Giáo án địa lí 7 chân trời bài 5: Thiên nhiên Châu Á (3 tiết)

Giáo án bài 5: Thiên nhiên Châu Á (3 tiết) sách địa lí 7 chân trời sáng tạo . Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 chân trời bài 5: Thiên nhiên Châu Á (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2: CHÂU Á

BÀI 5. THIÊN NHIÊN CHÂU Á (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
  • Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
  • Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
  1. Năng lực

- Năng lực chung: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Năng lực địa lí:

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
  • Trình bày được một trong những đặc điểm của thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
  • Xác định được các khu vực địa hình và khoáng sản chính ở châu Á.
  1. Phẩm chất: Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Bản đồ tự nhiên châu Á (bản đồ trống), bảng phụ/giấy A0
  • Phiếu học tập
  • Tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến Thiên nhiên châu Á: địa hình đồng bằng, cao nguyên, khí hậu và các hiện tượng thời tiết, sông ngòi, các đới thiên nhiên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, dụng cụ học tập.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video về Thiên nhiên châu Á (nếu GV yêu cầu)
  • Câu trả lời cho các câu hỏi định hướng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Kết nối kiến thức đã biết của HS với nội dung bài học mới.

- Tạo sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi bắt đầu bài học.

  1. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số địa danh nổi tiếng ở châu Á.

- GV sử dụng kĩ thuật “Tia chớp”, yêu cầu HS nói nhanh tên của các địa danh trong ảnh.

  1. Sản phẩm học tập: HS xác định được một số danh thắng của châu Á.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS một số bức ảnh về các danh thắng ở châu Á, sau đó GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp”, yêu cầu HS nói nhanh tên các địa danh trong hình.

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ nhanh để đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS nhanh chóng giơ tay để ra tín hiệu trả lời.

+ Ảnh 1: Vạn lí trường thành (Trung Quốc)

+ Ảnh 2: Bali (Indonesia)

+ Ảnh 3: Lăng Taj Mahal (Ấn Độ)

+ Ảnh 4: Vịnh Hạ Long (Việt Nam)

+ Ảnh 5: Núi Phú Sĩ (Nhật Bản)

+ Ảnh 6: Siem Reap – Campuchia

- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào nội dung bài mới: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương và ba châu lục, lãnh thổ trải dài từ vùng cực tới Xích đạo. Do phạm vi lãnh thổ rộng lớn, châu Á có điều hiện tự nhiên rất đa dạng. Vậy, thiên nhiên châu Á có những đặc điểm gì nội bật? Những đặc điểm ấy có ý nghĩa thế nào đi với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Thiên nhiên châu Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi châu Á

  1. Mục tiêu:

Sau hoạt động, HS:

- Nắm được những đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á.

- Xác định được vị trí lãnh thổ châu Á trên bản đồ.

  1. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.111) và quan sát bản đồ Hình 5.1 (SGK tr.112), thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ để tìm hiểu về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á.
  2. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở đặc điểm hình dạng, kích thước của châu Á; Xác định được phạm vi lãnh thổ châu Á.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có tối thiểu 6 HS. GV đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”. GV cho các nhóm quan sát bản đồ Hình 5.1 và đưa ra yêu cầu: Em nãy quan sát các đảo, bán đảo, quần đảo, vịnh biển, đại dương, các châu lục châu Á tiếp giáp. Sau đó, xác định các địa điểm sau trên bản đồ:

+ Các đại dương mà châu Á tiếp giáp.

+ 3 vịnh biển ở phía nam châu Á.

+ Bán đảo A-rap.

+ Dãy U-ran, dãy Hi-ma-lay-a

+ Cao nguyên Trung Xi-bia, Cao nguyên Mông Cổ, sơn nguyên Đê-can.

- GV gọi ngẫu nhiên các số thứ tự của mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu. Thành viên nhóm nào có tín hiệu xin trả lời nhanh hơn sẽ được trả lời trước.

- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu nhận xét chung về vị trí địa lí, hình dạng, phạm vi lãnh thổ châu Á.

- GV cho HS đọc phần “Em có biết” (SGK tr.111) để mở rộng thông tin về châu Á.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin trong mục 1 (SGK tr.111) và quan sát bản đồ hình 5.1 (SGK tr. 112), ghi nhớ vị trí các địa điểm trên bản đồ; thảo luận để đưa ra nhận xét chung về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Á.

- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Thành viên các nhóm trình bày kết quả thảo luận dưới sự điều phối của GV

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Á.

- GV tuyên dương nhóm ghi được nhiều điểm nhất.

1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á

·        Vị trí địa lí:

- Phần đất liền: kéo dài từ vùng cận cực Bắc tới Xích đạo.

- Một số đảo và quần đảo kéo đến khoảng vĩ tuyến 10 độ N.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây: giáp châu Âu.

+ Phía nam: giáp châu Phi qua eo đất Xuy-ê và tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

+ Phía bắc: giáp Bắc Băng Dương,

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương

·        Về kích thước:

Là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 44,4 triệu km2 (bao gồm cả các đảo)

·        Về hình dạng:

Có dạng khối rộng lớn, bờ biển bị chia cắt mạnh, có nhiều bán đảo, vịnh biển,…

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 chân trời bài 1: Thiên nhiên Châu Âu (3 tiết)

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 4: Liên minh Châu âu

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: CHÂU Á

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ CHUNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay