Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 14: Quạt điện và máy giặt

Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 14: Quạt điện và máy giặt. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Công nghệ 6 Cánh diều Bài 14: Quạt điện và máy giặt


Em hãy nêu tên và công dụng của các đồ dùng điện dưới đây:

BÀI 14: QUẠT ĐIỆN VÀ MÁY GIẶT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Quạt điện

Máy giặt

  1. Quạt điện

Quan sát hình 14.2, đọc nội dung phần I trang 72 – 74 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Bên cạnh tác dụng làm mát, em hãy cho biết quạt còn có tác dụng nào khác?

+ Hãy cho biết chức năng của các bộ phân cấu tạo nên quạt điện trong hình 14.2.

+ Tại sao phải đặt quạt ở vị trí chắc chắn và lau quạt thường xuyên?

  1. Cấu tạo

Động cơ điện

Là bộ phận làm quay cánh quạt.

Cánh quạt

Là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Cánh quạt được gắn với trục của động cơ quạt. Có một số loại cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng hoặc cánh dày.

  1. Nguyên lí làm việc

Khi được cấp điện và chọn chế độ gió, động cơ hoạt động làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên luồng gió.

Nguồn điện => Bộ điều khiển => Động cơ điện => Cánh quạt

  1. Thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức, công suất định mức, đường kính cánh quạt.

  1. Đặc điểm
  • Quạt trần, quạt treo tường: Loại quạt này gắn cố định trên tường, trần nhà, làm mát cho toàn bộ không gian tại nơi gắn quạt.
  • Quạt bàn, quạt đứng, quạt lửng: Đây là loại quạt truyền thống và phổ biến nhất hiện nay, có 3 loại quạt đứng cơ bản là: quạt dạng cao, quạt dạng thấp (quạt để bàn), quạt với công suất lớn.
  • Quạt hộp: Loại quạt này khá gọn gàng, hình chữ nhật, hình vuông hay hình cầu, có chắn và quay theo các hướng khác nhau, tránh trẻ cho tay vào quật, giữ an toàn nếu trong nhà có trẻ nhỏ.
  • Quạt phun sương, quạt điều hoà: Quạt có khả năng làm mát đặc biệt thông qua hơi nước hoặc phun sương làm mát. Hệ thống với nhiều chế độ gió khắc nhau giúp cung cấp và duy trì độ ẩm trong không khí, khử mùi, đuổi muỗi
  1. Sử dụng quạt điện đúng cách, an toàn, tiết kiệm

Đọc kĩ thông tin có trên quạt điện và hướng dẫn sử dụng

Sử dụng đúng điện áp định mức

Nên cho quạt quay để thay đổi hướng luồng gió trong phòng. Không sờ vào cánh quạt khi quạt đang quay.

  1. Máy giặt

Quan sát hình 14.5 và thông tin SGK trang 75, 76, thảo luận trong 3 phút và trả lời câu hỏi:

  • Nêu tên và chức năng các bộ phận cấu tạo nên máy giặt.
  • Vì sao phải phân loại quần áo khi giặt bằng máy?
  • Vì sao phải vệ sinh lồng giặt thường xuyên?
  1. Cấu tạo

-  Gồm 2 bộ phận chính: động cơ điện, mâm giặt.

  1. Nguyên lí làm việc

-  Khi được cấp điện và chọn chế độ giặt, động cơ điện hoạt động làm cho mâm giặt quay theo. Khi đó quần áo được xoay và đảo chiều liên tục. Lúc này, bề mặt quần áo được chà xát với nhau và với thành lồng giặt làm các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải.

  1. Thông số kĩ thuật
  • Điện áp định mức: 220 V;
  • Công suất định mức: 1 000 W, 1 500 W,...
  • Khối lượng giặt định mức: 6,5 kg, 7 kg,...
  1. Đặc điểm
  2. Máy giặt lồng đứng:
  • Máy giặt lồng đứng dễ sử dụng, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, máy có nắp mở rộng, dễ thao tác.
  • Quần áo sau khi giặt thường bị xoắn chặt, do đó quần áo mau bị giãn, biến dạng khi giặt nhiều lần.
  • Máy tiêu thụ điện năng ít hơn máy lồng ngang (cùng tính năng).
  • Giá thành máy ở mức vừa phải.

2.Máy giặt lồng ngang:

  • Máy tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng.
  • Tính năng ưu việt nhất của dòng máy giặt này là có thể giữ được độ bền của quần áo.
  • Quần áo trong quá trình giặt ít bị xoắn vào nhau nên tránh được hiện tượng giãn hay biến dạng như máy giặt lồng đứng.
  • Giá thành của máy cao.
  1. Sử dụng máy giặt đúng cách, an toàn, tiết kiệm
  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành
  • Sử dụng đúng điện áp định mức
  • Chọn máy giặt phù hợp với nhu cầu sử dụng
  • Lượng quần áo đem giặt phải thấp hơn hoặc bằng khối lượng giặt định mức của máy
  • Phân loại quần áo đem giặt và chọn chế độ giặt phù hợp
  • Vệ sinh lồng giặt thường xuyên

LUYỆN TẬP

Câu 1: Ngoài động cơ điện và cánh quạt, quạt điện còn có những bộ phận nào? Nếu chức năng của những bộ phận đó?

Các bộ phận khác:

  • Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt. Thân quạt thường được thiết kế động có thể lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết.
  • Đế quạt: giúp cho quạt đứng được đúng vị trí khi hoạt động.
  • Lồng quạt: là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng bảo vệ, tránh nguy hiểm cho người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt với người sử dụng.
  • Bộ phận điều khiển để thay đổi tốc độ, lượng gió.

Câu 2: Em hãy cho biết nguyên lí làm vệc của máy giặt và quạt điện giống và khác nhau ở điểm nào?

  • Giống: chuyển đổi điện năng thành cơ năng.
  • Khác: động cơ máy giặt có thể quay theo hai chiều, còn động cơ quạt điện thường quay 1 chiều.

Câu 3: Máy giặt có khối lượng định mức 7kg, khi giặt 8kg quần áo khô thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?

Khi giặt quá khối lượng giặt định mức, máy giặt sẽ giặt không sạch hoặc không làm việc vì động cơ điện bị quá tải.

VẬN DỤNG

Câu 1: Quan sát hình ảnh các loại quạt dưới đây và cho biết tên, đặc điểm, tính năng nổi bật của mỗi loại quạt:

Câu 2: Để lựa chọn quạt trong gia đình phù hợp cần dựa vào: diện tích, không gian sử dụng và đặc điểm của các loại quạt điện. Dựa vào bảng 14.1, hãy chọn cho gia đình em một loại quạt an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp.

Câu 3: Để lựa chọn máy giặt tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế, cần dựa vào số lượng quần áo cần giặt: gia đình có 2 đến 3 người chọn máy giặt có khối lượng giặt định mức dưới 7,5 kg; gia đình có 4 đến 5 người chọn máy giặt có khối lượng định mức 7,5 – 8,5kg và trên 6 người chọn máy giặt có khối lượng định mức trên 8,5kg.

Gia đình bạn Nam có 4 người, gia đình bạn Hoa có 6 người, theo em gia đình bạn Nam và bạn Hoa nên chọn loại máy giặt nào cho hợp lí?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập vận dụng

Xem trước nội dung bài 15

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Công nghệ 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay