Nội dung chính Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam sách Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
I. Khái niệm về thị trường lao động
- Thị trường lao động là thị trường trao đổi hàng hoá sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thoả thuận với nhau về tiền lương, các điều kiện làm việc,... Trong đó, người lao động là bên bán, người sử dụng lao động là bên mua, hàng hoá sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường lao động:
- Sự phát triển của khoa học, công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã tác động đến các ngành nghề trong nền kinh tế cũng như các nhóm người lao động. Những tiến bộ về công nghệ hỗ trợ sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh | tế, nhiều công việc thay đổi theo hướng giảm bớt cầu lao động. Đồng thời, nó cũng tác động làm cho thị trường lao động có những thay đổi lớn theo hướng yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động về năng lực, trình độ chuyên môn và các kĩ năng thiết yếu như giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo.
- Sự chuyển dịch cơ cấu: Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ làm thay đổi nhu cầu lao động giữa các ngành, nghề và kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng.
- Nhu cầu lao động: Sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng địa phương và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng hàng hoá tác động khiến cho số lượng các ngành, nghề và nhu cầu thu hút nguồn nhân lực của người sử dụng lao động khác nhau. Điều này được thể hiện ở số việc làm và khả năng tạo việc làm trong một thời kì nhất định.
- Nguồn cung lao động: Số lượng lao động, thời gian tham gia lao động, chất lượng và cơ cấu nguồn lực con người tham gia vào thị trường lao động luôn thay đổi theo thời gian và theo không gian giữa các vùng, ngành là yếu tố làm thay đổi thị trường lao động.
III. Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
Vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Định hướng lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của cá nhân, qua đó làm tăng cơ hội có việc làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Định hướng và phát triển chương trình đào tạo các ngành nghề, nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Có cơ hội được tuyển dụng vào vị trí việc làm phù hợp năng lực, sở thích. nguyện vọng và giúp người sử dụng lao động tuyển dụng được người lao động phù hợp.
IV. Những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay
- Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều: Lực lượng lao động ở thành thị trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Chất lượng lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động vẫn còn rất thấp và chậm cải thiện, khan hiếm lao động trình độ cao.
– Xu hướng cung lao động lớn hơn cầu lao động: Cung lao động ngày càng đáp ứng cầu lao động nhưng thị trường lao động nước ta vẫn tồn tại sự mất cân đối cung – cầu lao động trong phạm vi cả nước nói chung cũng như giữa các vùng, khu vực và ngành nghề. Sự mất cân đối này thể hiện ở số lượng cung lao động lớn hơn cầu lao động. Cung lao động tăng nhanh nhưng không đáp ứng được cầu lao động do chất lượng lao động thấp.
– Xu hướng tuyển dụng người lao động được đào tạo, có kinh nghiệm: Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nông nghiệp cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật, công nghệ đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động. Người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin, đồng thời họ phải có khả năng tự học để đáp ứng sự thay đổi liên tục của các ngành nghề.
V. Tìm kiếm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ
- Thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có thể tìm được qua các trang website, báo trí, các kênh thông tin chính thức của các đơn vị uy tín như tổ chức lao động quốc tế cũng như các trung tâm thị trường lao động ở các đơn vị thành phố (tỉnh).
– 4 bước để tìm thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.
+ Bước 1: Xác định mục tiêu tìm kiếm
+ Bước 2: Xác định nguồn thông tin
+ Bước 3: Xác định công cụ tìm kiếm
+ Bước 4: Tiến hành tìm kiếm