Kênh giáo viên » Công dân 9 » Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn Giáo dục công dân lớp 9 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 1: Sống có lí tưởng

Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 2: Khoan dung

Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 4: Khách quan và công bằng

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 5: Bảo vệ hoà bình

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 7: Thích ứng với thay đổi

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 8: Tiêu dùng thông minh

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

....

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sống có lí tưởng
  • Nhận thức được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
  • Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác:có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi:thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm thể hiện lí tưởng sống của bản thân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội:học tập, rèn luyện theo lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
  1. Phẩm chất:
  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
  • Khoan dung, hòa đồng và yêu thương mọi người xung quanh.
  • Tích cực, chăm chỉ phấn đấu để theo đuổi lí tưởng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam,...

  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về khoan dung.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa của lời bài hát liên quan đến lí tưởng sống cao đẹp của con người.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của lời bài hát liên quan đến lí tưởng sống cao đẹp của con người.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.5: Em hãy chỉ ra những ca từ thể hiện ước muốn của nhân vật trong lời bài hát sau và cho biết ý nghĩa của những ước muốn đó.

“Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người tôi sẽ chết cho quê hương..."

("Tự nguyện”, nhạc và lời: Trương Quốc Khánh)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

Lời bài hát nói về những khao khát sống đẹp , sống cho quê hương , sống không phí hoài của tác giả. Quan đó, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: mỗi người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho không hối tiếc, không bỏ lỡ, sống hết lòng vì bản thân, vì người khác, sống cống hiến, sống vì đam mê, sống đẹp và đầy ý nghĩa.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lí tưởng là mục đích cao đẹp nhất mà con người mong muốn đạt tới. Khi sống có lí tưởng, con người sẽ có kế hoạch cho tương lai, có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu để đạt được những thành công trong cuộc sống và giúp ích cho cộng đồng. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1. Sống có lí tưởng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng đối với mỗi người.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.5-6 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.5-6 và thực hiện nhiệm vụ:

* Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi:

a) Em hãy nêu mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thông tin trên.

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện mong muốn trên như thế nào? Ý nghĩa của mong muốn đó với dân tộc Việt Nam?

* Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi:

 

a) Em hãy chỉ ra mục đích sống của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội.

b) Chi tiết nào trong những dòng nhật kí trên thể hiện suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích đó?

- GV trình chiếu một số hình ảnh về việc sống có ý tưởng:

 

Thanh niên tham gia dọn đường

 

Khám bệnh miễn phí cho người cao tuổi

 

Tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết thế nào là sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.5-6 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1:

a) Mong muốn của Bác trong thông tin: Bác mong cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ấm no, được học hành.

b) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện mong muốn bằng cách: gánh chức Chủ tịch, cố gắng sức làm và sẵn sàng chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc ta.

Mong muốn đó mang lại ý nghĩa to lớn cho dân tộc Việt Nam: đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc và ấm no.

+ Thông tin 2:

a) Mục đích sống của bác sĩ Đặng Thùy Trâm và đồng đội: tình yêu bao la với Tổ quốc, nhân dân, đồng đội, lí tưởng sống cao đẹp. Lí tưởng đó là: quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!

b) Chi tiết thể hiện mục đích sống trong những dòng nhật lí là: đời sống qua giông tố nhưng k cúi đầu trước giông tố; ngẩng cao đầu mà sống, với lí tưởng cao đẹp của mình; sẵn sàng dâng trọn đời để chiến đấu vì ngày mai của Tổ quốc;...

- GV tổng hợp ý kiến lên bảng.

- GV mời HS nêu khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

- Khái niệm: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

- Ý nghĩa: 

+ Giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

+ Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng và tin tưởng.

 

Hoạt động 2: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay

  1. Mục tiêu: HS nêu được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SGK tr.7 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay và trách nhiệm của HS.

  1. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay và trách nhiệm của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam và những việc thanh niên cần phải làm để thực hiện nhiệm vụ đó.

- GV trình chiếu cho HS xem video về lí tưởng sống của thanh niên Hà Nội ngày xưa và ngày nay:

+ Ngày xưa:

https://www.youtube.com/watch?v=V0IXFdexR9M&t=65s (0:24 – 1:10)

+ Ngày nay:

https://www.youtube.com/watch?v=MHiQjIngdHU (1:40 – 4:07)

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, trả lời câu hỏi: Theo em, học sinh cần làm gì để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam ngày nay? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong SGK tr.7 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay và trách nhiệm của HS theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

Nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam và những việc thanh niên cần phải làm để thực hiện nhiệm vụ đó là:

+ Xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất

+ Luôn rèn luyện đạo đức cách mạng.

+ Trung thành với dân tộc, Tổ quốc.

+ Dũng cảm, không ngại khó.

+ Luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ.

+ Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước

+ ...

- GV mời HS nêu lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay và trách nhiệm của HS.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay

- Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay:

+  Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

+ Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;

+ Nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt;

+ Tích cực tham gia vào sự nghiệp đầy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Trách nhiệm của học sinh: là xác định được lí tưởng sống của bản thân và từng bước hiện thực hoá lí tưởng đó qua việc tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc và nhân loại.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể liên quan đến nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi phần Trắc nghiệm và bài tập phần Luyện tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Lí tưởng sống là gì?

  1. cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.
  2. Khát vọng làm giàu bằng chính tài năng, sức lực của bản thân.
  3. được đi khám phá những vùng đất mới.
  4. khai hoang, làm giàu trên những vùng đất khô cằn, sỏi đá.

Câu 2. Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến cái gì?

  1. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
  2. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
  3. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
  4. của cải để xây dựng đường sá quê hương.

Câu 3. Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay là gì?

  1. phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  2. phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  3. phấn đấu làm giàu từ đôi bàn tay của mình, không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
  4. phấn đấu có cuộc sống sung túc, giàu sang không bận tâm những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

Câu 4. Biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là ý nào?

  1. năng động sáng tạo trong công việc.
  2. vượt khó trong học tập.
  3. đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
  4. sống ỷ lại, thực dụng.

Câu 5. Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?

  1. Dễ làm, khó bỏ.
  2. Phận ai người ấy lo.

C.Thắng không kiêu, bại không nản.

  1. Nước đến chân mới nhảy.

Câu 6. Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần phải làm gì?

  1. đóng góp thật nhiều của cải trong các cuộc vận động, ủng hộ người nghèo
  2. ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.
  3. tích cực tham gia các hoạt động phong trào của địa phương.
  4. làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Câu 7. Có ý kiến cho rằng: Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?

  1. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.
  2. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.
  3. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.
  4. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và và hiểu biết thực tế của bản thân về sống có lí tưởng để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

C

A

D

C

B

B

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập (SGK tr.8-9)

Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm với các ý kiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập 1 theo mẫu Phiếu học tập sau:

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Tất cả những người sống có mục đích đều là những người sống có lí tưởng.

 

 

 

b) Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung của dân tộc.

 

 

 

c) Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.

 

 

 

d) Ở mỗi thời đại khác nhau, con người có lí tưởng sống khác nhau.

 

 

 

e) Người sống có lí tưởng là người có nhiều ước mơ, hoài bão.

 

 

 

g) Đối với học sinh, tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng.

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về sống có lí tưởng để hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV thu Phiếu học tập của một số HS và mời đại diện 1 – 2 HS trả lời theo Phiếu học tập.

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Tất cả những người sống có mục đích đều là những người sống có lí tưởng.

 

x

Vì người sống có mục đích cao đẹp, có quyết tâm thực hiện kế hoạch mới là người sống có lí tưởng.

b) Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung của dân tộc.

x

 

Vì người sống có lí tưởng luôn muốn phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

c) Những ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng.

 

x

Vì những người tích cực làm giàu chưa hẳn đã có mục đích sống cao đẹp, phù hợp với lợi ích cộng đồng.

d) Ở mỗi thời đại khác nhau, con người có lí tưởng sống khác nhau.

x

 

Vì xã hội thay đổi, con người sẽ đặt ra những mục tiêu, kế hoạch phấn đấu khác nhau.

e) Người sống có lí tưởng là người có nhiều ước mơ, hoài bão.

 

x

Vì những ước mơ, hoài bão đó có phù hợp với bản thân, có kế hoạch phấn đấu rõ ràng hay không, và có mang lại giá trị cho cộng đồng không.

g) Đối với học sinh, tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng.

x

 

Vì đây là trách nhiệm của học sinh trong việc xác định lí tưởng sống của bản thân và phát triển bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Viết bài thuyết trình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Từ quan điểm dưới đây, em hãy viết bài thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng:

tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.

(Lev Nikolayevich Tolsoy)

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận câu hỏi: Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hòa bình một cách phù hợp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân để thảo luận và viết bài thuyết trình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thuyết trình ý nghĩa của quan điểm trước lớp:

Gợi ý:

+ Giải thích và bàn luận về ý nghĩa câu nói:

  • “Lí tưởng” là cái đích để con người hướng tới.
  • “Cuộc sống” ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trên cõi đời của mỗi người.
  • “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”: Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường. Khả năng lạc đường trước cuộc đời là rất lớn nếu không có lí tưởng tốt đẹp.
  • “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”: Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.

+ Phân tích, chứng minh:

  • Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người quan trọng như thế nào.
  • Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.
  • Lý tưởng sống đẹp đẽ kích thích những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.

+ Đánh giá, mở rộng: Suy nghĩ của bản thân về ý kiến:

  • Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.
  • Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh tốt nghiệp THPT là chọn ngành nghề, một ngưỡng cửa để bước vào thực hiện lý tưởng.

+ Bài học rút ra cho bản thân:

  • Về nhận thức: Cần có lí tưởng sống để cuộc sống có ý nghĩa, không sống hoài, sống phí.
  • Về hành động: Tập trung xây dựng lí tưởng bằng cách rèn luyện bản thân, nâng cao những kiến thức cho bản thân nhằm hướng đến thực hiện lí tưởng sống.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Nhận xét việc làm trong các bức ảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Em hãy nhận xét về những việc làm của thanh niên trong bức ảnh dưới đây và nêu ý nghĩa của những việc làm đó.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân về sống có lí tưởng để nhận xét các việc làm trong bức ảnh.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm nhận xét:

Gợi ý:

+ Nhận xét: Những việc làm của thanh niên trong bức ảnh dưới đây thể hiện sự sáng tạo, quyết tâm, phấn đấu để đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia.

+ Ý nghĩa của những việc làm đó: tạo động lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,HS thực hiện được việc làm cụ thể thể hiện việc sống có lí tưởng.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
  4. Sản phẩm học tập:

- Sản phẩm thiết kế về thông điệp lí tưởng sống.

- Kế hoạch rèn luyện theo lí tưởng và kết quả đạt được/ chưa đạt được khi thực hiện theo kế hoạch.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thiết kế thông điệp về lí tưởng sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Hãy thiết kế một thông điệp về lí tưởng sống và trang trí ở góc học tập làm mục tiêu phấn đấu của em.

- GV trình chiếu cho HS tham khảo hình ảnh thông điệp về lí tưởng sống:

 

 “Mọi sự sống đều thiêng liêng, đáng quý”

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet,…để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch rèn luyện theo lí tưởng và chia sẻ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thực hiện kế hoạch rèn luyện theo lí tưởng và chia sẻ với các bạn về những kết quả mà em đã đạt được, những điều chưa đạt được theo kế hoạch và phương hướng phấn đấu của em.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định được những lí tưởng của bản thân.

+ Liệt kê những việc cần làm để thực hiện lí tưởng của mình.

+ Lên kế hoạch thực hiện chi tiết, rèn luyện theo lí tưởng đó.

+ Chia sẻ kết quả mà em đạt được/ chưa đạt được theo kế hoạch.

+ Rút ra kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi quá trình HS thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS nộp sản phẩm vào bài học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ngày nay.

- Hoàn thành bài tập Vận dụng SGK và bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2. Khoan dung.

 

Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án giáo dục công dân 9 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word công dân 9 sách kết nối tri thức, tải giáo án công dân 9 kết nối tri thức, GA công dân 9 KNTT 2024

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay