Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 7 cánh diều
Công nghệ 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Công nghệ 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU
BÀI 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RỪNG
I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được vai trò của rừng.
- Phân biệt được các loại rừng phổ biến ở nước ta
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng: Mô tả được đặc điểm của các loại rừng phổ biến ở nước ta.
- Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ rừng.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số khu rừng nổi tiếng ở đất nước ta và trên thế giới.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả một khu rừng mà em biết.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- GV chiếu hình ảnh và đưa ra gợi ý mô tả về rừng U Minh - Cà Mau, Kiên Giang: Rừng U Minh được con sông Trèm chia ra thành 2 vùng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Cả hai khu rừng đều được coi là khu sinh quyển, lá phổi xanh của Đồng bằng sông Cửu Long. Khu rừng là nơi sinh sống của 252 loài thực vật, 24 loài thú, 185 loài chim, nhiều loài có tên trong Sách đỏ. Đến với rừng U Minh, du khách sẽ được len lỏi trong rừng trên những kênh rạch dài hút tầm mắt, ngắm nhìn cảnh đẹp kỳ thú khi đi giữa ngút ngàn lau sậy, chiêm ngưỡng những rừng tràm bạt ngàn và thỉnh thoảng bắt gặp vài nhành hoa sim tím lãng mạn. Ngoài ra du khách cũng sẽ được trải ngiệm cuộc sống giản di của người dân Nam Bộ, thưởng thức những món ăn ngon tuy đơn giản nhưng khiến người ta nhớ mãi.
- GV dẫn dắt vào bài học: Việt Nam nổi tiếng với thiên nhiên có những thảm thực vật đa dạng, những khu rừng nguyên sinh nổi tiếng. Vậy các em có biết về các loại rừng phổ biến ở nước ta cũng như vai trò của rừng với môi trường sinh thái và với sinh hoạt sản xuất? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 4: Giới thiệu chung về rừng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của rừng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thành phần của đất trồng và vai trò của từng phần đối với cây trồng.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.24 và trả lời câu hỏi: Rừng là gì? - GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ còn trống Hình 4.2. – Sơ đồ vai trò của rừng SGK tr.25, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Đọc nội dung vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2. - GV mở rộng kiến thức: Luật Bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam có ghi rõ: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.” - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc mục Tìm hiểu thêm SHK tr.26 và trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu khu rừng dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam? - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.26. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu vai trò của rừng - Rừng là một vùng đất rộng lớn , gồm rất nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Vai trò của rừng: + Với môi trường sinh thái: · Được ví như lá phổi xanh của Tría đất. · Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán. · Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. · Ở khu vực ven biển, rừng có vai trò chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong. · Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và con người. + Với sinh hoạt, sản xuất · Cung cấp củi đốt. · Nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy. · Cung cấp nguồn dược liệu và nguồn gene quý. · Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên. · Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân. - Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đã được công nhận 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển): + Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. + Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng. + Khu dự trữ sinh quyển Langbiang. + Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. + Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. + Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. + Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang. + Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. + Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. + Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. + Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT
1. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT
- Trồng trọt là gì?
- Em hãy nêu vai trò của trồng trọt.
- Em hãy nêu triển vọng phát triển của trồng trọt trong tương lai.
2. CÁC NHÓM CÂY TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào?
- Em hãy nêu ví dụ về một số cây trồng của từng nhóm theo mục đích sử dụng.
- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành mấy nhóm, đó là những nhóm nào?
- Em hãy nêu ví dụ về một số cây trồng của từng nhóm theo thời gian sinh trưởng.
3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
- Em hãy nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta.
- Em hiểu thế nào về phương thức trồng ngoài trời?
- Em hãy nêu một số vấn đề có thể gặp phải khi trồng ngoài trời.
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về phương thức trồng trong nhà có mái che.
- Em hãy so sánh phương thức trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che. Các phương thức này có những ưu và nhược điểm gì?
4. TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
- Thế nào là trồng trọt công nghệ cao?
- Trồng trọt công nghệ cao có đặc điểm như thế nào?
- Em hãy nêu một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt tại địa phương em.
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về ứng dụng công nghệ cao trong dự báo sâu bệnh.
5. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ TRỒNG TRỌT
- Em hiểu thế nào về nghề chọn tạo giống cây?
- Em hiểu thế nào về nghề trồng trọt?
- Người làm nghề bảo vệ thực vật thường làm những công việc gì?
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình về nghề khuyến nông.
- Ai là người đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Công nghệ 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng là
A. Nhiệt độ; độ ẩm; năng lượng bức xạ, thành phần khí quyển; cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất;
B. Phản ứng của đất (pH đất); các yếu tố sinh học; sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
C. Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Trong những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng, yếu tố nào không thể thay đổi?
A. Sự cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
B. Năng lượng bức xạ, thành phần khí quyển
C. Cấu trúc của đất và thành phần không khí trong đất
D. Các yếu tố sinh học
Câu 3: Trong những yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng, yếu tố nào có thể thay đổi?
A. Sự hiện diện hay không của các chất hạn chế sinh trưởng
B. Nhiệt độ, độ ẩm
C. Năng lượng bức xạ, thành phần khí quyển
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Quy trình trồng trọt gồm mấy bước?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 5: Chuẩn bị đất trồng có bước bào sau đây?
A. Xác định diện tích đất trồng
B. Vệ sinh đất trồng
C. Làm đất và cải tạo đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Các phương pháp tưới nước cho cây trồng là
A. Tưới tràn cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.
B. Tưới rãnh cho nước chảy vào rãnh, nước thẩm vào luống tới rễ cây.
C. Tưới phun mưa hoặc tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm
D. Tất cả phương án trên.
Câu 7: Bước thứ hai của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?
A. Xác định diện tích đất trồng
B. Vệ sinh đất trồng
C. Làm đất và cải tạo đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Bước thứ ba của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?
A. Xác định diện tích đất trồng
B. Vệ sinh đất trồng
C. Làm đất và cải tạo đất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Làm đất và cải tạo đất gồm mấy công việc chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Chuẩn bị hạt giống gồm có mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Chuẩn bị hạt giống có bước nào sau đây?
A. Lựa chọn giống để gieo trồng
B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Bước 2 của quy trình chuẩn bị hạt giống là gì?
A. Lựa chọn giống để gieo trồng
B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Bước 3 của quy trình chuẩn bị hạt giống là gì?
A. Lựa chọn giống để gieo trồng
B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Thu hoạch cây trồng gồm mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Thu hoạch cây trồng có bước nào sau đây?
A. Kiểm tra sản phẩm cây trồng
B. Tiến hành thu hoạch
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 16: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu?
A. Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng
B. Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng.
C. Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển).
D. Cả A, B, C
Câu 17: Các công việc làm đất bao gồm
A. Cày, bia cho đất tơi xốp.
B. Lên luống hoặc đắp mô để trồng cây.
C. Bón phân cho cây trồng và bón vôi để cải tạo đất.
D. Xác định diện tích đất, vệ sinh đất trồng, làm đất và cải tạo đất.
Câu 18: Những yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị cây trồng là gì?
A. Kích thước hạt giống đồng đều, không bị sâu, bệnh.
B. Kích thước hạt giống to, hạt non càng tốt.
C. Cây con khoẻ mạnh, không bị sâu, bệnh.
D. A và C
Câu 19: Cách thức gieo hạt theo hàng là gì?
A. Tạo các lỗ cạnh đều nhau trên đất trồng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
B. Tạo các lỗ cách đều nhau trên một hàng và bỏ hạt giống vào lỗ, sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng
C. Rải hạt trên bề mặt đất trồng với mật độ phù hợp. Có thể phủ lên hạt lớp đất mỏng nếu trồng trong chậu
D. A và C
Câu 20: Các nhóm biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như
A. Biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
B. Biện pháp vật lí, cơ giới như bẫy bả, bắt băng tay, bao quả, che lưới,..
C. Biện pháp sinh học hoặc biện pháp hóa học
D. Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Hãy chọn phương án đúng khi nói về trường hợp cần tỉa, dặm cây sau nước
A. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá thưa
B. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây quá dày.
C. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi cây yếu, phát triển chậm cần thay thế.
D. Cần tỉa, dặm cây sau nước khi khoảng cách giữa các cây đều nhau.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón?
A. Cây trồng thiếu phân bón sẽ còi cọc, kém phát triển, vàng lá, năng suất thấp.
B. Cây trồng thiếu phân bón sẽ có nhiều lá, năng suất thấp.
C. Cây trồng thiếu phân bón sẽ dễ bị côn trùng gây hại.
D. Cây trồng thiếu phân bón sẽ thường ra trái muộn và cành lá sum sẽ.
Câu 3: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về các công việc chăm sóc cây trồng?
A. Kiểm tra đất trồng một trong những công việc chăm sóc cây trồng
B. Tỉa, dặm cây là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
C. Làm cỏ, vun xới là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
D. Bón phân là một trong những công việc chăm sóc cây trồng
Câu 4: Khái niệm nào sau đây là đúng về thời vụ gieo trồng?
A. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian không nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người nông dân.
B. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người.
C. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giá thành của sản phẩm.
D. Mỗi loại cây trồng có phương pháp thu hoạch khác nhau là do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.
Câu 6: Hành động nào sau đây là không đúng đúng nhằm bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trưởng khi chăm sóc cây trồng.
A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ và liều lượng cao để diệt sâu hại.
B. Sử dụng đồ bảo hộ (quần, áo, kính, khẩu trang,...) khi phun thuốc cho cây trồng.
C. Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật về đúng nơi quy định.
D. Sử dụng gang tay, khi bắt sâu chăm sóc cho cây trồng
Câu 7: Chọn ý đúng nhất khi nói về phương thức canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích
A. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức tăng vụ
B. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh
C. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức xen canh
D. Canh tác hai, nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích cùng thuộc phương thức luân canh, xen canh
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 7 CÁNH DIỀU
Bộ đề Công nghệ 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD&ĐT…………… TRƯỜNG THCS……………. | Đề thi Học kì 1 - Cánh diều Năm học 2022 - 2023 Môn: Công nghệ lớp 7 Thời gian làm bài: ……..phút (không kể thời gian phát đề)
|
Ma trận đề thi cuối kì 1 Công nghệ 7
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | |
Giới thiệu chung về rừng |
| Phân biệt được các loại rừng |
|
|
|
| Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Trồng cây rừng | Biết thời vụ trồng rừng, cách làm đất | Nắm được quy trình trồng rừng |
| Vận dụng trồng rừng |
|
| Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu:8 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 13 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% |
Chăm sóc cây rừng sau khi trồng | Biết thời gian, số lần chăm sóc cây rừng | Nắm được những công việc chăm sóc cây rừng | Giải thích được ý nghĩa chăm sóc cây rừng |
|
|
| Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% | Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Theo mục đích sử dụng, rừng có loại nào?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Rừng phòng hộ được dùng để:
A. Bảo vệ nguồn nước
B. Bảo vệ đất
C. Chống xói mòn
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Vườn Quốc gia thuộc loại rừng nào?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Rừng thông thuộc loại rừng nào?
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Thời vụ trồng rừng của miền Bắc là?
A. Mùa xuân và mùa thu
B. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Thời vụ trồng rừng của miền Nam là?
A. Mùa xuân và mùa thu
B. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Hố trồng rừng có kích thước nào?
A. 30 x 30 x 30
B. 40 x 40 x 40
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 8. Quy trình đào hố trồng cây rừng gồm mấy bước?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 9. Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm mấy bước?
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Câu 10. Bước 2 quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:
A. Tạo lỗ trong hố đất
B. Rạch túi bầu
C. Đặt bầu cây vào giữa hố đất
D. Lấp đất và nén đất lần 1
Câu 11. Bước 4 quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:
A. Tạo lỗ trong hố đất
B. Rạch túi bầu
C. Đặt bầu cây vào giữa hố đất
D. Lấp đất và nén đất lần 1
Câu 12. Cây con có baaif có ưu điểm là gì?
A. Sức đề kháng cao
B. Giảm thời gian chăm sóc
C. Giảm số lần chăm sóc
D. cả 3 đáp án trên
Câu 13. Bước 1 của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:
A. Tạo lỗ trong hố đất
B. Đặt cây con vào giữa hố
C. Lấp đất kín gốc cây
D. Nén đất
Câu 14. Bước 3 của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:
A. Tạo lỗ trong hố đất
B. Đặt cây con vào giữa hố
C. Lấp đất kín gốc cây
D. Nén đất
Câu 15. Bước 4 của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:
A. Tạo lỗ trong hố đất
B. Đặt cây con vào giữa hố
C. Lấp đất kín gốc cây
D. Nén đất
Câu 16. Nhược điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần?
A. Khi bứng cây bộ rễ bị tổn thương
B. cây trồng chậm phát triển
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 17. Mục đích của chăm sóc cây rừng là:
A. Hạn chế sự phát triển của sâu bệnh
B. Tăng thêm dinh dưỡng
C. Giúp cây sinphát triển tốt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18. Việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng cần tiến hành liên tục trong mấy năm?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19. Năm thứ hai sau khi trồng rừng, mỗi năm cần chăm sóc mấy lần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 2 đến 3 lần
Câu 20. Năm thứ tư sau khi trồng rừng, mỗi năm cần chăm sóc mấy lần?
A. 1
B. 2
C. 1 đến 2 lần
D. 2 đến 3 lần
Câu 21. Công việc đầu tiên trong chăm sóc cây rừng là:
A. Làm hàng rào bảo vệ
B. Xới đất, vun gốc
C. Bón thúc
D. Tỉa và trồng dặm
Câu 22. Công việc thứ ba trong chăm sóc cây rừng là:
A. Làm hàng rào bảo vệ
B. Xới đất, vun gốc
C. Bón thúc
D. Tỉa và trồng dặm
Câu 23. Trường hợp cây rừng bị chết cần bổ sung cây đảm bảo:
A. Cùng loại
B. Cùng tuổi
C. Cùng loại, cùng tuổi
D. Không yêu cầu
Câu 24. Người ta làm hàng rào bảo vệ bằng:
A. Tre
B. Nứa
C. Trồng cây dứa dại
D. Cả 3 đáp án trên
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Trình bày quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần?
Câu 2 (2 điểm). Mục đích chăm sóc cây rừng là gì?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | D | A | C | A | C | C | C | A | B | D | D |
Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
A | C | D | C | D | D | D | C | A | C | C | D |
II. Tự luận
Câu 1.
Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:
- Bước 1: Tạo lỗ trong hố đất
- Bước 2: Đặt cây con vào giữa hố
- Bước 3: Lấp đất kín gốc cây
- Bước 4: Nén đất
- Bước 5: Vun gốc
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 7 cánh diều, soạn Công nghệ 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS