Giáo án Lịch sử 8 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 8 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiêt 26

Bài 24

NƯỚC CHĂM PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Quá trình thành lập và phát triển của nước Chăm Pa, từ nước Lâm ấp của huyện Tượng Lâm đến một quóc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt.

- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm Pa từ thế kỷ II ->X.

  1. Năng lực:

- Đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.

-Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.

  1. Phẩm chất:

Đoàn kết đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Giáo án, SGK, máy tính

- Tranh ảnh về đền tháp Chăm.

  1. Học sinh

- Vở ghi, SGK.

- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về nhà nước Cham pa
  3. b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: HS kể sơ lược về di tích (nếu biêt)
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Em đã biết đến khu di tích Mĩ Sơn, di tích Sa Huỳnh chưa ? Kể lại những hiểu biết của mình về khu di tích đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

Các em có thể không trả lời đủ và đúng hết điều đó không quan trọng vì đây chỉ là câu hỏi gây tò mò và hứng thú tìm hiểu điều chưa biết đối với HS.

GV cho HS đọc mục tiêu của bài và yêu câu học sinh trong bài này cần nắm những nội dung gì về kiến thức, cần rèn luyện những kỉ năng nào? có thái độ như thế nào?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Tìm hiểu sự ra đời của nước Cham-pa
  3. a) Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời và phát triển của nhà nước Cham pa
  4. b) Nội dung: Quan sát lược đồ và xác định giới hạn một số vùng đất và một số địa danh của nước Cham Pa. Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
  5. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  6. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS quan sát lược đồ Hình 1. Lược đồ Giao Châu và Cham-pa. Xác định trên lược đồ địa danh và vùng đất của nước Cham-pa, kinh đô của nước Cham-pa. Ở đây GV sử dụng phướng pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan (khai thác lược đồ).

Trả lời các câu hỏi:

Huyện Tượng Lâm, Nước Lâm Ấp ra đời trong hoàn cảnh nào?

Vì sao nhân dân huyện Tượng Lâm lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, còn nhân dân các huyện khác thì không lật đổ được?

Quốc gia Lâm Ấp đã dùng biện pháp gì để không ngừng mở rộng lãnh thổ?

Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV có thể gọi HS trình bày trên bản đồ.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa

Bước 4: Kết quả, nhận định:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết

 

*Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giàng độc lập (192 – 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

* Quá trình phát triển: Các Vua Lâm ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

 

 

  1. Tìm hiểu về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của nước Cham-pa
  2. a) Mục tiêu: nhận biết và ghi nhớ được nét chính về tình hình kinh tế văn hóa của nhà nước Cham pa
  3. b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
  4. c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn và quan sát hình 2 Thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam), hình 3. Tháp Chăm (Phan Rang) trong tài liệu Hướng dẫn học. Sau đó GV sử dụng phương pháp trao đổi đàm thoại , hướng dẫn HS trao đổi, đàm thoại để trả lời các câu hỏi sau :

?. Hãy cho biết các ngành kinh tế chính của cư dân Cham-pa. Qua đó nêu nhận xétvề trình độ phát triển kinh tế chính của cư dân Cham-pa.

?. Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Cham-pa như thế nào ?

?. Nhận xét về kiến trúc của người Chăm.

? Hãy cho biết những biểu hiện thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa người Chăm với các cư dân Việt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, thống nhất nhóm, GV có thể gọi HS trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của nhóm.

Bước 4: Kết quả, nhận định:

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung nếu thấy cần thiết:

 

* Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.

+ Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả...

+ Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.

- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải...

- Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...

*Văn hoá:

- Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.

- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
  4. c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập thể hiện đầy đủ nội dung bài học;
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Quốc gia

Cham-pa

Hoàn cảnh ra đời

 

Thể chế chính trị

 

Các ngành kinh tế chính

 

Văn hoá

 

GV động viên các em không nhìn vào tài liệu để lập bảng mà biểu đạt bằng sự hiểu biết của mỗi em.

Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
  4. c) Sản phẩm: bài tập nhóm
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động này nếu còn thời gian hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.: Những di sản văn hóa của Người Chăm để lại đến ngày nay phản ánh sự phát triển của ngành nào? Theo em cần phải làm gì để gìn giữ và phát triển những di sản văn hóa đó?

* Hướng dẫn về nhà

Hướng dẫn tìm đọc một số cuốn sách và trang web sau :

–Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005.

– http://www.bachkhoatrithuc.vn ; http://www.khoahoc.com.vn ;

– http://www.giaoducphothong.edu.vn

Giáo án Lịch sử 8 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 8 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 8 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử lớp 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

Từ khóa: gián án mới sử khối 8, lịch sử 8 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 8 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay