Giáo án ppt kì 2 Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. G. Mác-két)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (An-tô-ni-ô Gu-tê-rét)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) (UNICEF Việt Nam)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê – Như Ý)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Ôn tập
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Chiếc mũ miện dát đá be-rô (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)
- ……………………..
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Kí ức tuổi thơ (An Viên)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Thực hành tiếng Việt
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự, nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Ôn tập
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 chân trời Bài Ôn tập cuối học kì II
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ BUỔI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Em hãy so sánh hai câu in đậm trong đoạn ngữ liệu sau:
Đặc điểm | Câu đơn | Câu ghép |
Khái niệm | Là câu do một cụm chủ vị nòng cốt (không bị bao chứa trong cụm từ chính phụ hoặc cụm chủ vị khác) tạo thành. | Là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ vị nòng cốt ghép lại với nhau tạo thành, mỗi cụm chủ vị đó được gọi là một vế câu. |
Vai trò | Diễn đạt một nội dung đơn giản. | Biểu thị một nội dung phức tạp (gồm các sự việc có quan hệ chặt chẽ với nhau). |
Ví dụ | •“Anh Sáu khe khẽ nói.” (Nguyễn Quang Sáng) •“Họ khóc là phải lắm”. (Anh Đức) | “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Hồ Chí Minh). |
Bài 6: Những vấn đề toàn cầu
Thực hành Tiếng việt
LỰA CHỌN CÂU ĐƠN – CÂU GHÉP; CÁC KIỂU CÂU GHÉP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
NỘI DUNG BÀI HỌC
Lựa chọn câu đơn – câu ghép
Lựa chọn các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu
LỰA CHỌN CÂU ĐƠN – CÂU GHÉP
HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK, trả lời câu hỏi:
- Khi nào chúng ta lựa chọn câu đơn và khi nào chúng ta lựa chọn một câu ghép?
- Có những kiểu câu ghép nào? Hãy chỉ ra phương tiện nối các vế câu. Lấy ví dụ
Câu đơn
Câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt.
- Biểu thị một phán đoán đơn
Câu ghép
Câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên.
- Biểu thị phán đoán phức hợp. thể hiện một quá trình tư duy và thông báo có tính chất phức hợp.
LỰA CHỌN CÁC KIỂU CÂU GHÉP VÀ PHƯƠNG TIỆN NỐI CÁC VẾ CÂU
Dựa vào quan hệ giữa các vế
a. Câu ghép đẳng lập
Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.
Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau:
Quan hệ | Ví dụ |
Liệt kê | “Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.” (Ngô Tất Tố). |
Tiếp nối | “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.” (Tô Hoài) |
Đối chiếu | “Ông nói gà, bà nói vịt.” (Tục ngữ) |
Lựa chọn | “Mình đọc hay tôi đọc?” (Nam Cao) |
Dựa vào quan hệ giữa các vế
b. Câu ghép chính phụ
Là câu ghép do các vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành.
Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau:
Quan hệ | Ví dụ |
Nguyên nhân – kết quả | “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” (Tô Hoài). |
Điều kiện/ giả thiết – kết quả | “Nếu anh cho phép thì ta cứ - đọc.” (Nam Cao). |
Nhượng bộ - tương phản | “Dù cuộc sống có nhiều vất vả, Lê cũng có một cái gia đình.” (Nguyễn Minh Châu) |
Mục đích – sự kiện | “Để trường lớp luôn sạch đẹp, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung” |
Dựa vào phương tiện nối các vế
c. Câu ghép có từ ngữ liên kết
Các kết từ: và, rồi, hay, còn
Các cặp kết từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,…)
Từ ngữ liên kết còn có thể là các cặp từ ngữ hô ứng: càng ... càng, vừa... Vừa, mới ... đã, bao nhiêu ... bấy nhiêu, nào ... ấy,...
Dựa vào phương tiện nối các vế
d. Câu ghép không có từ ngữ liên kết
Ví dụ: Cô giáo giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe.
Lưu ý cách lựa chọn câu ghép
Tuỳ vào quan hệ giữa các vế
- Đẳng lập
- Chính phụ
Tuỳ vào mối liên hệ ý nghĩa giữa các vế
- Liệt kê, lựa chọn
- Nguyên nhân – kết quả
- Mục đích – sự kiện,...
Lựa chọn kiểu câu ghép nào và lựa chọn phương tiện nối các vế câu cho phù hợp.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Nhiệm vụ:
Theo em, thám tử là một công việc như thế nào? Kể tên những nhân vật thám tử mà em biết và chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật mà em yêu thích nhất.
Thám tử
Công việc: điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu
Có thể là một thành viên của một lực lượng điều tra nào đó hoặc là một người hoạt động độc lập theo kiểu sở hữu tư nhân (thám tử tư)
Ngành nghề với bản chất là cung cấp các dịch vụ điều tra, thu thập thông tin và được nhận lại chi phí.
Một số nhân vật thám tử
Bài 7: Hành trình khám phá sự thật
Văn bản: CHIẾC MŨ MIỆN DÁT ĐÁ BE-RÔ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Giới thiệu bài học
II. Tri thức Ngữ văn
- Khái niệm.
- Đặc điểm truyện trinh thám.
III. Tìm hiểu chung.
- Đọc.
- Tác giả, tác phẩm.
IV. Tìm hiểu chi tiết.
- Nội dung bao quát và cốt truyện
- Không gian, thời gian và lời kể chuyện, lời của nhân vật.
- Chi tiết, nhân vật thám tử trong văn bản.
V. Tổng kết.
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC.
Yêu cầu:
- Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Hành trình khám phá sự thật.
- Nêu tên và thể loại các văn bản đọc chính và văn bản đọc kết nối chủ điểm, VB đọc mở rộng theo thể loại.
Chủ đề: Con người trong thế giới kì ảo
Việc khám phá sự thật không chỉ để thoả mãn trí tò mò, khả năng phán đoán, mà còn góp phần giúp con người giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng của cuộc sống.
Tên và thể loại của các VB đọc:
Tên văn bản | Thể loại |
Chiếc mũ miện dát đá be-rô | Truyện trinh thám |
Ngôi mộ cổ | Truyện trinh thám |
Cách suy luận | Văn bản thông tin |
Kẻ sát nhân lộ diện | Truyện trinh thám |
II. TRI THỨC NGỮ VĂN
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Yêu cầu:
Đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: Xác định từ khóa của từng mục, sau đó ghi vào giấy ghi chú và dán vào từng ô của sơ đồ (phần phụ lục).
1. Khái niệm truyện trinh thám.
Là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án.
Về nội dung
Một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.
Một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 NGỮ VĂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Bản sắc dân tộc - cái gốc của mọi công dân toàn cầu
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Chiếc mũ miện dát đá be-rô
- ………………………..
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Nhớ rừng
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Mùa xuân chín
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Kí ức tuổi thơ
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Thực hành tiếng Việt
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Sông Đáy
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU
VIẾT: VIẾT QUẢNG CÁO HOẶC TỜ RƠI VỀ MỘT SẢN PHẨM HAY MỘT HOẠT ĐỘNG
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Quảng cáo là gì? Hãy nêu định nghĩa ngắn gọn về quảng cáo?
Trả lời:
Quảng cáo là một hình thức truyền thông nhằm giới thiệu và khuyến khích tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng. Mục tiêu của quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng và thúc đẩy họ hành động, như mua hàng hoặc tham gia sự kiện.
Định nghĩa ngắn gọn: Quảng cáo là hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau.
Dẫn chứng cụ thể: Ví dụ, quảng cáo nước giải khát Coca-Cola thường sử dụng hình ảnh tươi vui của gia đình hoặc bạn bè cùng nhau thưởng thức sản phẩm, nhằm tạo ra cảm giác hạnh phúc và kết nối.
Câu 2: Tờ rơi là gì? Nêu cấu trúc cơ bản của một tờ rơi?
Trả lời:
Tờ rơi là một loại tài liệu quảng cáo được in trên giấy, thường có kích thước nhỏ gọn, nhằm cung cấp thông tin về một sản phẩm, dịch vụ, sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi. Tờ rơi thường được phát miễn phí, dán lên tường, hoặc để ở các địa điểm công cộng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Cấu trúc cơ bản của một tờ rơi:
Tiêu đề: Ngắn gọn, hấp dẫn, thể hiện rõ nội dung chính của tờ rơi.
Hình ảnh: Hình ảnh minh họa đẹp mắt, liên quan đến nội dung, thu hút sự chú ý.
Nội dung chính: Thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm lợi ích, tính năng nổi bật, và các thông tin cần thiết khác.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ, số điện thoại, website hoặc mạng xã hội để khách hàng có thể tìm hiểu thêm hoặc đặt hàng.
Lời kêu gọi hành động (CTA): Khuyến khích người đọc thực hiện hành động cụ thể, như "Gọi ngay để được giảm giá!" hoặc "Tham gia sự kiện miễn phí!".
Câu 3: Liệt kê ba yếu tố quan trọng cần có trong một quảng cáo hiệu quả?
Trả lời:
-Thông điệp rõ ràng: Quảng cáo cần truyền tải một thông điệp rõ ràng và dễ hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tiêu dùng cần biết sản phẩm đó giải quyết vấn đề gì hoặc mang lại lợi ích gì cho họ.
- Sự hấp dẫn về hình thức: Hình ảnh và thiết kế của quảng cáo cần thu hút sự chú ý. Sử dụng màu sắc, phông chữ và bố cục hợp lý sẽ giúp quảng cáo nổi bật hơn.
- Lời kêu gọi hành động (CTA): Quảng cáo cần có lời kêu gọi hành động mạnh mẽ để khuyến khích người tiêu dùng thực hiện một hành động cụ thể, như mua hàng, đăng ký nhận thông tin, hoặc tham gia sự kiện.
Câu 4: Hãy cho biết vai trò của hình ảnh trong quảng cáo?
Trả lời:
Vai trò của hình ảnh trong quảng cáo rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và quyết định của người tiêu dùng. Cụ thể:
-Thu hút sự chú ý: Hình ảnh bắt mắt có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của người xem, tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ.
-Dẫn chứng: Một quảng cáo về sản phẩm thực phẩm với hình ảnh món ăn hấp dẫn sẽ khiến người xem cảm thấy thèm ăn và muốn tìm hiểu thêm.
-Truyền tải thông điệp: Hình ảnh có khả năng truyền tải thông điệp nhanh chóng và hiệu quả hơn so với văn bản. Một hình ảnh có thể gợi lên cảm xúc và ý nghĩa mà không cần nhiều lời.
-Dẫn chứng: Một bức ảnh mô tả gia đình vui vẻ bên nhau trong một quảng cáo về đồ uống có thể truyền tải thông điệp về sự kết nối và niềm vui mà sản phẩm mang lại.
-Tạo dựng thương hiệu: Hình ảnh giúp xây dựng và củng cố nhận diện thương hiệu. Logo, màu sắc và phong cách thiết kế nhất quán sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhớ và nhận diện thương hiệu.
-Dẫn chứng: Logo của Nike với hình ảnh "Swoosh" đơn giản nhưng mạnh mẽ đã trở thành biểu tượng dễ nhận biết toàn cầu, liên kết với các giá trị như thể thao và sự năng động.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tại sao việc sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn lại quan trọng trong quảng cáo?
Trả lời:
-Thu hút sự chú ý: Ngôn ngữ hấp dẫn giúp quảng cáo nổi bật giữa hàng triệu thông điệp khác mà người tiêu dùng tiếp nhận hàng ngày. Sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, hình ảnh và biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh có thể làm tăng sức hấp dẫn.
-Gợi cảm xúc: Ngôn ngữ có thể kích thích cảm xúc của người tiêu dùng, tạo ra sự kết nối giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Cảm xúc tích cực có thể làm tăng khả năng mua hàng.
- Khuyến khích hành động: Ngôn ngữ hấp dẫn thường kèm theo lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, khuyến khích người tiêu dùng thực hiện hành động ngay lập tức, như "Mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi!"
Câu 2: Phân tích sự khác biệt giữa quảng cáo sản phẩm và quảng cáo dịch vụ?
Trả lời:
| Quảng cáo sản phẩm | Quảng cáo dịch vụ |
Đặc điểm | Là hàng hóa hữu hình, có thể sờ, chạm và sử dụng. Quảng cáo sản phẩm thường tập trung vào tính năng, chất lượng và lợi ích cụ thể của sản phẩm. Ví dụ: Quảng cáo một chiếc điện thoại mới sẽ nhấn mạnh về camera, pin, và thiết kế. | Là hàng hóa vô hình, không thể sờ nắm. Quảng cáo dịch vụ thường tập trung vào trải nghiệm, sự tin tưởng và chất lượng phục vụ. Ví dụ: Quảng cáo một dịch vụ du lịch sẽ nhấn mạnh vào trải nghiệm du lịch, sự an toàn và sự hài lòng của khách hàng. |
Khả năng đánh giá | Sản phẩm có thể dễ dàng được đánh giá qua các thông số kỹ thuật và trải nghiệm sử dụng trước khi mua. | Dịch vụ thường khó đánh giá trước khi sử dụng, vì vậy quảng cáo dịch vụ thường phải xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng. |
Cách thức truyền tải | thường sử dụng hình ảnh sản phẩm, video trình diễn và thông tin chi tiết về sản phẩm. | sử dụng hình ảnh liên quan đến trải nghiệm, cảm xúc và sự hài lòng của khách hàng. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU RÚT GỌN VÀ CÂU ĐẶC BIỆT
(19 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Câu rút gọn là gì? Câu đặc biệt là gì?
Trả lời:
Câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu trở nên ngắn gọn hơn. Nội hàm của định nghĩa trên nằm ở đặc điểm của câu rút gọn, đó là rút bớt một hoặc nhiều thành phần của câu.
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ - vị ngữ như các câu thông thường mà được cấu tạo bởi các từ riêng lẻ hoặc cụm từ chính phụ. Hay nói cách khác, câu đặc biệt là kiểu câu không tuân theo bất kỳ quy tắc nào.
Câu 2: Câu đặc biệt có tác dụng gì? Cho biết cấu tạo của câu đặc biệt và lấy ví dụ.
Trả lời:
- Tác dụng của đặc biệt:
Vì không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể một cách ngắn gọn. Chính vì vậy, câu đặc biệt cũng thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói hàng ngày, và cả trong văn học. Tuy ngắn gọn, cô đọng và súc tích, những câu đặc biệt có nhiều chức năng và là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp câu văn trở nên phong phú, hấp dẫn hơn
- Câu đặc biệt thường được cấu tạo từ một từ hoặc cụm từ.
Ví dụ: Câu đặc biệt được cấu tạo từ một từ: "Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch."
Câu đặc biệt được cấu tạo từ cụm từ: "Chân đèo Mã Phục."
Câu 3: Liệt kê các chức năng của câu đặt biệt.
Trả lời:
Câu đặc biệt có 5 chức năng chính:
- Xác định chính xác thời gian
- Xác định nơi chốn
- Liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động
- Gọi – đáp
- Bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói
Câu 4: Em hãy nêu tác dụng của câu rút gọn và nêu ví dụ minh hoạ về câu rút gọn.
Trả lời:
- Tác dụng của câu rút gọn:
+ Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, xúc tích hơn những vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.
+ Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay, độ trôi chảy.
+ Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết giúp câu bao hàm được ý một cách tổng quát hơn. Từ đó, người nghe tiếp nhận được thông tin nhanh và chính xác hơn.
Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là dùng chung cho tất cả mọi người nên bất kỳ ai đều có thể hiểu.
- Ví dụ:
+ Câu đầy đủ là: Hai ba người chạy tới. Rồi bốn năm, sáu bảy người cùng chạy tới.
+ Câu rút gọn là: Hai ba người chạy tới. Rồi bốn năm, sáu bảy người.
=> Ở đây thành phần vị ngữ "chạy tới" đã bị lược bỏ. Nếu sử dụng như câu đầy đủ, thành phần này sẽ bị lặp lặp.
Câu 5: Cho ví dụ về câu rút gọn chủ ngữ và câu rút gọn vị ngữ?
Trả lời:
- Ví dụ về câu rút gọn chủ ngữ:
A: Mấy giờ bạn đi ăn?
B: 12 giờ.
Ở đây, trong câu trả lời của B thành phần chủ ngữ đã bị rút gọn. Câu trả lời đầy đủ sẽ phải là: "tớ đi ăn lúc 12 giờ".
- Ví dụ về câu rút gọn vị ngữ:
A: Sáng nay ai là người dọn vệ sinh?
B: Tớ
Trong câu trả lời của B chỉ được giữ lại phần chủ ngữ, vị ngữ bị lược bỏ. Câu đầy đủ sẽ là: "Tớ là người dọn vệ sinh."
Câu 6: Cho ví dụ về câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ?
Trả lời:
A: Cậu thường đi ngủ lúc mấy giờ?
B: 23 giờ.
Trong câu trả lời của B ở ví dụ trên thì cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ đều bị lược bỏ, chỉ còn thành phần trạng ngữ chỉ thời gian được giữ lại. Câu đầy đủ sẽ là: "tớ thường đi ngủ lúc 23 giờ".
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Phân tích chức năng xác định thời gian và xác định nơi chốn của câu đặc biệt?
Trả lời:
Chức năng | Đặc điểm |
Xác định chính xác thời gian
| Câu đặc biệt có chức năng thông tin về thời gian, nơi diễn ra sự kiện, sự việc. Do đặc điểm không thể khôi phục được các thành phần câu sau khi lược bỏ nên những thông tin mà người nói, người viết truyền tải đến người nghe, người đọc qua câu đặc biệt đảm bảo thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu |
Xác định nơi chốn | Cũng như xác định thời gian, câu đặc biệt còn có chức năng xác định nơi chốn. |
Câu 2: Phân tích chức năng liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động, gọi - đáp, bộc lộ cảm xúc của người viết, nói của câu đặc biệt?
Trả lời:
Chức năng | Đặc điểm |
- Liệt kê sự vật, sự việc hoặc hành động
| Chức năng liệt kê của câu đặc biệt nhằm xác định sự hiện diện, tồn tại hay thông báo về các hành động liên tiếp của chủ thể. Kiểu câu này thường được sử dụng trong văn miêu tả, kể chuyện. |
- Gọi - đáp
| Câu đặc biệt thường hay được sử dụng với chức năng gọi - đáp. Người nói hướng đến người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có từ hô gọi như đại từ nhân xưng, tên riêng hay chức vụ,... hoặc các từ tình thái như: ạ, ơi, nhỉ, à, ới.... |
- Bộc lộ cảm xúc của người viết, người nói
| Một trong những chức năng quan trọng nhất của câu đặc biệt đó chính là bộc lộ cả, xúc. Khi cảm xúc trong người nói, người viết trào dâng, họ thường chọn câu đặc biệt để diễn tả cảm xúc của mình một cách chân thực, cô đọng và súc tích nhất. |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, giáo án Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo, ppt Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo