Giáo án Lịch sử 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 8 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


TIẾT 5 + 6 – BÀI 06: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp

- Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi

GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

  1. Phẩm chất

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa TK XVIII và nửa đầu TK XIX.
  2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
  3. b) Nội dung :

GV dùng bản đồ thế giới và trả lời câu hỏi sau

Nêu tên và xác định vị trí các nước công nghiệp ở châu Âu?

  1. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

* Giới thiệu bài: Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh và lan nhanh ra các nước tư bản khác ( Pháp, Đức ) cách mạng công nghiệp ra đời làm cho kinh tế tư bản phát triển mạnh => hệ qủa hình thành hai giai cấp của xã hội tư bản....

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cách mạng công nghiệp

  1. a) Mục đích: Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giaỉ thích CM CN

- Là việc cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy nhanh sx, sản phẩm ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở nước nào? từ ngành gì?

Nguyên nhân của việc phát minh ra máy móc ở Anh cuối Thế kỉ XVIII là gì?

Quan sát hình 12,13,14,15 sgk và trả lời các câu hỏi sau:

Tại sao máy móc được phát minh và sử dụng trước tiên là ngành dệt?

Q/s H13,14,em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi ntn?

Theo em điều gì sẽ xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?

Máy kéo sợi ra nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt

Máy dệt ra đời có tác dụng gì?

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK và q/s h14

Hãy kể tên các cải tiến phát minh quan trọng và ý nghĩa tác dụng của nó?

Tại sao máy móc được sử dụng nhiều trong GTVT?

Tường thuật buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh vào năm 1825

Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh SX gang thép, than đá?

Nêu k/q của cuộc C/m CN ở Anh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.

I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

a.Phát minh máy móc

- 1764 Giêm -ha- gri-vơ sáng chế máy kéo sợi Gien ni.

- 1769, Ac- Crai- tơ- chế ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

- 1785 Et-mơn-các-rai chế tạo máy dệt đầu tiên.

- 1784 Giêm – oát phát minh ra máy hơi nước.

b. Kết quả

- Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn máy móc

- Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới , là “ công xưởng của thế giới”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cách mạng công nghiệp

a) Mục đích: Biết được hệ quả của cách mạng công nghiệp

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1 + 2: Quan sát lược đồ H17,18 (SGK) em hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành C/m CN? Cách mạng công nghiệp đã đưa đến những hệ quả gì ?

Nhóm 3 + 4: Cách mạng công nghiệp đã làm cho cơ cấu xã hội thay đổi ntn? Cho biết mối quan hệ giữa hai giai cấp này

GDBVMT: Quan sát hình 17 để nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng Công nghiệp

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như:

+ Hình thành các trung tâm kinh tế , thành phố lớn

+ Năng suất lao động tăng

- Xã hội: Hình thành hai giai cấp Tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau → đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Nước Anh giữa thế kỷ XVIII

Nước Anh nửa đầu TK XIX.

- Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công

Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh.

Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.

- Có 4 thành phố trên 50.000 dân

- Có 14 thành phố trên 50.000 dân.

- Chưa có đường sắt.

- Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp

   

Hoạt động 3: Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

  1. a) Mục đích: Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc sách giáo khoa.

Theo em lúc này, trên thế giới, kinh tế của những nước nào phát triển nhất. ( Anh, pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha..)

Vì sao các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

Hãy xác định những quốc gia ở châu Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ?

Đọc từ “ Châu Phi.... đất liền ”. ( sgk- 27 ).

Xác định những quốc gia ở châu Phi bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ?

Sự xâm lược của CNTB phương tây đưa đến kết quả gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Kết luận: Khoảng cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã chia nhau xâm chiếm và thống trị các nước ở Á, Phi, Mĩ -la- tinh => Chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Về sau hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây.

2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi

a. Nguyên nhân

- Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, tài nguyên tăng mạnh

b. Quá trình xâm lược thuộc địa

- Chính phủ TS đẩy mạnh xâm chiếm phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á .

- Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ... ráo riết xâu xé, biến châu lục này thành thuộc địa.

c. Kết quả: Cuối TK XIX – đầu XX, hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc của thực dân Phương Tây.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách mạng công nghiệp và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là (Nhận biết)
A. chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. phát minh và sử dụng máy móc.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
D. thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 2. Ngành nào được sử dụng máy móc đầu tiên? (Nhận biết)
A. Đóng tàu B. Ngành dệt
C. Thuộc da D. Khai mỏ
Câu 3. Năm 1764, ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien – ni ? (Nhận biết)
A. Giêm Ha-gri-vơ. B. Ác-crai-tơ.
C. Giêm Oát D. Gien – ni
Câu 4. Năm 1784 đã ghi dấu ấn gì trong cuộc cách mạng công nghiệp của Anh? (Nhận biết)
A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
C. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
D. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới.
Câu 5. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là (Thông hiểu)
A. tư bản, nhân công.
B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. tư bản và các thiết bị máy móc;
Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là (Thông hiểu)
A. “Nước có nền cổng nghiệp phát triển nhất thế giới”.
B. “Nước công nghiệp hiện đại”
C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
D. “Công xưởng của thế giới”.
Câu 7. Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình (Thông hiểu)
A. từ một nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn.
B. từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
C. từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển.
D. từ một nước nông nghiệp trở thành nước công- nông nghiệp.
Câu 8. Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? (Vận dụng cao)
A. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc.
B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào.
C. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh.
Câu 9. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? (Vận dụng thấp)
A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng.
B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.
C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
D. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất.
Câu 10. Ấn Độ là nơi tranh chấp của hai nước nào? (Nhận biết)
A. Nhật và Nga. B. Nhật và Mĩ.
C. Anh và Pháp. D. Anh và Đức.

Câu 11. Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? (Vận dụng thấp)
A. Vì muốn mở rộng lãnh thổ của mình.
B. Vì muốn gây ảnh hưởng của mình với nước khác.
C. Vì nhu cầu về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Vì sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.

Câu 12. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là (Thông hiểu)
A. làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông- nghiệp và giao thông.
C. góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
  3. b) Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

Câu 2: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?

  1. c) Sản phẩm:

Câu 1: - Lúc đầu, máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.

- Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi ngày một tăng. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải, nhất là đường săt.

- Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển.

Vì vậy, vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

Câu 2: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.

- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

*GV giao nhiệm vụ cho HS

HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 4: Phong trào công nhâ n và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

 

 

 

TIẾT 7+8, Bài 4 : PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức: Giúp cho HS nắm vững

- Biết được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB.Tình cảnh của giai cấp công nhân

- Biết được một số nét chính về những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX

- Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế

- Hiểu được nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

- Hiểu được phong trào công nhân quốc tế ( Quốc tế thứ nhất) sau khi CNXHKH ra đời

  1. 2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết đánh giá một số thành tựu, lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH + GD tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh của G/c CN.

  1. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên

- Tranh ảnh, SGK

- Chân dung C.Mác, Phi Ăng-ghen

  1. Học sinh

- sgk, vở ghi, đồ dùng học tập

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB.Tình cảnh của giai cấp công nhân . Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế
  3. b) Nội dung :. GV trực quan xem ảnh. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì qua bức tranh H24, H. 25?

 

  1. c) Sản phẩm:

Việc sử dụng trẻ em trong các hầm mỏ… dẫn đến các phong trào đấu tranh.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Phong trào đập phá máy móc và bãi công.

  1. a) Mục đích: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK chia nhóm thảo luận với ND: Vì sao ngay khi mới ra đời g/c CN đã đấu tranh chống CNTB?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Cho HS Q/s H24 (SGK)

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H24?

- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? -HS: Lao động nhiều giờ Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh…

- Cho HS liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay?

- Bị áp bức bóc lột, CN đã đấu tranh chống CNTB, họ đã đấu tranh bằng hình thức nào?

- Vì sao CN lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức ntn của CN?

- Muốn cuộc đấu tranh chống TB thắng lợi, CN phải làm gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

 

I. Phong trào Công nhân nửa đầu thế kỉ XIX:

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:

a. Nguyên nhân:

Do bị TS bóc lột nặng nề CN đấu tranh

 

 

 

 

b. Hình thức đấu tranh:

- P/t đập phá máy móc, đốt công xưởng

- Bãi công

c.Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

  1. a) Mục đích: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS N/c SGK và chia nhóm thảo luận với ND: Nêu những P/t đấu tranh tiêu biểu của G/c CN trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Hướng dẫn HS hiểu khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu ” có nghĩa ntn?

- Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu bảo vệ quyền lao động của mình

- Mục tiêu của p/t đấu tranh?

- Q/s H25 (SGK)

- Nhấn mạnh p/t hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét

- P/t CN Châu Âu (1830-1840)có những điểm chung gì khác so với p/t trước đó?

-HS: Đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị độc lập chống lại G/c TS

- Kết quả của p/t đấu tranh của CN Châu Âu trong những năm đầu thế kỉ XIX?

- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:

- Pháp: 1831CN dệt tơ thành phố Li-Ông k/nghĩa

 

 

- Đức: 1844 CN dệt Sơ-lê-đin

 

 

- Anh: 1836-1848 P/t hiến chương

 

 

 

- Kết quả: Thất bại

- Ý nghĩa: + Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế

- + Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

TIẾT 2

Hoạt động 1 : Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản

  1. a) Mục đích: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- P/t đấu tranh của Cn nửa đầu thế kỉ XIX ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Tại sao trong những năm 1848-1849 p/t CN Châu Âu phát triển mạnh

- Tường thuật cuộc k/n tháng 6/1848 của CN và nhân dân lao động Pa ri

- Vì sao g/c CN ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?

- P/t CN từ sau 1848-1849 đến những năm 1870 có nét gì nổi bật?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

 

II. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác:

1. Mác và Ăng ghen:

- Tiểu sử: (SGK)

- Cùng có tư tưởng:Đấu tranh chống CNTB, XD 1 XH tiến bộ

2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

a. Đồng minh những người cộng sản: Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Do yêu cầu phát triển của P/t CN quốc tế đòi hỏi phải có lí luận C/m

+ Tháng 2/1848: Tuyên ngôn ĐCS được tuyên bố

 

 

-

Hoạt động 2: Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất

  1. a) Mục đích: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm dự kiến

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK: Từ ngày 28/9/1864…

- Quốc tế thứ nhất được thành lập ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H29?

- Tường thuật buổi thành lập quốc tế thứ nhất

- Quốc tế thứ nhất có những hoạt động ntn?

- Nêu vai trò của Mác trong việc t/lập quốc tế I?

- Sự ra đời và hoạt động của quốc tế I có ý nghĩ gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:

a. Phong trào Công nhân từ 1848-1870:

- P/t tiếp tục phát triển

CN trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế

b. Quốc tế thứ nhất:

- Thành lập: 28/9/1864

- Hoạt động:

+Truyền bá học thuyết mác vào nhân dân .

+Những vai trò của phong trào giúp nhân dân phát triển

- Ý nghĩa: Thúc đẩy p/t CN quốc tế tiếp tục phát triển

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác, quá trình thành lập quốc tế thứ nhất.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội?
A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền.

  1. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
    C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới.
    D. Tất cả các thành phần trên.
    Câu 2. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
    A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
    B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
    C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
    D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.
    Câu 3. Giai cấp vô sản là giai cấp:
    A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
    B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
    C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.
    D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.

Câu 4. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
A. Nước Pháp.
B. Nước Mĩ.
C. Nước Đức.
D. Nước Anh.
Câu 5. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?.
A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834.
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.
Câu 6. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
A. Phong trào thiếu tính tổ chức.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
Câu 7. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
Câu 8. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX.
C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
D. Khoảng những năm 1836 - 1848.
Câu 9. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền tuyền cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
Câu 10. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Nước Anh. B. Nước Pháp.
C. Nước Đức. D. Nước Mĩ.
Câu 11. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Được tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
Câu 12. Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
A. Giai cấp tư sản. B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ nhà máy. D. Bọn địa chủ.
Câu 13. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).
Câu 14. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.
Câu 15. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. a) Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá đúng về những đón góp của Mác.
  2. b) Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất?

  1. c) Sản phẩm: HS trả lời.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm các bài tập để củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh

*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

+ Học bài cũ, soạn bài 4: Công xã Pari, hoàn cảnh ra đời, hoạt động của Công xã Pari ?

Giáo án Lịch sử 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 8 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sử khối 8, lịch sử 8 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 8 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay