp 2 trong CĐHT trang 54 – 55 và trả lời các câu hỏi sau lên giấy A3: Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty P có phù hợp với các quy định của pháp luật lao động không? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS đọc thông tin, trường hợp và viết quan điểm của mình lên trên tờ giấy A3 - GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm lắng nghe câu trả lời của nhau và nhận xét ý kiến trả lời của nhóm bạn Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS. - GV chuyển sang nội dung luyện tập. | NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty P là phù hợp với các quy định của pháp luật lao động. Công ty P có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với anh A vì li do thu hẹp sản xuất có thể được xem là thay đổi cơ cấu tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động năm 2019. - Kết luận: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động: Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được cụ thể hóa bằng các quy định ghi nhận về quyền của người sử dụng lao động và thiết lập cơ chế bảo vệ các quyền đó. Các quyền của người sử dụng lao động được ghi nhận thành các nhóm cơ bản, cụ thể là quyền tuyển dụng và bố trí lao động, quyền điều hành lao động và quyền trong vấn đề chấm dứt quan hệ pháp luật lao động (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, xử lí luật lao động theo hình thức sa thải)
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây