Giáo án gộp Địa lí 7 chân trời sáng tạo kì II

Giáo án học kì 2 sách Địa lí 7 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì II của Địa lí 7 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ

Bài 13: Phát kiến ra châu mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu mỹ

Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội bắc mỹ

Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững. một số trung tâm kinh tế của bắc mỹ

Bài 16: Thiên nhiên trung và nam mỹ

Bài 17: Đặc điểm dân cư trung và nam mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa mỹ latinh

Bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng a-ma-dôn

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

BÀI 22: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ KHÁM PHÁ VÀ NGHIÊN CỨU 

CHÂU NAM CỰC

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

  • Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

- Năng lực địa lí: 

  • Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của châu Nam Cực.

  • Trình bày được đặc điểm vị trí của châu Nam Cực.

  • Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ thiên nhiên châu Nam Cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7. 

  • Bản phóng to các hình ảnh SGK; tranh ảnh, tư liệu, video liên quan đến bài học.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học và đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung: GV đặt các câu hỏi gợi mở về châu Nam Cực, HS suy nghĩ trả lời.

c. Sản phẩm học tập: 

Câu trả lời của HS.

- HS cảm thấy tò mò, hứng thú với nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi: Những hình ảnh sau đây gợi cho em nghĩ đến châu lục nào? Khi nhắc đến châu lục này, điều gì làm em ấn tượng nhất?

 

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC  CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC  CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

   

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra những thông tin về châu Nam Cực.

- GV khuyến khích HS thoải mái chia sẻ ý kiến, hiểu biết cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ cho cả lớp (HS không nhất thiết phải nêu chính xác tất cả các thông tin).

- GV ghi nhận các ý kiến đóng góp của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài học: Châu Nam Cực là châu lục nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam và tách biệt với các châu lục khác. Châu lục này được biết đến muộn nhất và đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới không có quốc gia. Vậy, con người đã khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực như thế nào? Trong bài học hôm nay – bài 22: Vị trí địa lí, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về châu lục đặc biệt này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm địa lí châu Nam Cực

a. Mục tiêu: 

Trình bày được vị trí của châu Nam Cực.

- Phân tích được bản đồ và các hình ảnh về châu Nam Cực.

b. Nội dung: 

GV yêu cầu HS theo cặp, nghiên cứu thông tin và bản đồ Hình 22.1 (SGK tr.173 – 174) để tìm hiểu về vị trí địa lí châu Nam Cực.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương tiện trực quan và trò chơi “phản ứng nhanh” để hướng dẫn HS thảo luận về nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vị trí địa lí châu Nam Cực.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – 

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 – 6 HS, đánh số thứ tự HS trong mỗi nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin và bản đồ Hình 22.1 (SGK tr.173 – 174)  để tìm hiểu về vị trí địa lí châu Nam Cực.

- GV phóng to bản đồ Hình 22.1 hoặc sử dụng bản đồ treo tường (nếu có) để HS dễ quan sát:

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Phản ứng nhanh”, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát bản đồ hình 22.1, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Xác định vị trí châu Nam Cực.

+ Cho biết châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào.

+ Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực.

+ Xác định vị trí các đảo, quần đảo, bán đảo; các biển và đại dương bao quanh châu Nam Cực trên bản đồ.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên các số thứ tự của mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm nào có HS trả lời nhanh và đúng sẽ ghi điểm.

- Các nhóm khác có thể giành quyền trả lời nếu nhóm đầu tiên trả lời sai.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vị trí địa lí

- Châu Nam Cực gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu Km² lớn thứ 4 thế giới. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong phạm vi vòng cực nam.

- Châu Nam Cực nằm cách xa các châu lục khác, bao bọc bởi các biển và đại dương. Chia thành 2 bộ phận:

+ Phần phía đông và phía tây ( lấy kinh tuyến 00 và 180 làm ranh giới). Phía đông có diện tích rộng hơn phía tây.

+ Phần phía tây có một bộ phận kéo dài tạo thành bán đảo Nam Cực và một số đảo, quần đảo.

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

a. Mục tiêu: Tìm hiểu được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục 2 (SGK tr.174 – 175) để tìm hiểu lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực.

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, sử dụng phương tiện trực quan hướng dẫn các nhóm thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – 

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nghiên cứu thông tin và quan sát các hình ảnh mục 2 (SGK tr.174 – 175) để tìm hiểu lịch sử khám phá, nghiên cứu châu Nam Cực.

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC  CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

CHƯƠNG 6: CHÂU NAM CỰC

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đôi:

Dựa vào hình 22.1, hình 22.2 và thông tin trong bài, trao đổi và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên một số trạm nghiên cứu khoa học của các quốc gia ở châu Nam Cực.

+ Trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Đại diện một số cặp HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr.175) để biết thêm thông tin về Hiệp ước Nam Cực và chuyển sang nội dung tiếp theo..

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Phát hiện ra châu Nam Cực là 2 nhà hàng hải người Nga. Đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành 1 cách toàn diện.

- Những hoạt động của châu Nam Cực ngày càng gia tăng đe dọa đến môi trường. Ngày 1/12/1959, Hiệp ước Nam Cực đã được 12 quốc gia kí kết thừa nhận châu Nam Cực được sử dụng cho mục đích hòa bình, không công nhận phân chia lãnh thổ, tài nguyên. Đến năm 2020, đã có 54 quốc gia thành viên.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Rèn luyện, củng cố kiến thức vừa học trong bài.

b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bài tập phần luyện tập SGK.

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, hoàn thành các bài tập Luyện tập (SGK tr.175): 

1. Chứng minh châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt.

2. Liệt kê (hoặc sơ đồ hóa, vẽ trục thời gian) các dấu mốc quan trọng trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ, nhớ lại những kiến thức vừa học trong bài, thảo luận và hoàn thành bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.

- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

* Gợi ý:

1. Châu Nam Cực có vị trí địa lí đặc biệt: Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vòng cực nam của Trái Đất, cách xa các châu lục khác, được bao bọc bởi các biển và đại dương.

2. Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

-  Đầu thế kỉ XX con người đặt chân đến châu Nam Cực.

- Từ 1957, châu Nam Cực được nghiên cứu toàn diện.

- Ngày 01-12-1959, Hiệp ước Nam Cực được kí kết.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang hoạt động vận dụng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- Phát triển năng lực tìm hiểu Địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống, năng lực tự chủ và tự học.

- Nâng cao khả năng tìm hiểu kiến thức thông qua hình ảnh, sách, báo, internet phục vụ học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học (bài tập về nhà).

c. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ học: 

Em hãy tìm hiểu về Hiệp ước Nam Cực (1959) và viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) với thông điệp: Nam Cực vì hòa bình thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ ở nhà

- HS sưu tầm các thông tin liên quan trên internet hoặc đọc sách, báo, tài liệu tham khảo ngoài giờ học trên lớp. 

- GV gợi ý, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp vào tiết học tiếp theo.

- Các HS còn lại nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi,... để làm rõ vấn đề.

* Gợi ý:

Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) được kí kết ngày 01-12-1959, là hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng nằm ở vòng cực Nam về cực Nam của Trái Đất. Hiệp ước Nam Cực được kí kết, thực hiện góp phần lan tỏa thông điệp “Nam Cực vì hòa bình thế giới”. Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961, bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Theo đó mọi hành vi phân chia lãnh thổ hoặc khai thác tài nguyên ở châu Nam Cực đều vi phạm hiệp ước.

(Nguồn tham khảo: https://www.google.com/imgres?imgurl=https%3A%2F%2Fupload.wikimedia.org)

Bước 4. Đánh giá kết quả

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS vào buổi học sau.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Ôn lại kiến thức bài 22

  • Hoàn thành bài tập được giao

  • Chuẩn bị trước nội dung bài 23

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 chân trời bài 1: Thiên nhiên Châu Âu (3 tiết)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Liên minh Châu âu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CHÂU Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ CHUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay