Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức

BÀI 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

(32 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Thị trường lao động là gì?

  1. Là thị trường trao đổi hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,...
  2. Là người lao động bên bán, người sử dụng lao động bên mua.
  3. Là hàng hóa sức lao động - toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.
  4. Là các loại hàng hóa, dịch vụ có trên thị trường để trao đổi và mua, bán.

Câu 2: Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. 1 yếu tố.
  2. 2 yếu tố.
  3. 5 yếu tố.
  4. 4 yếu tố.

Câu 3: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ có tác động như thế nào đối với thị trường lao động?

  1. Tác động đến sự phát triển kinh tế của từng địa phương.
  2. Tác động đến các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.
  3. Tác động đến các ngành nghề trong nền kinh tế cũng như các nhóm người lao động.
  4. Tác động đến sự phát triển xã hội của đất nước.

Câu 4: Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu là gì?

  1. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
  2. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
  3. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các địa phương.
  4. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế của địa phương làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.

Câu 5: Vấn đề cơ bản của thị trường lao động hiện nay là?

  1. Xu hướng tuyển dụng lao động chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm.
  2. Xu hướng cầu lao động cao hơn cung lao động.
  3. Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều.
  4. Chất lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao.

Câu 6: Lực lượng lao động ở thành thị trong những năm vừa qua có đặc điểm gì?

  1. Xu hướng ngày càng giảm, tập trung lao động chủ yếu ở những địa phương giáp biển.
  2. Xu hướng ngày càng tăng, tập trung lao động chủ yếu ở những địa phương có cơ cấu kinh tế cao.
  3. Xu hướng ngày càng giảm, tập trung lao động chủ yếu ở vùng nông thôn.
  4. Xu hướng ngày càng tăng.

Câu 7: Đặc điểm của chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động là gì?

  1. Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp.
  2. Trình độ lao động cao nhưng chưa đáp ứng được thị trường lao động.
  3. Vẫn còn thấp và chậm cải thiện, khan hiếm lao động trình độ cao.
  4. Chất lượng lao động và trình độ chuyên môn cao nhưng chưa phù hợp với thực tiễn việc làm.

Câu 8: Sự mất cân đối cung – cầu lao động được thể hiện ở những khu vực nào?

  1. Trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các vùng, khu vực và ngành nghề.
  2. Trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các doanh nghiệp.
  3. Trên phạm vi cả nước.
  4. Giữa các doanh nghiệp, các vùng và khu vực ngành nghề.

Câu 9: Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng

  1. giảm tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm nghiệp.
  2. giảm tỉ trọng lao động khu vực dịch vụ.
  3. giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp.
  4. giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp.

Câu 10: Để tìm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ cần thực hiện theo mấy bước?

  1. 6 bước.
  2. 5 bước.
  3. 4 bước.
  4. 3 bước.

Câu 11: Sắp xếp các ý kiến dưới đây theo trình tự tìm hiểu thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ

  • Xác định nguồn thông tin
  • Tiến hành tìm kiếm
  • Xác định mục tiêu tìm kiếm
  • Xác định công cụ tìm kiếm
  1. (1) – (2) – (3) – (4).
  2. (3) – (1) – (4) – (2).
  3. (3) – (2) – (4) – (1).
  4. (4) – (3) – (1) – (2).

Câu 12: Vai trò của những thông tin mà thị trường lao động cung cấp?

  1. Giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
  2. Giúp người lao động có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí làm việc mình mong muốn.
  3. Giúp các cơ sở đào tạo định hướng và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
  4. Giúp các cơ sở đào tạo tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của nhà nước, xã hội.

Câu 13: Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng hàng hóa tác động khiến cho số lượng các ngành, nghề và nhu cầu thu hút nguồn nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau được thể hiện ở đâu?

  1. Thể hiện ở số người lao động.
  2. Thể hiện ở số việc làm và khả năng tạo việc làm trong một thời kì nhất định.
  3. Thể hiện ở thời gian tham gia lao động và chất lượng lao động.
  4. Thể hiện số việc làm và các nguồn lực con người tham gia vào thị trường lao động.

Câu 14: Việc xác định mục tiêu tìm kiếm có ý nghĩa gì?

  1. Giúp cho việc thu thập thông tin đúng và đủ để có những thông tin cần thiết, hữu ích nhất về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  2. Giúp cho việc thu thập thông tin được tập trung, trúng, đúng và đủ để có những thông tin cần thiết, hữu ích nhất về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  3. Thể hiện ở thời gian tham gia lao động và chất lượng lao động.
  4. Thể hiện số việc làm và các nguồn lực con người tham gia vào thị trường lao động.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU) 

Câu 1: Nơi diễn ra hoạt động mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ được gọi là gì?

  1. Thị trường trao đổi - sản xuất.
  2. Thị trường lao động.
  3. Thị trường trao đổi hàng hóa.
  4. Thị trường chuyển dịch cơ cấu hàng hóa.

Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động?

  1. Sự phát triển của công nghệ, cơ khí.
  2. Sự chuyển dịch cơ cấu.
  3. Nhu cầu lao động.
  4. Nguồn cung lao động.

Câu 3: Những tiến bộ về công nghệ có vai trò gì đối với thị trường lao động?

  1. Làm thay đổi nguồn nhân lực trong thị trường theo hướng tích cực.
  2. Cung cấp kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo.
  3. Làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng thấp đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn.
  4. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thị trường lao động?

  1. Phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Đóng vai trò to lớn trong việc định hướng nghề nghiệp.
  3. Cung cấp cho người lao động thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động.
  4. Người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Câu 5: Sau nhiều năm đổi mới đất nước, thị trường Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?

  1. Phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
  2. Phát triển về chất lượng lao động, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
  3. Phát triển về quy mô và chất lượng lao động, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
  4. Phát triển về quy mô lao động đầu ra, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.

Câu 6: Sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật, công nghệ đã đặt ra những yêu cầu gì đối với người lao động?

  1. Người lao động có trình độ chuyên môn thấp, sử dụng thành thạo công nghệ thông tin.
  2. Người lao động có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
  3. Người lao động có khả năng tự lập để đáp ứng sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.
  4. Người lao động có kế hoạch rèn luyện, đáp ứng được sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.

Câu 7: Cần làm gì để xác định mục tiêu tìm kiếm?

  1. Tìm kiếm các nguồn thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  2. Đặt câu hỏi và tìm kiếm các nguồn thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  3. Đặt câu hỏi tìm kiếm thông tin chính và câu hỏi tìm kiếm cụ thể về một hoặc một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  4. Tìm hiểu nhu cầu thị trường về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Câu 8: Tại sao lại có sự mất cân đối giữa cung lao động và cầu lao động?

  1. Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động còn thấp.
  2. Cung lao động tăng chậm đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động cao.
  3. Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động quá cao.
  4. Cung lao động tăng mức ổn định nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động chậm cải thiện.

Câu 9: Trong các nguồn thông tin dưới đây, có bao nhiêu nguồn thông tin đáng tin cậy để lựa chọn tìm kiếm thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  • Các báo cáo cập nhật về thị trường lao động của các cơ quan quản lí, thống kê về lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê,...).
  • Các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.
  • Thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
  • Các chuyên trang (website) về hướng nghiệp và làm việc trên mạng Internet uy tín.
  1. 1 nguồn thông tin.
  2. 2 nguồn thông tin.
  3. 3 nguồn thông tin.
  4. 4 nguồn thông tin.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Để đưa ra quyết định chọn nghề tương lai cho phù hợp, mỗi học sinh cần phải làm gì?

  1. Có kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động nghề nghiệp.
  2. Căn cứ lựa chọn nghề phù hợp với sở thích với bản thân.
  3. Có kế hoạch học tập, lựa chọn nghề phù hợp thỏa mãn nhu cầu tuyển dụng lao động của xã hội.
  4. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ ở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

Câu 2: Nhà nước đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy thị trường lao động?

  1. Nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
  2. Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy thị trường lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
  3. Nhà nước là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp.
  4. Nhà nước là một trong những yếu tố giúp nâng cao chất lượng lao động.

Câu 3: Các chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn do Nhà nước ban hành đem lại lợi ích gì?

  1. Giúp nâng cao chất lượng của cung lao động.
  2. Giúp phân bổ đầu tư làm cầu lao động tăng.
  3. Giúp điều chỉnh kinh tế, chính sách đầu tư phù hợp.
  4. Giúp nâng cao chất lượng lao động giữa các ngành nghề.

Câu 4: Tìm kiếm các thông tin liên quan đến thị trường lao động các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ ở những công cụ hỗ trợ nào?

  1. Từ người thân, thầy cô.
  2. Google, Bing, ChatGPT,...
  3. Ngoại khóa ở trường.
  4. Sách, báo, truyện, trò chơi,...

Câu 5: Em hiểu thế nào là ngành khoa học dữ liệu?

  1. Là ngành khoa học liên quan đến việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động.
  2. Là ngành nghiên cứu liên quan đến việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động.
  3. Là ngành khoa học liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược.
  4. Là ngành khoa học quản trị và phân tích dữ liệu, trích xuất các giá trị từ dữ liệu để tìm ra các hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động.

4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

Câu 1: Đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho việc tìm kiếm các thông tin cơ bản về thị trường lao động ở Việt Nam?

  1. Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
  2. Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
  3. Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
  4. Cổng thông tin điện tử Quốc gia.

Câu 2: Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất Quý 1 năm 2023 là?

  1. Thông tin và truyền thông.
  2. Công nghiệp chế biến, chế tạo.
  3. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
  4. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ.

Câu 3: Người được đào tạo chuyên sâu về ngành khoa học dữ liệu được gọi là gì?

  1. Kiến trúc sư.
  2. Lập trình viên.
  3. Nhà nghiên cứu khoa học.
  4. Nhà khoa học dữ liệu.

Câu 4: Để trở thành nhà khoa học dữ liệu, em có thể học tập tại

  1. Đại học Bách khoa Hà Nội.
  2. Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH).
  3. Đại học Ngoại ngữ.
  4. Học viện Kĩ thuật Mật mã.

 

=> Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay