Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Âm nhạc 8 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 ÂM NHẠC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIAI ĐIỆU TUỔI HỒNG

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 1 Hát: Ước mơ hồng
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 2 Nhạc cụ thể hiện giai điệu
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 3 Bài đọc nhạc số 1

CHỦ ĐỀ 2. TRÁI ĐẤT ĐẸP TƯƠI

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 4 Hát: Ngôi nhà của chúng ta
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 5 Nhạc cụ thể hiện giai điệu
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 6 Giới thiệu kèn trumpet và soxophone

CHỦ ĐỀ 3. TRÁI TIM NGƯỜI THẦY

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 7 Hát: Con đò thời gian
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 8 Lí thuyết âm nhạc
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 9 Thưởng thức âm nhạc

CHỦ ĐỀ 4. NHỊP ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 10 Hát: Khi vui xuân sang
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 11 Nhạc cụ thể hiện giai điệu
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 12 Thưởng thức âm nhạc

CHỦ ĐỀ 5. BỐN MÙA HÒA CA

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 13 Hát: Khúc ca bốn mùa
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 14 Nhịp 6 8
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 15 Thường thức âm nhạc: Thể loại hợp xướng

CHỦ ĐỀ 6. VỀ MIỀN QUAN HỌ

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 16 Hát: lí cây đa
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 17 Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành số 4
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 18 Dân ca quan họ Bắc Ninh

CHỦ ĐỀ 7. GIAI ĐIỆU BỐN PHƯƠNG

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 19 Bài đọc nhạc số 5
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 20 Nhạc sĩ Wolfang Amadeus Mozart

CHỦ ĐỀ 8. VUI CHÀO HÈ VỀ

  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 21 Hát: Mùa hè chao nghiêng
  • Giáo án âm nhạc 8 chân trời bài 22 Sáo recorder_Bài thực hành số 5

=> Xem nhiều hơn: Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12:

- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

- NGHE NHẠC: NGHE LIÊN KHÚC LƯU THỦY – KIM TIỀN – XUÂN PHONG – LONG HỔ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm và phân biệt được âm sắc của đàn tranh và đàn nguyệt.
  • Nêu được cảm nhận và biểu lộ cảm xúc khi nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Chủ động trong học tập: biết cách tự tìm tòi kiến thức, tự thực hành. 
  • Biết giao lưu, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm.
  • Giải quyết được các yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV đề ra và sáng tạo trong hoạt động thực hành.

Năng lực riêng: 

  • Biết được đặc điểm và phân biệt được âm sắc của đàn tranh và đàn nguyệt.
  • Biết biểu đạt cảm xúc khi nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực, tự giác trong học tập.
  • Yêu quê hương, đất nước.
  • Yêu mến, trân trọng và có ý thức bảo vệ, gìn giữ di sản âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
  • Hình ảnh một số nhạc cụ như đàn tranh, đàn nguyệt, video biểu diễn các nhạc cụ truyền thống Việt Nam (đàn tranh, đàn nguyệt để biểu diễn chủ đạo), máy chiếu, loa bluetooth.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ yếu
  • PPDH: dùng lời, giải quyết vấn đề, dạy tích hợp.
  • KTDH: chia nhóm, động não, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã được học.
  4. Sản phẩm: HS kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam đã được học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mở 2 trích đoạn biểu diễn đàn tranh và đàn nguyệt và yêu cầu HS lắng nghe, quan sát và nhận dạng được đâu là đàn tranh, đâu là đàn nguyệt, cách nhạc công chơi từng loại nhạc cụ của hai loại nhạc cụ này.

+ Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=tqvAXWBW3NE

+ Video 2: https://www.youtube.com/watch?v=PldH9Tyg5_g (0:20 – 1:17)

- GV nêu yêu cầu: Kể tên các nhạc cụ dân tộc Việt Nam mà em đã được học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát và nhận dạng vị trí của đàn tranh và đàn nguyệt trong 2 video, cách nhạc công chơi từng loại nhạc cụ của hai loại nhạc cụ này.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 trả lời: Các nhạc cụ trong 2 video là đàn tranh và đàn nguyệt. 

+ Video 1: Các nhạc công chơi đàn tranh: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, rồi thả lỏng ra, ngón tay đeo nhẫn tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn. Cánh tay hãy hạ khép dần lại. Đánh các dây thấp, cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn.

+ Video 2: Các nhạc công chơi đàn nguyệt: Sử dụng những ngón tay vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, hiện quả âm thanh gần giống như ngón vê.

+ Một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam: đàn bầu, đàn đá, đàn đáy, tì bà, đàn tam,…

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12: Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Tìm hiểu đàn tranh và đàn nguyệt

  1. Mục tiêu: Nhận biết những đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trình bày.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời về đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh về đàn tranh và đàn nguyệt:

- GV yêu cầu HS làm bài tập số 12 trong SBT tr.20.

- GV tổ chức chia lớp thành 2 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Mỗi nhóm đọc nội dung về đàn tranh hoặc đàn nguyệt trong SHS, tìm hiểu các đặc điểm chính của từng nhạc cụ (tên gọi khác, nhóm nhạc cụ, số dây, cấu trúc đàn, cách mắc dây, cách chơi đàn, âm sắc đặc trưng,…) và viết những đặc điểm chính của nhạc cụ đó lên giấy và ghi nhớ những ý vừa ghi.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm: đọc nội dung và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Tìm hiểu đàn tranh và đàn nguyệt

- Đàn tranh

+ Là nhạc cụ thuộc nhóm dây gảy, thân đàn hình hộp, mặt đàn làm bằng gỗ xốp được uốn cong, trên hàng có ngựa đàn và các bộ phận để mắc dây.

+ Khi chơi đàn: tay phải dùng móng gảy trên dây; các ngón tay trái đặt lên dây đàn để rung, nhấn tạo cao độ và âm thanh mềm mại.

+ Âm sắc: trong trẻo, thánh thót, phù hợp với giai điệu vui tươi, trong sáng hoặc cảm xúc sâu lắng, ngọt ngào,…

- Đàn nguyệt

+ Là nhạc cụ thuộc nhóm dây gảy. Tên gọi bắt đầu từ đàn có bầu cộng hưởng hình tròn như Mặt Trăng; cần dây dài làm bằng gỗ cứng, trên có gắn các phím bằng gỗ.

+ Khi chơi đàn: Tay phải dùng miếng gảy để bật đàn, tay trái bấm lên dây đàn tì vào khoảng giữa các phím để tạo nên cao độ.

+ Âm sắc: giòn và sáng, phù hợp với những giai điệu vui tươi, rộn ràng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS thực hành nêu đặc điểm chính của đàn tranh và đàn nguyệt.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành
  4. Sản phẩm: Phần thực hành của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 2 nhóm cử 5-6 bạn có trí nhớ tốt đại diện cho nhóm lên thực hiện trò chơi.

- GV treo lên bảng 2 tờ giấy A0 đã được chuẩn bị sẵn, 1 tờ ghi các cột của đàn tranh, 1 tờ của đàn nguyệt. 

- Lưu ý: Mỗi HS chỉ ghi 1 chi tiết, sau 2 hoặc 3 phút, GV hô dừng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi, ghi lại lên giấy các đặc điểm bằng các từ khóa.

- GV yêu cầu HS khác quan sát, nhận xét phần trình bày của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

 

NGHE NHẠC: LIÊN KHÚC LƯU THỦY – KIM TIỀN – XUÂN PHONG – LONG HỔ

 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS kể tên các nhạc cụ dân gian Việt Nam.
  4. Sản phẩm: HS kể tên các nhạc cụ dân gian Việt Nam. 
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh.

- GV nêu yêu cầu: Kể tên các nhạc cụ dân gian của Việt Nam trong bức tranh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 trả lời: Các nhạc cụ dân gian Việt Nam trong hình ảnh là đàn nhị, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo trúc, ken loa, song loan,…

- GV yêu cầu HS khác lắng, nhận xét câu hỏi của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ sự tích cực của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12: Nghe nhạc: Liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân Phong – Long hổ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Nghe nhạc và biểu lộ cảm xúc

  1. Mục tiêu: Nghe nhạc bài Liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ và bộc lộ cảm xúc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS biểu đạt cảm xúc.
  3. Sản phẩm: HS thực hành.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung để có nhận thức ban đầu về tính chất âm nhạc của các bài trong liên khúc, vị trí của các bài Ca Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- GV hướng dẫn HS nghe liên khúc Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hồ được diễn tấu bởi nhóm nhạc dân tộc:

https://www.youtube.com/watch?v=0tcXyqOw3C

(0:13 – 2:39)

- GV hướng dẫn một nhóm nhỏ HS đệm song loan hoặc thanh phách theo gõ của nhạc công thể hiện trên chén trà của biểu diễn, HS khác gõ nhẹ tay trên bàn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung và lắng nghe bản nhạc.

- HS vận động, biểu đạt cảm xúc theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 – 2 HS biểu diễn trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác quan sát , nhận xét phần biểu diễn của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

- GV nhận xét, đánh giá phần biểu diễn của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nghe nhạc và biểu lộ cảm xúc

- Lưu thủy – Kim tiền – Xuân phong – Long hổ là 4 bài thường được biểu diễn thành một tiết mục trọn vẹn trong các buổi hòa nhạc cung đình Huế.

- Nội dung: ca ngợi cảnh vật thiên nhiên hùng tráng, tươi đẹp, đất nước thái bình, thịnh trị.

- Giai điệu:

+ Lưu thủy: thanh thoát, nghiêm trang.

+ Kim tiền, Xuân phong: sáng tươi, hồ hởi, rộn ràng hơn.

+ Long hổ: mạnh mẽ, uy phong.

- Loại đàn diễn tấu: đàn tranh, đàn nguyệt hoặc đàn nhị, đàn bầu, sáo trúc,…

- Nhạc cung đình Huế là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội của các triều đại nhà Nguyễn.

- Được UNESCO ghi danh là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại (tháng 12/2003).

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ÂM NHẠC 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án powerpoint bài: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!

BÀI 8: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC – ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3

Phần 1: LÍ THUYẾT ÂM NHẠC

KHỞI ĐỘNG

Gam trưởng có bao nhiêu bậc âm?

Gam trưởng cấu trúc cung và nửa cung như thế nào?

Người ta gọi tên của giọng trưởng theo cách nào?

Gam trưởng có 7 bậc âm sắp xếp từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp.

Có cấu tạo cung và nửa cung như sau:

Gọi tên giọng trưởng bằng cách: Khi các bậc âm của gam trưởng được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc).

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1:

Tìm hiểu về cấu tạo của Gam thứ.

Nhóm 2:

Tìm hiểu về cấu tạo của Giọng thứ.

Nhóm 3:

Tìm hiểu về cấu tạo của Giọng La thứ.

  1. Gam thứ

Khái niệm: Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất).

Có cấu tạo cung và nửa cung như sau:

Mở rộng

Gam thứ có hai khoảng cách nửa cung hoặc ở giữa các bậc II – III và bậc V– VI, giữa các bậc còn lại là các khoảng cách 1 cung.

Ví dụ

  • Lấy âm bậc I là Mi, lần lượt xây dựng như khung cấu tạo trên ta sẽ có gam Mi thứ:
  • Lấy âm bậc I là Rê, lần lượt xây dựng như khung cấu tạo trên ta sẽ có gam Rê thứ:
  1. Giọng thứ
  • Khái niệm: Là các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc.
  • Tên gọi: tên âm chủ + từ “thứ”.
  • Tính chất âm nhạc: mềm mại, tha thiết, trữ tình.

Mở rộng

Có hai cách kí hiệu cho tên của giọng thứ nhưng cách viết chữ cái in hoa kèm theo chữ Minor (ví dụ: E Minor) hiện nay dùng phổ biến và thường gặp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ

Giọng Mi thứ:

E Minor hoặc e - moll.

Giọng Rê thứ

D Minor hoặc d - moll.

  1. Giọng La thứ
  • Âm chủ: Nốt La.
  • Kí hiệu: A Minor hoặc a-moll
  • Thành phần âm của giọng La thứ bao gồm:
  • Hóa biểu:
  • Không có dấu thăng hoặc dấu giáng.
  • Thường kết thúc bằng âm chủ là nốt La.

LUYỆN TẬP

  1. Hãy viết kí hiệu của giọng Rê thứ và giọng La thứ.
  2. Nêu tóm tắt đặc điểm của giọng La thứ (kí hiệu, hoá biểu, âm bậc I, cấu tạo).

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo, tải giáo án âm nhạc 8 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 âm nhạc 8 chân trời, tải giáo án word và điện tử âm nhạc 8 kì 1 CTST

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay