Giáo án địa lí 7 chân trời bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Châu Âu (2 tiết)

Giáo án bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Châu Âu (2 tiết) sách địa lí 7 chân trời sáng tạo . Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 chân trời bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên Châu Âu (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ

BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
  • Lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp, chủ động hoàn thành các phần việc được giao.

- Năng lực địa lí:

  • Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
  • Tìm kiểm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá các thông tin về hoạt động bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu từ các trang web.
  1. Phẩm chất:
  • Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Phiếu học tập
  • Tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu và câu hỏi định hướng
  • Giấy A0, bút
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, dụng cụ học tập.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video về vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu (nếu GV yêu cầu)
  • Câu trả lời cho các câu hỏi định hướng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Kết nối kiến thức đã biết của HS với nội dung bài học mới.

- Tạo sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học.

  1. Nội dung: GV đặt một số câu hỏi gợi mở cho HS. HS dựa những kiến thức cá nhân để trả lời câu hỏi của GV.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu ý kiến của mình trước lớp. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Qua các phương tiện thông tin hoặc thực tế quan sát, em có nhận xét gì về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước châu Âu?

+ Tỉ lệ ô nhiễm môi trường ở các quốc gia châu Âu cao hay thấp hơn các quốc gia châu Á?

+ Nếu được chọn, em có thích sinh sống ở các quốc gia châu Âu không? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và chia sẻ hiểu biết, ý kiến cá nhân của mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong phát biểu ý kiến của mình.

+ Nhờ trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, các nước châu Âu có những phương tiện hiện đại, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên.

+ Tỉ lệ môi trường ở châu Âu thấp hơn ở các quốc gia châu Á vì các quốc gia châu Âu đều là những đất nước phát triển, họ đã và đang rất đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tối đa hậu quả của biến đổi khí hậu.

+ Nếu được chọn, em thích sống ở châu Âu vì đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người dân luôn được đảm bảo.

- Các HS khác lắng nghe, chia sẻ quan điểm khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Các quốc gia ở châu Âu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bên vững. Vậy, châu Âu bảo vệ môi tường như thế nào nhằm duy trì sự phát triển lâu dài và bên vững? Để kiểm tra những đánh giá của chúng ta về vấn đề môi trường châu Âu, hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay - Bài 3. Phương thức con người khai thác, sử dụng, bảo vệ thiên nhiên châu Âu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu

  1. Mục tiêu: Sau hoạt động, HS biết được các phương pháp bảo vệ môi trường nước, không khí và bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong các mục 1, 2, 3 (SGK tr.106-108), thảo luận, tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở các phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 – 6 HS. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0.

- GV phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu (Phiếu học tập 1).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu (Phiếu học tập 2).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu việc bảo vệ đa đạng sinh học ở châu Âu (Phiếu học tập 3).

(Phiếu học tập được để ở phần cuối bài học)

- GV yêu cầu các nhóm HS nghiên cứu thông tin mục trong các mục 1, 2, 3, quan sát hình 3.1, Biểu đồ 3.2, và bảng số liệu Tỉ lệ che phủ rừng bình quân cửa châu Âu và một số quốc gia châu Âu, năm 2020 (SGK tr.106-108), sau đó hoàn thành phiếu học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm khai thác thông tin trong SGK, thảo luận và làm bài tập.

+ Giai đoạn 1: HS làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình vào phần cạnh của tờ A0.

+ Giai đoạn 2: HS thảo luận nhóm, tìm ra ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa tờ A0.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu.

- GV mở rộng cho HS về tình trạng ô nhiễm và các biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường ở một số quốc gia châu Âu:

 

 

 

Hệ thống bể xử lí nước thải

1. Bảo vệ môi trường nước

- Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu phong phú, trong đó, lượng nước sông và nước ngầm chiếm khoảng 88%, nước từ các hồ chiếm khoảng 12%.

- Thực trạng: Tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… là nguyên nhân khiến môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm, chỉ khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Các biện pháp cải thiện chất lượng môi  trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng;

+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải;

+ Giảm sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp;

+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,...

2. Bảo vệ môi trường không khí

- Các nguồn gây ô nhiễm không khí:

+ Hoạt động vận tải; 

+ Hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp;

+ Hoạt động sinh hoạt của các hộ gia đình.

- Trong những năm gần đây, tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu như khí NO2, NH3, SO2,… đều đã giảm.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... trong sản xuất điện.

+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.

+  Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.

+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiễm từ chất thải của sản xuất nông nghiệp.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

- Vai trò: Đa dạng sinh học rừng và biển đóng vai trò vô cùng quan trọng:

+ Điều hòa khí hậu;

+ Giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học;

+ Cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, sản xuất đồ dân dụng,...

+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng

đã thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thuỷ sản ở châu Âu.

- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên;

+ Vấn đề ô nhiễm không khí, nước,…

+ Biến đổi khí hậu

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Áp dụng các quy định rất nghiêm ngặt trong đánh bắt thuỷ sản, trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ;

+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị;

+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 chân trời bài 1: Thiên nhiên Châu Âu (3 tiết)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Liên minh Châu âu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CHÂU Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ CHUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay