Kênh giáo viên » Ngữ văn 9 » Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

Giáo án Ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn bộ sách Chân trời sáng tạo bao gồm rất nhiều kiến thức cho giáo viên dạy thêm hè cho học sinh mới học xong lớp 8. Việc ôn tập sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị cho năm học mới đạt kết quả cao. Giáo án file word và tải về chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

Phần trình bày nội dung giáo án

ÔN TẬP HÈ LỚP 8 LÊN LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN I: ÔN TẬP KIẾN THỨC LỚP 8 – SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ 1: THƠ (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ - THƠ TRÀO PHÚNG – THƠ ĐƯỜNG LUẬT)

  • Trong lời mẹ hát
  • Nhớ đồng
  • Những chiếc lá thơm tho
  • Nam quốc sơn hà
  • Qua Đèo Ngang
  • Bạn đến chơi nhà
  • Đề đền Sầm Nghi Đống
  • Mưa xuân II
  • Bài ca Côn Sơn
  • Đại Nam quốc sử diễn ca
  • Đảo Sơn Ca
  • Chái bếp

CHỦ ĐỀ 2: VĂN BẢN THÔNG TIN - VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

  • Bạn đã biết gì về sóng thần
  • Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
  • Chuyến du hành về tuổi thơ
  • Tình yêu sách
  • Mẹ vắng nhà – bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
  • Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
  • Lòng yêu nước của nhân dân ta.
  • Tiếng cười có lợi ích gì?

CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN (TRUYỆN LỊCH SỬ - TRUYỆN CƯỜI)

  • Hoàng Lê nhất thống chí
  • Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
  • Bông chanh đỏ
  • Bố của Xi-mông
  • Vắt cổ chày ra nước
  • May không đi giày
  • Khoe của
  • Con rắn vuông

CHỦ ĐỀ 4: KỊCH

  • Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục
  • Cái chúc thư
  • Loại vi trùng quý hiếm
  • Thuyền trưởng tàu viễn dương

CHỦ ĐỀ 5: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ÔN TẬP VỀ TỪ

  • Từ tượng thanh
  • Từ tượng hình
  • Từ Hán Việt
  • Trợ từ
  • Thán từ
  • Sắc thái của từ
  • Nghĩa của từ: tường minh và hàm ẩn

CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Câu hỏi tu từ

CHỦ ĐỀ 7: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – CÂU

  • Thành phần biệt lập trong câu (gọi – đáp, tình thái, phụ chú, cảm thán)
  • Câu kể
  • Câu hỏi
  • Câu cầu khiến
  • Câu khẳng định
  • Câu phủ định

CHỦ ĐỀ 8: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – ĐOẠN VĂN 

  • Câu trúc của đoạn văn
  • Biệt ngữ xã hội

PHẦN II. GIỚI THIỆU KIẾN THỨC LỚP 9

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH VĂN 9

  • Lời nói đầu
  • Hướng dẫn sử dụng sách

CHỦ ĐỀ 2: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

  • Quê hương
  • Bếp lửa
  • Vẻ đẹp của Sông Đà
  • Thực hành tiếng Việt.
  • Mùa xuân nho nhỏ
  • Viết:

+ Làm một bài thơ tám chữ

+ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3: TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN CƯỜI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Ôn tập những kiến thức về truyện lịch sử, truyện cười cũng như hệ thống lại kiến thức các văn bản trong chủ đề.

  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử, truyện cười, xác định được bố cục, ngôi kể đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các văn bản.

  • Củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua các bài tập vận dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện lịch sử, truyện cười.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện lịch sử, truyện cười.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một truyện lịch sử, truyện cười theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật cũng như sáng tạo độc đáo của nhà văn.

3. Phẩm chất

  • Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.

  • Yêu thương thế giới tự nhiên xung quanh mình. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về truyện lịch sử và truyện cười cùng các văn bản đã học;

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: GV tạo sự hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ một truyện cười mà em thấy ấn tượng nhất trong chương trình học ngữ văn 8? Nêu ý nghĩa của câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

  • GV dẫn dắt vào bài: Trong chương trình ngữ văn 8 các em đã cùng tìm hiểu về truyện lịch sử và truyện cười. Hai thể loại vô cùng phổ biến trong văn học, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại về chủ đề này.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN CƯỜI

  1. Mục tiêu: 

+ HS có thể hệ thống lại được những nét chính về truyện lịch sử, truyện cười và hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học.

  1. Nội dung: Nhắc lại kiến thức liên quan đến truyện lịch sử, truyện cười và các văn bản đã học.

  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

  3. Tổ chức thực hiện.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm hoàn thành các phiếu học tập sau đây:

+ Nhóm 1: HS nhắc lại kiến thức chính liên quan đến truyện lịch sử, truyện cười?

 

Truyện lịch sử

Truyện cười

Khái niệm

 

 

Cốt truyện 

 

 

Bối cảnh

 

 

Nhân vật

 

 

Ngôn ngữ 

 

 

 

+ Nhóm 2+3: Khái quát lại nội dung chính của các văn bản đã học? (Hoàng Lê nhất thống trí, Viên tướng trẻ và con ngựa trắng, Bông chanh đỏ, Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày, Khoe của, Con rắn vuông).

VB

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung

Nghệ thuật

Hoàng Lê nhất thống trí 

 

 

 

 

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo nhóm đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

  1. Nhắc lại kiến thức 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

Truyện lịch sử

Truyện cười

Khái niệm

+ Là truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Nhưng không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

+ Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

Cốt truyện 

+ Cốt truyện của truyện lịch sử là một hệ thống sự kiện liên quan đến lịch sử dân tộc được sắp xếp theo ý đồ nhất định của tác giả nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

+ Cốt truyện bao gồm: đơn tuyến và đa tuyến.

+ Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đầy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật từ đó tạo ra tiếng cười.

Bối cảnh

+ Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. 

+ Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian không gian khác.

+ Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ có thể là bối cảnh không xác định cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện.

Nhận vật

+ Là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc. Bên cạnh đó còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.

  • Nhân vật thường có hai loại:

+ Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấy phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt…. hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời tạo nên tiếng cười mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mỹ.

+ Loại thứ hai thường là nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo khôn ngoan để vạch trần, chế giễu và đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến. Hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sướng, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại.

Ngôn ngữ 

+ Phù hợp với bối cảnh giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả trần thuật để tái hiện không khí sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.

+ Thường ngắn gọn súc tích, hài hước mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VB

Tác giả

Xuất xứ

Nội dung

Nghệ thuật

Hoàng Lê nhất thống chí 

Ngô Gia văn phái

In trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

+ Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Nguyễn Huy Tưởng

In trong Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng.

+ Truyện kể về anh hùng Trần Quốc Toản, còn nhỏ nhưng đã có ý chí đánh đuổi quân xâm lược, dành chủ quyền về cho đất nước. Nhưng vì còn quá nhỏ lại thêm cha mất sớm nên bị cho ra rìa và không được tham gia đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng vua quan nhà Trần. Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về những hành động tiếp theo của Trần Quốc Toản hay còn gọi là Hoài Văn sau khi không được cùng tham gia đánh giặc cho tới khi giải cứu chú ruột của mình là Chiêu Thành Vương.

+ Sử dụng đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.

+ Nguồn cảm hứng lãng mạn được lấy từ những sự kiện lịch sử vẽ lên vẻ đẹp nơi chiến trường khốc liệt.

+ Âm hưởng sử thi hùng tráng quyện hòa trong chất men say của lãng mạn, trữ tình

Bông chanh đỏ

Đỗ Chu

In trong Chuyện của mùa hạ.

+ Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim. 

+ Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

+ Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc.

Bố của Xi-mông

Mô-pa-xăng

Văn bản “Bố của Xi-mông” trích trong truyện ngắn cùng tên viết vào nửa cuối thế kỉ XIX.

+ Qua diễn biến tâm trạng của Xi-mông, Blăng-sốt, Phi-líp, nhà văn nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. 

+ Ngòi bút miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả thật sâu sắc, tinh tế: tâm trạng của Xi-mông từ buồn đến vui; tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại, hổ thẹn; tâm trạng của bác Phi-líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

- Hình thức giản dị, trong sáng, thể hiện một nội dung cô đọng, sâu sắc.

Vắt cổ chày ra nước – May không đi giày

Dân gian

 

- Nói về sự hà tiện bủn xỉn của người chủ nhà và ông hà tiện. Phản ánh những người có tính keo kiệt, bủn xỉn quá mức.

+ “Vắt cổ chày ra nước” phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra. Đồng thời thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khó.

+ “May không đi giày” châm biếm, mỉa mai kiểu người hà tiện, bủn xỉn, phê phán những người tiếc của chứ không tiếc thân.

  • Xây dựng tình huống độc đáo.

  • Thủ pháp trào phúng sâu cay.

 

Khoe của – Con rắn vuông

Dân gian 

 

+ Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, khoác lác, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

+ Cách kể chuyện ngắn gọn, gây ấn tượng cho người đọc.

 

+ Có yếu tố gây cười, hài hước.

 

 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRÌNH BÀY NỘI DUNG THẢO LUẬN CÁC NHÓM

STT

Tiêu chí

Có hoặc không

1

Thể hiện được đúng đủ nội dung.

 

2

Cách thức thể hiện và nội dung hài hòa để lại ấn tượng sâu sắc với các bạn.

 

3

Trình bày đúng, không sai lỗi chính tả.

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện lịch sử, truyện cười và các văn bản trong chủ đề.

b. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu bài tập.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Trường  THCS:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRUYỆN LỊCH SỬ, TRUYỆN CƯỜI

Câu 1: Đoạn trích sau miêu tả điều gì?

Tiếng tù và rúc một hồi dõng dạc. Toán giặc chạy ra đầu tiên ngã chúi dưới một trận mưa tên nỏ dữ dội. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất. Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh. Tiếng khóc như ri. Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã. Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân giặc từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt trời đất, ngày đêm, lúng túng chẳng biết chạy đi đâu.”

A.Cuộc chiến ngang tài ngang sức giữa quân địch và quân Hoài Văn Hầu.

B.Sự thất bại thảm hại của quân giặc trước đội quân của Hoài Văn Hầu.

C.Quân địch đàn áp quân Hoài Văn Hầu.

D.Quân giặc chấp nhận đầu hàng trước đội quân Hoài Văn Hầu.

Câu 2: Xác định chi tiết miêu tả hành động chiến đấu của đội quân Hoài Văn Hầu trong đoạn trích trên?

A. Những tên sống sót chạy lộn vào, va ập vào đám quân đang hộc tốc chạy trở ra, người văng từ trên ngựa xuống, ngã tứ tung dưới đất.

B.Quân giặc tối tăm mặt mũi, chỉ nghe thấy tiếng núi lở ầm ầm, tiếng hò reo của thiên binh vạn mã.

C.Các chiến sĩ áo chàm leo trèo nhanh như vượn, đã tới trước mặt quân giặc từ lúc nào, vung những con dao to bản chém giặc như chặt chuối.

D.Tiếng kêu, tiếng gọi thất thanh.

Câu 3: Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích Bố của Xi-mông là gì?

 A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ.

 B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi.

 C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

 D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?

A. Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip.

B. Bối rối, lạnh lùng.

C. Chua xót, tê tái.

D. Quằn quại vì hổ thẹn.

Câu 5: Truyện Bồng chanh đỏ kể về kỉ niệm tuổi thơ của những nhân vật nào?

A.Chú bé Hoài và chú bé An.

B. Chú bé Hoài và anh trai tên Hiền.

C.Chị Lan và cậu bé Sơn.

D.Chú bé Nam và thằng Cò.

Câu 6: Nội dung chính của tác phẩm là gì?

A. Tác giả muốn nhắc tới loài chim Bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng.

B. Tác giả muốn nhắc tới loài chim Bồng chanh đỏ qua thư của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng.

C. Tác giả muốn nhắc tới loài chim Bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài và cách săn mồi.

D. Tác giả muốn nhắc tới loài chim Bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, tập tính làm tổ.

Câu 7: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người chủ nhà giao cho người đầy tớ công việc gì?

A. Mặc cái khố tải.

B. Vắt cổ chày để lấy nước.

C. Về quê.

D. Uống nước ao.

Câu 8: “Anh không rõ, may là vì tôi không đi giày/ Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!”.

Vì sao lời giải thích của nhân vật “ông hà tiện” lại gây bất ngờ đối với người đọc?

A. Vì người đọc không thể ngờ rằng ông lại quá tằn tiện đến mức đó, lo cho của cải mà lại không lo cho sức khỏe của bản thân.

B. Vì câu cuối trong truyện cười luôn gây bất ngờ cho người đọc.

C. Vì người đọc đến đây mới ngộ ra được ý nghĩa thực sự của câu chuyện.

D. Vì người đọc không thể ngờ rằng ông lại quá tằn tiện đến mức đó, lo cho của cải mà lại không lo cho sức khỏe của bản thân. Vì câu cuối trong truyện cười luôn gây bất ngờ cho người đọc. Vì người đọc đến đây mới ngộ ra được ý nghĩa thực sự của câu chuyện.

Câu 9: Trong truyện “Khoe của”, khi trả lời câu hỏi của anh đi tìm lợn, nếu không nói thừa thì anh ta chỉ cần trả lời như thế nào?

A.   Tôi chỉ biết cái áo của tôi là mới và đẹp thôi.

B. Tôi không biết con lợn hình thù như thế nào.

C. Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

D. Tôi giết con lợn đó rồi.

Câu 10: Anh chồng trong truyện “Con rắn vuông” là hiện thân cho thói hư tật xấu nào?

A. Mơ mộng viển vông.

B. Nói khoác.

C. Coi thường người khác.

D. Gia trưởng.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. B

2. C

3. C

4. A

5. B

6.  A

7. C

8. D

9. C

10. B

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo chủ đề 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

Câu 1: Đoạn trích “Bố của Xi-mông” gợi cho em suy nghĩ gì về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xung quanh ta?

Câu 2: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

Câu 3: Hoàng Lê nhất thống trí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của Văn học Việt Nam thời trung đại.

Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả bằng đoạn văn ngắn (5 - 7 câu).

Câu 4: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí?

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người qua các truyện cười “Khoe của”, “Con rắn vuông”, “May không đi giày”, “Vắt cổ chày ra nước”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1: 

+ Đoạn trích gợi ra cách nhìn cuộc đời, phải quan sát và khám phá bản chất bên trong tường tận về con người không thể chỉ nhìn bề ngoài.

  • Từ đó cần có thái độ trân trọng yêu thương, bao dung đối với mọi con người ở quanh ta.

Câu 2:

Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng canh thể hiện nét tính cách của Hoài: yêu thương động vật, nâng niu và trân trọng.

Câu 3:

Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.

Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.

Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.

Câu 4: 

Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thể kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

Câu 5: 

Tác giả dân gian muốn phê phán thói khoe khoang, khoác lác trong xã hội. Tác giả dân gian đã quan sát tính cách khoe khoang, khoác lác dưới góc nhìn hài hước, xây dựng những bức chân dung lạ đời; qua đó phê phán những hiện tượng tiêu cực này.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS sẽ:

+  Củng cố, mở rộng kiến thức đã học về truyện lịch sử, truyện cười và các văn bản trong chủ đề.

+ Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn ngắn.

b. Nội dung:GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng.

c. Sản phẩm:Phần trả lời và bài viết của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu 1: Trình bày suy nghĩ của em về thói khoác lác?

Câu 2: Viết bài văn ngắn khoảng 200 chữ nó về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước?

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 2:HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập vào vở.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Gợi ý:

Câu 1:

Bên cạnh những thói quen và đức tính tích cực, đáng được hưởng ứng thì trong giới trẻ hiện nay vẫn còn tồn tại một thói xấu. Đó chính là thói kiêu căng, khoác lác tự phụ. Mà thánh Phanxico De Sales cũng đã từng nói " Tính tự khoác lác nơi mỗi người chúng ta chỉ chết đi mười lăm phút sau khi ta đã chết”. Khi giữ thói khoác lác, tự phụ, quá đề cao bản thân mà chưa lường được sức của mình. Khiến cho bản thân mắc phải những sai lầm không đáng có. Không những thế trong cuộc sống, những người khoác lác, tự phụ còn thường không được yêu quý mà còn bị xa lánh. Vì thế đây là một tật xấu, một thói quen mà chúng ta cần phải rèn luyện và bỏ ngay nếu như mắc phải. Hãy luôn nhớ câu "Ai muốn nâng mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên''.

Câu 2: 

  1. Mở bài

+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

  1. Thân bài

a. Giải thích

+ Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

b. Phân tích

+ Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

+ Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

+ Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

+ Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh…

d. Phản đề

+ Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

C.  Kết bài

+Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học: Các nội dung liên quan đến chủ đề 3 Truyện lịch sử, truyện cười.

- Hoàn chỉnh các bài tập phần Luyện tập, Vận dụng (nếu chưa xong).

- Ôn tập chủ đề 4 Kịch.

 

Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo
Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: Giáo án ôn tập hè lớp 8 lên lớp 9 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo, giáo án hè ngữ văn 8 lên 9 Chân trời sáng tạo, giáo án ôn tập hè văn 8 lên 9 Chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay