Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 12 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Địa lí dân cư

I. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

- Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006).

+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

- Dân số tăng nhanh, đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.

- Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

- Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2005 như sau:

+ Từ 0 đến 14 tuổi: 27,0%

+ Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0%

+ Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%

Phân bố dân cư chưa hợp lí

- Mật độ dân số trung bình 254 người/km2 (2006).

Giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2).

Giữa thành thị với nông thôn

- Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%.

Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

II. Lao động và việc làm

Nguồn lao động

- Mặt mạnh:

+ Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005).

+ Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động.

+ Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

+ Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.

- Hạn chế:

+ Nhiều lao động chưa qua đào tạo.

+ Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm.

Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài Nhà nước.

- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.

Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

-  Phần lớn lao động ở nông thôn.

- Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng.

→ Hạn chế:

- Năng suất lao động thấp.

- Phần lớn lao động có thu nhập thấp.

- Phúc lợi lao động xã hội còn chậm chuyển biến.

- Chưa sử dụng hết thời gian lao động.

Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn. Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm.

- Hướng giải quyết việc làm:

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

+ Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và dịch vụ.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Mở rộng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

III. Đô thị hóa

Đặc điểm

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

- Từ thế kỉ III trước Công nguyên, đã có đô thị đầu tiên: thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc).

- Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn ở mức thấp.

Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

- Cả nước có 689 đô thị, trong đó tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi ít đô thị nhất là ở Tây Bắc, sau đó Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Mạng lưới đô thị

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

- Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

 

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 

  1. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là:

A. Trình độ đô thị hoá thấp.
  1. Tỉ lệ dân thành thị giảm.
  2. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
  3. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
  1. Hà Nội, Cần Thơ.
  2. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
  3. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Câu 3: Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

  1. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
  2. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  1. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế

Câu 4: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến

  1. mức gia tăng dân số
  2. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc
  3. Cơ cấu dân số
D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên

Câu 5: Nguyên nhân không dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số cùa I nưổc ta vào đầu thập kỉ 50, trong thếkỉ XX là

  1. Mức sống được cải thiện.
  2. Tâm lí phong kiến “Nhà đông con là nhà có phúc”
  3. Quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh.
D.  Nền kinh tế cần nhiều lao động để phát triển.

Câu 6: Hạn chế nào không đúng của nguồn lao động nước ta?

  1. Có trình độ cao còn ít.     
  2. Thiếu tác phong công nghiệp.
  3. Năng suất lao động chưa cao.           
D. Phân bố hợp lí giữa các vùng.

Câu 7: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao dộng ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?

  1. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
  2. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản
C. Phát triển kinh tế, chú ý thích đáng ngành dịch vụ
  1. Đẩy mạng xuất khẩu lao động

Câu 8: Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là

  1. Nguồn lao động chưa thật sự cần cù, chịu khó
  2. Tính sáng tạo của lao động chưa thực sự cao
  3. Người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
D. Công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội

Câu 9: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng

  1. Tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ.
  2. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, giảm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực dịch vụ
  3. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và khu vực công nghiệp – xây dựng
D. Giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ

Câu 10: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn ngày càng tăng là do:

  1. Thực hiện tốt chính sách dân số               
  2. Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn     
C. Phân bố lại dân cư và lao động
  1. Phát triển các ngành dịch vụ
  2. Phần tự luận

Câu 1: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế – xã hội.

Câu 2: Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2005. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2005.

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 12

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay