Giáo án Lịch sử 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 7 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

TIẾT 53, BÀI 24: KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI

THẾ KỶ XVIII

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Nêu những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của tình trạng đó.

- Kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày trên lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biến chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.

  1. Năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

  • Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
  • Năng lực thực hành bộ môn

+ Sưu tầm ca dao, tục ngữ, phản ánh sự căm phẫn của nông dân và các tầng lớp bị trị đối với chính quyền phong kiến.

+ Tập vẽ bản đồ, xác định địa danh ( đối chiếu với địa danh hiện nay) hình dung địa bàn hoạt động và qui mô của từng cuộc khởi nghĩa lớn.

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng ý thức căm ghét sự áp bức, cầm quyền đồng cảm với nỗi khổ cực của nông dân, buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành quyền sống, khắc phục tinh thần đấu tranh kiên cường của NN và các thủ lĩnh chống chính quyền phong kiến thối nát.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

- Lược đồ phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỷ XVIII.

  1. Học sinh

- Chuẩn bị bài mới.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dấn
  3. b) Nội dung hoạt động: HS dưới sự hướng dẫn của GV để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: nhận định đúng vai trò của nhân dân
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Em có suy nghĩ gì về câu nói cả Nguyễn Trãi: Vua là thuyền. Dân là nước. Nước có thể đẩy thuyền đi nhanh, Nước cũng có thể lật thuyền.

Qua câu trả lời của HS GV dẫn dắt để giới thiệu bài.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được những nét chính về tình hình chính trị ở Đàng Ngoài vào giữa TK XVIII
  3. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi theo kế hoạch của giáo viên
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

1. Hoạt động 1: Tình hình chính trị:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

? Cho biết tình hình chính trị ở Đàng Ngoài giữa thế kỷ XVIII ? HSTL-GVKL

? Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh đã dẫn đến hậu quả gì ? HSTL – GVKL.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức

 

1. Tình hình chính trị:

+ Giữa TK XVIII, chính quyền ở Đàng ngoài mục nát cực độ.

+ Vua Lê Chỉ là bù nhìn. Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc.

+ Quan lại, binh lính, địa chủ hoành hành, đục khoét nhân dân.

+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp ; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

+ Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.

  1. Hoạt động 2: Những cuộc khởi nghĩa lớn.
  2. a) Mục tiêu: Kể tên được các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu và trình bày theo lược đồ một vài cuộc khởi nghĩa : nguyên nhân bùng nổ và thất bại, diễn biễn chính và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.
  3. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi theo kế hoạch của giáo viên
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên và xác định những cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu ở Đàng Ngoài trên lược đồ ?

? Quan sát H.55. SGK và rút ra nhận xét về quy mô của các phong trào.

? Nêu kết quả và ý nghĩa của các phong trào.

? Theo em vì sao các cuộc KN đều bị thất bại?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thực hiện nhiêm vụ, có sự hỗ trợ của giáo viên bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày câu trả lời trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- HS góp ý đánh giá theo kỹ thuật 3,2,1. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV treo lược đồ giải thích ký hiệu.

- HS dựa vào lược đồ lên bảng chỉ địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.

2. Những cuộc khởi nghĩa lớn.

a. Những cuộc KN tiêu biểu :

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên và Tuyên Quang...

+ Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) và Hoàng Công Chất (1739 - 1769) :

· Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), còn gọi là quận He. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hoá -
Nghệ An.

· Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769), bắt đầu ở Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc. Các dân tộc Tây Bắc hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa. Hoàng Công Chất có công lớn trong việc bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.

b. Kết quả và Ý nghĩa :

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội.

  1. Nội dung:

Lập bảng theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn

   
   
  1. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Lập bảng theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bài làm:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Địa bàn

Nguyễn Dương Hưng

1737

Sơn Tây

Lê Duy Mật

1738 – 1770

Thanh Hóa, Nghệ An

Nguyễn Danh Phương

1740 – 1751

Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang

Nguyễn Hữu Cầu

1741 – 1751

Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa

Hoàng Công Chất

1739 - 1769

Sơn Nam, Tây Bắc

D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
  3. c) Sản phẩm: bài tập nhóm
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức.

? Nguyên nhân thất bại của các cuộc KN. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 54, BÀI 25 : PHONG TRÀO TÂY SƠN

  1. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó dẫn đến phong trào nông dân ởĐàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.

  1. Năng lực:

- năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề

- Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện, khai thác tư liệu lịch sử.

  1. Phẩm chất:

- Yêu nước :Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.

- Chăm chỉ, nhân ái

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan. Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn

- Phiếu học tập

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. a) Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về thân thế sự nghiệp cảu ê anh em Tây Sơn
  2. b) Nội dung hoạt động: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được Hình ảnh ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Nguyễn
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho học sinh quan sát hình ảnh về 3 anh em Tây Sơn và trả lời các câu hỏi dưới đây:

- Em hãy cho biết nội dung của các hình ảnh?

- Những hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

Hình ảnh ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Nguyễn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Tình hình đàng ngòai nhân dân bị bóc lột nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ? Vậy tình hình Đàng Trong như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở bài học hôm nay

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
  2. a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ những nét chính về xã hội Đàng Trong từ đó nhận thức được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa nông dân
  3. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: Trả lời được nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa và xác định trên bản đồ địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Khởi nghĩa Tây Sơn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV yêu cầu HS đọc thông tin phần 1 sgk xác định nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Tây Sơn

Đọc phần 2 kết hợp với quan sát trên bản đồ em hãy:

? Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ , địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây sơn trong những năm đầu khởi nghĩa

? Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây sơn ngay từ đầu

? Nêu mục đích ban đầu của nghĩa quân Tây sơn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao (hoạt động cá nhân)

GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV có thể gọi HS trình bày

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

· Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

· Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong=>phục hổi đất nước hưng thịnh,phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống tốt đẹp hơn

1. Nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu mục nát.

- Kinh tế suy giảm trầm trọng.

- Đời sống nông dân cơ cực

Các cuộc khởi nghĩa nông dân: Khởi nghĩa của Chàng Lía ở Truông Mây.

+Chủ trương: Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

-> Báo hiệu thời kỳ suy tàn của chế độ phong kiến, báo hiệu cho một thời kỳ mới, sự nổi dậy của những người nông dân không khuất phục bởi cường quyền 2. Vài nét về khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

* Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

* Căn cứ:

+ Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai)

+ Tây Sơn Hạ Đạo (Tây Sơn, Bình Định)

+ Lực lượng: dân nghèo, đồng bào dân tộc: Chămpa, Ba na, thợ thủ công, thương nhân…

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân, lực lượng…
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
  4. c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Trình bày đáp án trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

Nhận xét, chốt đáp án và nói lại kiến thức

Câu 1: Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

  1. chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần
  2. chúa Trịnh liên tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam
  3. chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc
  4. vua Lê giành lại được thực quyền từ chúa Trịnh

Câu 2: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?

  1. Đầu thế kỉ XVIII
  2. Giữa thế kỉ XVIII
  3. Nửa cuối thế kỉ XVIII
  4. Cuối thế kỉ XVIII

Câu 3: Ai là người tự xưng là "quốc phó" lấn át quyền hành của chúa Nguyễn?

  1. Mai Thúc Loan
  2. Trương Phúc Loan
  3. Nguyễn Hữu Chính
  4. Vũ Văn Nhậm

Câu 4: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

  1. Tây Sơn thượng đạo
  2. Tây Sơn hạ đạo
  3. Truông Mây
  4. Phú Xuân

Câu 5: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?

  1. Bình Định
  2. Thanh Hóa
  3. Nghệ An
  4. Hà Tĩnh

Câu 6: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ... lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng"

Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?

  1. tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân
  2. tình trạng tham nhũng của quan lại
  3. đời sống xa xỉ của quan lại
  4. các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển

Câu 7: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

  1. Tây Sơn – Bình Định
  2. An Khê – Gia Lai
  3. An Lão – Bình Định
  4. Đèo Măng Giang – Gia Lai

Câu 8: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  1. do chủ trương thống nhất đất nước
  2. do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
  3. do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
  4. do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Câu 9: Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn?

  1. mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong
  2. nguy cơ xâm lược của nhà Xiêm
  3. nguy cơ xâm lược của nhà Mãn Thanh
  4. yêu cầu thống nhất đất nước

Câu 10: Điểm đặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

  1. được sự ủng hộ của nhà Mãn Thanh
  2. được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu
  3. được sự ủng hộ của người Pháp
  4. được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động kể cả dân tộc thiểu số
  5. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  6. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
  7. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
  8. c) Sản phẩm: bài tập nhóm
  9. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  1. Giáo viên nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):

- Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn đối với anh em Tây Sơn bằng những việc làm như thế nào?

  1. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.

+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…

Giáo án Lịch sử 7 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 7 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: gián án mới sử khối 7, lịch sử 7 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 7 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay