Kênh giáo viên » Lịch sử 7 » Giáo án Lịch sử 7 soạn theo công văn 5512

Giáo án Lịch sử 7 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 7 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 7 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 40, Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428-1527)

  1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
  2. MỤC TIÊU
  3. Kiến thức:

- Trình bày được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức.

-So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.

  1. Năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề

Năng lực chuyên biệt

- Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử (Lê sơ).

  1. Phẩm chất:

Giáo dục cho HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ Tổ quốc.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.

- HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về những việc làm của Lê Lợi để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện
  3. b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
  4. c) Sản phẩm:: biết được sơ lược về những việc làm để xây dựng bộ máy chính quyền, quân đội ….
  5. d) Tổ chức thực hiện::

- Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ). Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình xã hội, phát triển kinh tế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. a) Mục tiêu: HS ghi nhớ, trình bày những nét cơ bản về tình hình chính trị,quân sự, pháp luật thời Lê sơ
  3. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận cặp đôi, nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
  4. c) Sản phẩm:

+ Thời Lê sơ, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thường xuyên.

+ Pháp luật có những điều khoản tiến bộ, đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi cho dân chúng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Mục 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ::

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:

  • Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông và nêu nhận xét
  • Cho biết những cải cách của vua Lê Thánh Tông nhằm mục đích gì
  • Dựa vào lược đồ, kể tên 13 đạo thừa tuyên dưới thời Lê sơ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Thảo luận: So sánh tổ chức nhà nước thời Lê với thời Trần, nhiều người cho rằng tổ chức nhà nước thời Lê sơ tập quyền hơn (Tập quyền là sự thống nhất tập trung quyền hành vào triều đình trung ương), à Vua nắm mọi quyền hành, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội à Quyền lực nhà vua ngày càng được củng cố.

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục 2: Tổ chức quân đội

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ::

Đọc thông tin, hãy:

- Quân đội nhà Lê được tổ chức như thế nào?

- Cho biết cách tổ chức quân đội thời Lê sơ có điểm gì giống với thời Lí-Trần

  • Nêu dẫn chứng cho thấy triều Lê sơ rất quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs tình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Mục 3: Luật pháp

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ::

- GV gọi HS đọc mục 3 SGK.trả lời câu hỏi

- Nội dung chính của bộ luật là gì? -Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ? à Quyền lợi, địa vị của người phụ nữ được tôn trọng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Hs trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1.Tổ chức bộ máy chính quyền:

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.

  • Bộ máy trung ương
  • Bộ máy địa phương
  • Như vậy, từ sơ đồ trên ta thấy:

-Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, đặc biệt là dưới thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và đầy đủ hơn so với thời Lê Thái Tổ ở một số điều, như triều đình có đầy đủ các bộ, các tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn.

-Hệ thống thanh tra, giám sát được tăng cường từ triều đình đến các địa phương.

-Ở các đơn vị hành chính, tổ chức chặt chẽ hơn (nhất là các cấp đạo thừa tuyên), có 3 cơ quan phụ trách mà không tập trung quyền lực vào một An phủ sứ như trước và có phân công trách nhiệm rõ ràng. Bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ hơn.

Mục đích những cải cách của vua Lê Thánh Tông :

Cải cách lại hành chính, hệ thống quan lại.

Cải cách lại quân đội và củng cố quốc phòng.

Hoàn thành pháp luật và Lê triều hình luật

Cải cách lại kinh tế, phát triển nông nghiệp.

à Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.

2. Tổ chức quân đội:

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội gồm 2 bộ phận: Quân triều đình và quân địa phương.

Giống nhau:

  • Quân đội thời Lê và Quân đội thời Lý - Trần đều theo chế độ "ngụ binh ư nông", được tổ chức chặt chẽ, luyện tập võ nghệ hàng năm, có năng lực bảo vệ Tổ quốc.
  • Gồm có 2 bộ phận chính : Quân ở triều đình và quân ở các địa phương , bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh

Dẫn chúng cho thấy triều Lê rất quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia:

  • Hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương
  • Hàng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Quân đội mạnh được bố trí bảo vệ biên giới

 

 

3. Luật pháp:

- Lê Thánh Tông ban hành bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

 

- Nội dung:

+ Bảo vê quyền lợi của vua và hoàng tộc.

+ Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị.

+ Khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Bảo vệ người phụ nữ.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về bộ máy nhà nước, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
  4. c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu thể hiện đầy đủ nội dung bài học;
  5. d) Tổ chức thực hiện::

- Giáo viên giao bài tập cho HS- HS thực hiện nhiệm vụ- giáo viên kiểm tra bài làm của 1 số em lấy điểm tx

- Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở:

Nội dung

Thời Lý – Trần

Thời Lê

 

Bộ máy nhà nước ở Trung ương

   

Các đơn vị hành chính ở

địa phương

   

Cách đào tạo, bổ sung quan lại

   

Pháp luật

   

Dự kiến sản phẩm

Nội dung

Thời Lý- Trần

Thời Lê sơ

Bộ máy nhà nước ở Trung ương

Lí: Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan đại thần.

Trần: Có thêm chế độ thái thượng hoàng đăth tên một số chức quan

Vua đứng đầu nhà nước. Giúp việc cho vua có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn.

Các đơn vị hành chính địa phương

Chủ thành các lộ.

Chủ thành 13 đạo, đứng đầu mỗi đạo có 3 ti.

Cách đào tạo tuyển chọn bổ sung quan lại

Quan lại do vua đề cử.

Quan lại được tuyển chọn qua thi cử.

Pháp luật

Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, bảo vệ sức kéo.

+ Xác nhận quyền sỡ hữu tài sản.

+ Quy định việc mua bán ruộng đất .v.v.

 

Bảo vệ vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia. Khuyến khích phát triển kinh tế, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ, nghiêm cấm cách hành vi tự bán mình thành nô

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS về nhà cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè, em tìm hiểu thêm về các nội dung sau:
  4. c) Sản phẩm: Bài trả lời theo câu hỏi của giáo viên
  5. d) Tổ chức thực hiện::

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  1. Dựa vào đoạn thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời lê sơ đói với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Tại sao?

+ Thông tin: Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “ Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” – (Theo: Đại Việt sử kí toàn thư)”.

  1. Đóng vai một thuyết minh viên ở bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em biết và thích nhất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Tiết học sau GV kiểm tra sản phẩm

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Tìm đọc và xem một số cuốn sách:

+ Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996

+ Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông.

+ Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

  • Làm các bài tập trong SBT
  • Tìm hiểu tiếp tiết 43 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc. Chuẩn bị bài tiếp theo
  • Tìm hiểu về tình hình kinh tế và xã hội
Giáo án Lịch sử 7 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 7 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 7 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử lớp 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: gián án mới sử khối 7, lịch sử 7 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 7 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay