Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Giáo án bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi sách công nghệ 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 10. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
  • Trình bày được biến pháp phòng, trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh, hình ảnh, sơ đồ để lấy thông tin trả lời các câu hỏi.
  • Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để giải quyết tình huống trong nội dung phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
  • HS có khả năng vận dụng kiến thức trong phòng bệnh cho vật nuôi tại gia đình.

- Năng lực riêng:

  • Trình bày được vai trò của việc phòng trị bệnh cho vật nuôi.
  • Trình bày được biện pháp phòng, trị bệnh cho một loại vật nuôi phổ biến.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức phòng bệnh cho vật nuôi
  • Có ý thức bảo vệ môi trường chăn nuôi
  • Giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè khi hợp tác thảo luận.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, sơ đồ về nội dung bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT. 
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV chiếu video, HS quan sát và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về loại bệnh ở lợn, yêu cầu HS quan sát và cho biết: Trong video đang nói tới loại bệnh gì ở con lợn? Hãy kể tên một số bệnh ở vật nuôi mà em biết.

https://www.youtube.com/watch?v=6CJlYhsGNhA&t=13s

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đứng dậy trình bày chia sẻ của bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vào nội dung bài học:  Trong cuộc sống hằng ngày thông qua việc quan sát hoạt động chăn nuôi của gia đình em, của hàng xóm, hay trên tivi chắc hẳn các em đã từng được nhìn thấy vật nuôi nào đó bị bệnh.Vậy làm thế nào để xác định được bệnh và cách phòng cũng như điều trị cho vật nuôi? Bài 10. Phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS nhận biết được những biểu hiện khác thường của vật nuôi bị bệnh và khái niệm về bệnh ở vật nuôi.

-Trình bày được các tác nhân gây bệnh ở vật nuôi, ví dụ minh họa.
- Trình bày được vai trò của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

- Trình bày được các biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

  1. Nội dung: GV cho HS khai thác thông tin, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh, vai trò phòng, trị bệnh cho vật nuôi, biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nêu khái niệm về bệnh.

- GV cho HS: Quan sát Hình 10.1và cho biết vật nuôi bị bệnh có những biểu hiện khác thường gì?

Gợi ý:

-  Hình 10.1a: Suy nhược và gầy yếu

- Hình 10.1b: bỏ ăn, nằm một chỗ, trên da nổi nhiều nốt đỏ bằng đồng xu

- Hình 10.1c: Mệt mỏi, buồn ngủ.

- Hình 10.1d: cơ thể phình to.

- GV cho HS tìm hiểu phần 1.2 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bệnh ở vật nuôi xảy ra khi nào?

2. Có mấy tác nhân gây bệnh ở vật nuôi?

3. Vì sao bệnh truyền nhiễm lại gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi luyện tập:

1. Em hãy xác định các tác nhân gây bệnh của vật nuôi trong Hình 10.3.

2. Những bệnh nào có khả năng lây lan thành dịch?

- GV dẫn dắt về vai trò của phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Phòng, trị bệnh cho vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin 1,2 phần câu hỏi luyện tập và trả lời:

1. Dịch bệnh đã gây thiệt hại về kinh tế như thế nào?
2. Dịch bệnh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con người?

3. Dịch bệnh có ảnh hưởng tới môi trường không?

- GV yêu cầu HS đọc thông tin 1.4 và cho biết: Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi?

- GV gợi mở nội dung về phòng bệnh bằng vaccine: Trong các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi, sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Vì sao sử dụng vaccine là biến pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất?

Vậy em có biết vaccine là gì không?

Vì sao vaccine có thể phòng bệnh cho vật nuôi?

- GV đưa ra câu hỏi:

Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần phải làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức

1. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi

1.1 Khái niệm về bệnh

Bệnh là sự rối loại hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

1. Bệnh ở vật nuôi xảy ra khi tồn tại ba yếu tố:

+ Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật

+ Động vật có sức đề kháng thấp

+ Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh. 

2. Có hai loại tác nhân gây bệnh:

+ Tác nhân bên ngoài

+ Tác nhân bên trong cơ thể.

3. Bệnh truyền nhiễm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi vì bệnh truyền nhiễm thường lây lan nhanh thành dịch.

Luyện tập:

1. Các tác nhân gây bệnh của vật nuôi trong Hình 10.3

- Hình 10.3a: Cơ học: chấn thương, tai nạn

-  Hình 10.3b + 10.3c + 10.3d + 10.3i: Sinh học: vi sinh vật, kí sinh trùng..

-  Hình 10.3e +10.3h: Lí học

-  Hình 10.3g: Hóa học

2. Những bệnh do tác nhân sinh học và hóa học gây ra có khả năng lây lan thành dịch.

1.3. Vai trò phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

Vai trò của phòng, trị bệnh cho vật nuôi trong chăn nuôi:

+ Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững

+ Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng

+ Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Luyện tập:

1. Thiệt hại ước tính khoảng 3 600 tỉ đồng.

2. Dịch bệnh ảnh hưởng tới con người như: Việt Nam ghi nhận 106 người nhiễm cúm, trong đó 52 ca tử vong

3. Dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất tiêu hủy.

1.4. Biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi

a) Phòng bệnh cho vật nuôi

Các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi:

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.

- Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống

- Nhốt riêng vật nuôi ốm để theo dõi và điều trị để tránh lây lan.

- Không bán và mổ thịt vật nuôi bị bệnh Không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thái của chúng ra môi trường khi chưa xử lí.

- Không sử dụng thức ăn thừa, các thiết bị dụng cụ của vật nuôi ốm, chết khi chưa được sát trùng.

b) Phòng bệnh bằng vaccine

Sử dụng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

- Vaccine giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

- Giảm rủi ro vì bệnh tật (bị chết)

- Chi phí tiêm vaccine thấp hơn chi phí điều trị bệnh.

Vaccine là chế phẩm sinh học được chế ra từ chính mầm bệnh (virus, vi khuẩn) gây ra bệnh đó.

VD: Vaccine tụ huyết trùng được chế ra từ vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng.

Vaccine được đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh.

c) Trị bệnh cho vật nuôi

Khi vật nuôi bị bệnh, người nuôi cần trị bệnh cho vật nuôi, báo ngay cán bộ thú y đến khám và điều trị. Bác sĩ thú y sẽ căn cứ vào loại bệnh, mức độ bệnh và hiệu quả kinh tế mà đưa ra biện pháp xử lí thích hợp.

=> Kết luận chung:

- Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loại hoạt động chức năng bình thường của cơ thể.

- Bệnh xuất hiện khi đủ ba yếu tố, gồm: tác nhân gây bệnh, con vật có sức đề kháng kém, môi trường bất lợi.

- Tác nhân gây bệnh bao gồm tác nhân bên trong (di truyền) và tác nhân bên ngoài ( cơ học, lí học, sinh học, hóa học).

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc để phòng bệnh cho vật nuôi.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay