Giáo án KHTN 7 kết nối bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (3 tiết)
Giáo án bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (3 tiết) sách KHTN 7 kết nối tri thức – phần vật lí. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 kết nối bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (3 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG V. ÁNH SÁNG
BÀI 15. NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG. TIA SÁNG, VÙNG TỐI (3 TIẾT)
- MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
- Năng lực
- Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các vấn đề liên quan đến bài học
- Năng lực riêng
- Thực hành thí nghiệm thu được năng lượng ánh sáng; từ đó, nêu được ánh sáng là một dạng của năng lượng
- Thực hiện được thí nghiệm: tạo ra mô hình tia sáng bằng một chùm sáng hẹp song song
- Vẽ được hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
- Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT KHTN 7.
- Một pin quang điện, một đèn pin gắn trên giá, một điện kế nhạy (hoặc đồng hồ vạn năng), dây nối (dùng cho thí nghiệm thu điện năng từ ánh sáng).
- Một miếng bìa cứng khoét lỗ kim nhỏ, màn chắn thẳng đứng dùng làm màn hứng (dùng cho thí nghiệm tạo mô hình tia sáng).
- Một đèn LED nhỉ dùng làm nguồn sáng hẹp, một quả bóng nhựa nhỏ sẫm màu dùng làm vật cản sáng (dùng cho thí nghiệm tạo vùng tối)
- Một pin quang điện, một nguồn sáng, vật cản sáng, màn hứng đều được gắn trên các giá thẳng đứng có độ cao phù hợp nhau (Hình 15.1, 15.6, 15.8, 15.9 SGK)
- Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
- Đối với học sinh
- SGK, SBT KHTN 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến ánh sáng và các thí nghiệm có trong bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích hứng thú và động cơ học tập tìm hiểu, nghiên cứu về ánh sáng của HS
- Nội dung: Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, thực hiện các thí nghiệm liên quan đến năng lượng ánh sáng, tạo tia sáng, tạo bóng tối.
- Sản phẩm học tập: HS thực hiện các thí nghiệm về năng lượng ánh sáng, tạo tia sáng, tạo bóng tối. Vẽ hình biểu diễn vùng tối do nguồn sáng rộng và vùng tối do nguồn sáng hẹp.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về sử dụng ánh sáng trong đời sống và sản suất
- Dùng kĩ thuật động não, yêu cầu HS dựa vào hình ảnh trên nêu vai trò của năng lượng ánh sáng trên Trái Đất
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên các HS trả lời câu hỏi
Năng lượng ánh sáng có vai trò quan trọng trên Trái Đất như:
+ Năng lượng ánh sáng giúp định hướng trong không gian, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài động vật.
+ Năng lượng ánh sáng giúp thực vật quang hợp và phát triển tốt.
+ Năng lượng ánh sáng không chỉ cho phép con người nhìn thấy được môi trường xung quanh, mà chúng còn có thể điều chỉnh nhịp điệu sống hàng ngày của con người, thay đổi các mức độ về tâm trạng, các hoạt động, cải thiện động lực, hạnh phúc và năng suất làm việc.
Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng nhiều đến nhân tố sinh thái khác như nhiệt độ, độ ẩm, không khí đất và địa hình.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, khái quát vấn đề và dẫn dắt vào bài học mới: Chương V. Ánh sáng. Bài 15. Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thực hiện thí nghiệm thu điện năng từ ánh sáng, rút ra kết luận ánh sáng là một dạng của năng lượng
- Mục tiêu: HS rút ra được kết luận ánh sáng là một dạng năng lượng
- Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm biểu diễn hoặc video thí nghiệm hình 15.1
- Sản phẩm học tập: HS phát hiện : có thể thu điện năng từ ánh sáng và rút ra kết luận ánh sáng là một dạng của năng lượng (dựa vào định luật bảo toàn năng lượng)
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giới thiệu mục đích thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm và cách bố trí thí nghiệm trong hình 15.1 - GV làm thí nghiệm biểu diễn hoặc chiếu video về thí nghiệm hình 15.1 cho HS https://www.youtube.com/watch?v=pYlDJ3a8x6E - Từ thí nghiệm GV định hướng cho HS kim điện kế quay chứng tỏ có điện năng truyền qua - GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr73 Câu hỏi 1. Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn, thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao? - GV cho HS quan sát video thí nghiệm thực tế https://www.youtube.com/watch?v=uWsJwlAuY-Q (từ 1:50 đến 3:23) Câu hỏi 2. Giải thích vì sao chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào
Câu hỏi 3. Nêu thêm ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương. Cho biết năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào trong mỗi ví dụ ? Tại sao cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ? - GV giới thiệu thêm cho HS 1 số hình ảnh về ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời Bình nước nóng năng lượng mặt trời Vô trùng nước bằng năng lượng mặt trời Sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm Đèn giao thông sử dụng năng lượng mặt trời Đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời Sạc pin bằng năng lượng mặt trời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành hoặc quan sát thí nghiệm biểu diễn/ quan sát video thí nghiệm hình 15.1 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm thảo luận nhóm trả lời phần câu hỏi mục I SGK – tr73 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Ánh sáng là một dạng năng lượng - Thí nghiệm hình 15.1 + Dụng cụ: Đèn chiếu, pin quang điện, điện kế. + Tiến hành: SGK + Kết quả thí nghiệm: · Khi chưa bật đèn, kim điện kế chỉ số 0, chứng tỏ pin quang điện không phát điện · Khi bật đèn, kim điện kế bị lệch đi, chứng tỏ pin quang điện đã nhận được năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hóa thành điện năng, làm lệch kim điện kế. * Kết luận Ánh sáng là một dạng năng lượng
*Câu hỏi và bài tập Trả lời câu hỏi 1. Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn, thì cái quạt đó sẽ quay. Vì khi bật đèn, pin quang điện nhận được năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hóa thành điện nặng cung cấp cho quạt quay. Trả lời câu hỏi 2. · Chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên vì nước trong chai hấp thụ năng lượng ánh sáng từ mặt trời. · Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt Trả lời câu hỏi 3. · Bình nước nóng năng lượng mặt trời · Năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành nhiệt năng · Ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời vì : năng lượng mặt trời là vô hạn gần gũi với tự nhiên giúp hạn chế gây ô nhiễm môi trường
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)