Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG V: ÁNH SÁNG

BÀI 15 - NĂNG LƯỢNG ÁNH SÁNG. TIA SÁNG, VÙNG TỐI

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Ánh sáng quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Ánh sáng không thể thiếu trong cuộc sống của con người và các vật sống khác trên Trái Đất.

Câu 2: Nêu khái niệm ánh sáng. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Ánh sáng là một dạng năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác nhau như nhiệt năng, điện năng, …

 

Câu 3: Chùm sáng là gì? Nêu quy ước vẽ chùm sáng. Có mấy loại chùm sáng thường gặp?

Trả lời:

  • Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng. Tùy thuộc vào nguồn sáng mà chùm sáng có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
  • Có 3 loại chùm sáng thường gặp:
  • Chùm sáng song song.
  • Chùm sáng hội tụ.
  • Chùm sáng phân kì.

 

Câu 4: Nêu quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng.

Trả lời:

Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.

 

Câu 5: Em biết gì về vùng tối do nguồn sáng hẹp?

Trả lời:

  • Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Vùng này gọi là vùng tối.
  • Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.

 

Câu 6: Em biết gì về vùng tối do nguồn sáng rộng?

Trả lời:

  • Đối với nguồn sáng rộng thì phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới (vùng tối không hoàn toàn).
  • Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ rệt với vùng sáng.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ minh họa sự quan trọng của ánh sáng.

Trả lời:

  • Ánh sáng giúp con người nhìn thấy được môi trường xung quanh.
  • Cây cối cần ánh sáng để quang hợp.

Câu 2: Lấy ví dụ về các vật dụng sử dụng năng lượng ánh sáng.

Trả lời:

Ví dụ: Bếp năng lượng Mặt Trời, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, pin Mặt Trời,...

Câu 3: Lấy ví dụ về chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì trong thực tế..

Trả lời:

Ví dụ:

  • Chùm sáng song song: máy chiếu, đèn pin
  • Chùm sáng hội tụ: ánh sáng đi qua kính lúp
  • Chùm sáng phân kì: ánh sáng Mặt Trời

 

Câu 4: Lấy ví dụ về về vùng tối do nguồn sáng hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Vùng tối do nguồn sáng hẹp: Chiếu đèn pin vào quyển sách
  • Vùng tối do nguồn sáng rộng: Chiếu đèn pha ô tô vào cây bên đường

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Giải thích vì sao thanh sắt để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Trả lời:

Khi để thanh sắt ngoài trời nắng, ánh sáng mặt trời (quang năng) chiếu xuống thanh sắt sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng, làm chai nước nóng lên.

 

Câu 2: Đường truyền ánh sáng phát ra từ một bút laser được coi là chùm sáng hay tia sáng? Tại sao?

Trả li:

Đường truyền ánh sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng, vì chùm sáng phát ra từ tia laser hẹp, thẳng và đi theo hướng của tia sáng

Câu 3: Mặt Trăng có được coi là nguồn sáng không? Vì sao?

Trả lời:

Mặt Trăng không được coi là nguồn sáng, vì nó không tự phát ra ánh sáng mà nó hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.

Câu 4: Trong các vật dưới đây, đâu không phải là nguồn sáng?

  1. Ngọn nến đang cháy.
  2. Mặt Trăng
  3. Mặt Trời
  4. Đèn pin

Trả lời:

Mặt Trăng không phải nguồn sáng. Vì nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, còn Mặt Trăng là vật sáng vì nó hắt lại những ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ánh sáng và vùng tối được áp dụng như thế nào trong thiết kế ánh sáng và không gian kiến trúc?

Trả lời:

  • Tạo điểm nhấn và tạo cảm nhận không gian: Ánh sáng được sử dụng để tạo điểm nhấn cho các phần của không gian kiến trúc, tạo ra sự tập trung và tạo điểm nhấn cho các điểm quan trọng. Ngược lại, vùng tối có thể được sử dụng để tạo ra sự kín đáo và tạo ra cảm nhận về sự nổi bật của các khu vực được chiếu sáng.
  • Tạo không gian và không gian mở: Ánh sáng có thể được sử dụng để tạo ra cảm giác không gian mở, rộng lớn và thoáng đãng, trong khi vùng tối có thể giúp xác định ranh giới giữa các không gian khác nhau.
  • Tạo cảm nhận thời gian và không gian: Sự thay đổi về ánh sáng và vùng tối có thể tạo ra cảm giác về thời gian trong ngày và mùa vụ, cũng như tạo ra cảm nhận về sự di chuyển và thay đổi không gian.
  • Tạo sự thoải mái và môi trường làm việc: Ánh sáng có thể được thiết kế để tạo ra môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả, trong khi vùng tối có thể tạo ra cảm giác yên bình và nghỉ ngơi.
  • Tạo cảm hứng và thị giác: Sự tương phản giữa ánh sáng và vùng tối có thể được sử dụng để tạo ra cảm hứng và thú vị trong thiết kế không gian kiến trúc.

Câu 2: Mắt hoạt động như thế nào để nhìn thấy vật?

Trả lời:

Các bộ phận của mắt phối hợp với nhau giúp nhìn thấy hình ảnh và gửi thông tin đến não bộ. Tất cả quá trình này diễn ra cực kỳ nhanh chóng.

  • Ánh sáng đi vào mắt qua giác mạc và đến thủy tinh thể. Sau đó, đồng tử ngày càng lớn hơn để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt.
  • Giác mạc và thủy tinh thể khúc xạ (uốn cong) ánh sáng để tập trung vào những gì đang nhìn thấy.
  • Ánh sáng đi tới võng mạc và biến hình ảnh thành xung điện hoặc tín hiệu.
  • Dây thần kinh mang tín hiệu từ cả hai mắt đến phần não chịu trách nhiệm về thị giác (vỏ não thị giác).
  • Bộ não sẽ giải thích những gì đã nhìn thấy và kết hợp với hai mắt tập hợp tất cả lại thành hình ảnh rõ ràng.

 

 

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay