Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Giáo án bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam sách Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay.
Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ tại Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.
Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua tìm tòi, khám phá thêm về thị trường lao động .
Năng lực riêng:
Nhận thức công nghệ: Trình bày được khái niệm về thị trường lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Giao tiếp công nghệ: tìm kiếm và báo cáo thông tin về thị trường lao động của một ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nội dung bài học; có ý thức vận dụng kiến thức đã học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức.
Các Hình 3.1 – 3.2 – 3.3 trong SGK phóng to.
Phiếu học tập.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học “Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, giúp HS sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài học.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 SGK tr.17 và trả lời câu hỏi: Nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề có giống nhau không? Người lao động có tìm thông tin này ở đâu để có cơ sở lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội?
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3.1 SGK tr.14 và trả lời câu hỏi: Nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề có giống nhau không? Người lao động có tìm thông tin này ở đâu để có cơ sở lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Nhu cầu tuyển dụng của các ngành nghề là khác nhau.
Hiện nay, với sự bùng nổ của mạng internet, người lao động có thể tìm thông tin trên các trang web, hội nhóm, mạng xã hội…để lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Ngoài ra, chúng ta có thể đọc sách, báo, tạp chí, các hội thảo định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên…
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trên mạng internet, hội nhóm, mạng xã hội có rất nhiều thông tin để chúng ta lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên ta cần phải lựa chọn các trang uy tín để tránh bị lừa đảo. Vậy cụ thể trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ ta có thể tìm hiểu ở các trang chính thống nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm về thị trường lao động
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm về thị trường lao động
b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin mục I SGK tr.17 và trả lời câu hỏi tìm hiểu về khái niệm thị trường lao động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm về thị trường lao động
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi khám phá trong SGK: + Hãy kể tên một số loại hàng hoá, dịch vụ mà em biết. Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ gọi là gì? - Sau khi HS trả lời, GV lưu ý với HS: Chợ, siêu thị, sàn giao dịch,… là các biểu hiện của thị trường - Từ khái niệm về thị trường, GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để rút ra khái niệm về thị trường lao động: Từ câu hỏi trên em hãy nêu khái niệm của thị trường lao động. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (mỗi nhóm từ 3 – 4 thành viên), yêu cầu trong vòng 5 phút, các nhóm hãy chỉ ra sự khác biết giữa thị trường lao động với các thị trường khác. - Sau khi HS thảo luận và đưa ra câu trả lời, GV nhấn mạnh với HS về sự khác biệt giữa thị trường lao động với các thị trường khác: Sự khác biệt giữa thị trường lao động với các thị trường khác ở chỗ hàng hoá trên thị trường lao động là loại hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao động gắn chặt với người có sức lao động cả về số lượng và chất lượng; có sự khác biệt với mỗi người. Mỗi người lao động khác nhau về tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kĩ thuật, kinh nghiệm làm việc,... và chúng đều có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả lao động. Trong khi đó, các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là hàng hoá công nghiệp thường được chuẩn hoá cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng. - GV kết luận, củng cố kiến thức về khái niệm thị trường lao động. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, đọc thông tin trong mục, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi và nêu khái niệm. + Một số loại hàng hoá: + Một số loại dịch vụ: + Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hoá hoặc dịch vụ gọi là thị trường tiêu dùng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm của thị trường lao động: Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hoá sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thoả thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,... Trong đó, người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua, hàng hoá sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm về thị trường lao động Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hoá sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thoả thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,... Trong đó, người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua, hàng hoá sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động |
Hoạt động 2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động.
b. Nội dung: HS nghiên cứu mục II trong SGK tr18 để tìm hiểu và phân tích sự tác động của yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với mỗi yếu tố tác động tới thị trường lao động và yêu cầu các nhóm tìm hiểu và phân tích sự tác động của yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động: + Nhóm 1: Tìm hiểu tác động của sự phát triển của khoa học, công nghệ. + Nhóm 2: Tìm hiểu tác động của sự chuyển dịch cơ cấu. + Nhóm 3: Tìm hiểu tác động của nhu cầu nghề nghiệp. + Nhóm 4: Tìm hiểu tác động của nguồn cung lao động. - Lưu ý: trước khi tìm hiểu và phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động, GV giải thích cho HS về một số thuật ngữ cho HS: + Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dùng để chỉ những thay đổi trong các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Có các hướng chuyển dịch cơ cấu như sau: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỉ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay được chia thành theo ngành gồm Nông – lâm – thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ. + Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: là sự chuyển dịch tỉ trọng của các thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân); kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế giữa các vùng trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. - GV tổng hợp kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động, yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng dưới đây vào vở
- GV chiếu cho HS xem thêm video: Gần ¼ số việc làm trên toàn cầu sẽ thay đổi trong 5 năm tới - GV hướng dẫn HS đọc thêm mục Thông tin bổ ích SGK tr.18: Các chính sách của Nhà nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp. Ví dụ, các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn sẽ giúp nâng cao chất lượng của cung lao động; các chính sách phát triển kinh tế, chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư làm cầu lao động tăng. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu phần Luyện tập SGK tr.18: Em hãy cho biết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sang các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đã làm thay đỗi nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong thị trường lao động như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi phần luyện tập (SGK – tr18) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản sang các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đã làm thay đổi nhu cầu lao động và cơ cấu lao động trong thị trường lao động theo hướng tăng nhu cầu lao động và số lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; giảm nhu cầu lao động và số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động: Thị trường lao động luôn thay đổi bởi tác động của một số yếu tố chính sau: Sự phát triển của khoa học; Sự chuyển dịch cơ cấu; Nhu cầu lao động; Nguồn cung lao động. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động Thị trường lao động luôn thay đổi bởi tác động của một số yếu tố chính sau: + Sự phát triển của khoa học, công nghệ. + Sự chuyển dịch cơ cấu. + Nhu cầu lao động. + Nguồn cung lao động.
|
Hoạt động 3. Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS Trình bày được khái niệm về vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
b. Nội dung: HS được yêu cầu trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK tr.19.
c. Sản phẩm: HS ghi được vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục III SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Em hãy đọc một số nội dung trong bảng tin thị trường lao động (Hình 3.2 SGK) và chỉ ra một số thông tin thị trường lao động cung cấp. - GV nhận xét và kết luận về vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS lên trả lời câu hỏi về các thông tin mà thị trường lao động cung cấp để định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ: Thị trường lao động cung cấp các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động; những nghề được xem là có tiềm năng trong tương lai; những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có đối với mỗi nghề. Những thông tin này giúp: + Người lao động có căn cứ chọn ra nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân + Các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội + Người sử dụng lao động tuyển được người lao động phù hợp với nhu cầu của mình - GV chuyển sang nội dung mới. | III. Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ Thị trường lao động cung cấp các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động; những nghề được xem là có tiềm năng trong tương lai; những kĩ năng thiết yếu mà người lao động cần phải có đối với mỗi nghề. Những thông tin này giúp: + Người lao động có căn cứ chọn ra nghề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. + Các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. + Người sử dụng lao động tuyển được người lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
|
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức