Giáo án ppt kì 2 Ngữ văn 9 cánh diều
Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Ngữ văn 9 cánh diều. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Vụ cải trang bất thành (Trích Sơ-lốc Hôm – Đoi-lơ)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Viết truyện kể sáng tạo
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Kể một câu chuyện tưởng tượng
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Gói thuốc lá (Thế Lữ)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Quê hương (Tế Hanh)
- ………………..
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Đình Chú)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân (Nguyễn Văn Long)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” (Hoàng Hữu Yên)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ “Quê hương” (Lê Huy Bắc)
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài Tổng kết về văn học
- Giáo án điện tử Ngữ văn 9 cánh diều Bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy xem video rồi trả lời câu hỏi sau:
Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?
Bài 7: Thơ tám chữ và thơ tự do
Văn bản 1
QUÊ HƯƠNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Kiến thức ngữ văn
- Khái niệm.
- Đặc điểm của tác phẩm thơ.
- Cảm hứng và thông điệp của tác phẩm văn học
Tìm hiểu chung
- Đọc văn bản
- Tác giả
- Tác phẩm
Tìm hiểu chi tiết
- Nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua kết cấu, bố cục, ngôn từ.
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề và tư tưởng của bài thơ.
- Hình ảnh sự vật và con người trong bài thơ.
- Liên hệ bản thân.
Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
KIẾN THỨC NGỮ VĂN
Thảo luận nhóm đôi
- Nêu khái niệm về thơ tám chữ và thơ tự do.
- Hoàn thành PHT số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||
Đặc điểm của VB thơ | Kết cấu | |
Bố cục | ||
Ngôn từ | ||
Tác phẩm văn học | Cảm hứng chủ đạo | |
Tư tưởng của tác phẩm |
Khái niệm
a. Thơ tám chữ
- Mỗi dòng thơ có 8 chữ (tiếng).
- Ngắt nhịp đa dạng.
- Gieo vần: phổ biến nhất là vần chân.
Bài thơ 8 chữ có thể:
- Gồm nhiều đoạn dài, số dòng không hạn định.
- Chia thành các khổ.
b. Thơ tự do
- Thể thơ không theo quy định bắt buộc về:
Số dòng trong bài
Số chữ ở mỗi dòng
Vần, luật bằng trắc và nhịp điệu.
Tất cả các yếu tố này đều có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích của người viết.
Đặc điểm của tác phẩm thơ
Kết cấu
Sự sắp xếp các yếu tố của bài thơ thành một đơn vị thống nhất, có ý nghĩa, tuỳ theo nội dung và thể thơ.
Từ mục đích về tư tưởng, nghệ thuật, người viết xây dựng kết cấu để khắc họa hình tượng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc theo một trật tự nhất định.
Kết cấu cho thấy tác phẩm sẽ bắt đầu, kết thúc ở chỗ nào, yếu tố nào cần được nhấn mạnh,...
Bố cục
Ở những tác phẩm có dung lượng ngắn, bố cục có thể trùng hợp với kết cấu.
Là bề mặt của kết cấu.
Ngôn từ
Là chất liệu của thơ.
- Thơ được cấu tạo đặc biệt:
- Có vần và nhịp;
- Có tính hàm súc, cô đọng nhờ việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
- Có những cách kết hợp từ mới và bất ngờ;
- Giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, từ ngữ trùng điệp, phối hợp bằng trắc,...
Cảm hứng và thông điệp của tác phẩm
Cảm hứng chủ đạo
- Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật.
- Gắn liền với một tư tưởng xác định, một đánh giá nhất định.
- Gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGỮ VĂN!
KHỞI ĐỘNG
Thảo luận nhóm đôi
Chia sẻ một kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất đối với em.
Bài 7: Thơ tám chữ và thơ tự do
Văn bản 2
BẾP LỬA
NỘI DUNG BÀI HỌC
TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc văn bản
- Tác giả
- Tác phẩm
TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Đặc điểm kết cấu và cảm hứng chủ đạo.
- Nét đặc sắc trong hình ảnh thơ.
- Thông điệp, tư tưởng.
TỔNG KẾT
- Nội dung
- Nghệ thuật
TÌM HIỂU CHUNG
Em hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi chiến lược đọc ở thẻ theo dõi bên phải.
- Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Bếp lửa”.
Câu 1: | Câu trả lời của tôi |
| |
| |
|
1. Đọc văn bản
Lưu ý khi đọc bài
Đọc tốc độ chậm rãi, trôi chày, không bỏ từ, thêm từ, đọc diễn cảm (ngữ điệu, ngắt nhịp, nhấn giọng,...)
Thể hiện được cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 2: | Câu trả lời của tôi |
| |
| |
|
- Nhân vật người cháu cũng chính là tác giả.
- Điệp từ nhóm, đảo ngữ, liệt kê…
- Khổ thơ cuối là cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình.
2. Tác giả
Bằng Việt (1941), quê ở Thạch Thất, Hà Tây, Hà Nội.
Làm thơ đầu 1960, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
Hiện là chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.
3. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: 1963 khi tác giả là sinh viên Luật ở Liên Xô.
- Xuất xứ: Trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968).
Tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.
- Mạch cảm xúc: đi từ quá khứ đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm theo dòng hồi tưởng.
Bài thơ là lời người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đặc điểm kết cấu và cảm hứng chủ đạo của văn bản Bếp lửa
Em hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
- Kết cấu của bài thơ “Bếp lửa” được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
- Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.
Kết cấu bài thơ
Tổ chức theo trình tự hiện tại – quá khứ – hiện tại. Chia thành 4 phần:
Phần 1
(dòng 1 – 3)
Giới thiệu hình ảnh bếp lựa – khơi nguồn dòng hồi tưởng về bà.
Phần 2
(dòng 4 - 29)
Hồi tưởng về bà và bếp lửa gắn với các kỉ niệm.
Phần 3
(dòng 30 - 37)
Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Phần 4
(còn lại)
Hình ảnh bà và bếp lửa sống mãi trong tâm hồn cháu.
Cảm hứng chủ đạo
Nỗi nhớ, tình thương, sự kính trọng và biết ơn bà của người cháu.
Vần
vần chân (học – nhọc, rụi – lụi, …).
Nhịp thơ
Linh hoạt của thể thơ tự do theo độ dài ngắn khác nhau của mỗi câu thơ: 3/4, 3/5, 4/4.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 NGỮ VĂN 9 CÁNH DIỀU
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Vụ cải trang bất thành
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Dế chọi
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 6: Viết truyện kể sáng tạo
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 7: Quê hương
- ……………….
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Về truyện “Làng” của Kim Lân
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Bài 10: Viết quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
- Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
VĂN BẢN 1: QUÊ HƯƠNG
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Tế Hanh?
Trả lời:
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
Thể loại: Thơ tám chữ
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
a, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết.
Câu 4: Phương thức biểu đạt?
Trả lời:
Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
- 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá
- 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.
- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
* Giá trị nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
- Thể thơ tám chữ phóng khoáng, phù hợp với việc bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên
- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
- Các hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa vô cùng độc đáo
Câu 3: Làng quê trong tác phẩm được giới thiệu như thế nào?
Trả lời:
- Lời giới thiệu: “ vốn làm nghề chài lưới” – làng nghề đánh cá truyền thống
- Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông
=> Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển
Câu 4: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Thời gian : Sớm mai hồng → gợi niềm tin, hi vọng
- Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”
=> Buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi
- Hình ảnh chiếc thuyền: “ hăng”, “ phăng”, “ mạnh mẽ”, phép so sánh: “như con tuấn mã”=> khí thế mạnh mẽ, sôi nổi , sự dũng mãnh của con thuyền
- “Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương
=> Bức tranh lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống
Câu 5: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về có điều gì đặc sắc?
Trả lời:
- Không khí trở về:
+ Trên biển ồn ào
+ Dân làng tấp nập
→Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá
=> Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm
- Hình ảnh người dân chài:
+ “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: → vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài
- Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nhuộm vị nắng gió xa xăm
=> Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 7: THƠ TÁM CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
VĂN BẢN 2: BẾP LỬA
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Tìm hiểu đôi nét về tác giả Bằng Việt?
Trả lời:
- Bằng Việt sinh năm 1941.
- Thuộc lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
Câu 2: Thể loại tác phẩm?
Trả lời:
- Tác phẩm thuộc thể loại: thơ tự do
Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời:
- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga.
- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
Câu 4: Phương thức biểu đạt?
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Câu 5: Bố cục của tác phẩm ?
Trả lời:
- Phần 1 (khổ thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa gợi nỗi nhớ về bà của người cháu.
- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Những kí ức tuổi thơ khi còn sống cùng bà, gắn liền với bếp lửa.
- Phần 3 (khổ thơ thứ 6): Suy ngẫm của người cháu về cuộc đời bà.
- Phần 4 (khổ cuối): Tình cảm của cháu dành cho bà, dù đã khôn lớn.
Câu 6: Nhan đề có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
2.THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm?
Trả lời:
Bếp lửa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với con người Việt Nam. Nó là kỉ niệm ấu thơ giữa tác giả và người bà. Bếp lửa cũng là hình ảnh biểu tượng cho sự chăm sóc, yêu thương mà người bà dành cho cháu. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận.
- Sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
Câu 3: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn điều gì?
Trả lời:
*Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà
- Điệp ngữ: “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần → khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Từ láy “chờn vờn” → Bếp lửa thực được cảm nhận bằng thị giác lúc vươn cao lúc lại xuống thấp.
- Từ "ấp iu": ấp lửa, chắt chiu, nâng niu.
→ Gợi bàn tay khéo léo và sự nâng niu, kiên nhẫn của người nhóm lửa. Trong kí ức của cháu, hình ảnh bếp lửa vừa gần gũi thân thuộc vừa sống động, lung linh.
- “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”:
+ Cách bộc lộc cảm xúc trực tiếp → tình thương bà mãnh liệt của người cháu.
+ Hình ảnh ấn dụ: “biết mấy nắng mưa” → những vất vả, hi sinh mà bà đã trải qua.
→ Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
Câu 4: Hình ảnh tưởi thơ nhiều gian khổ, nhọc nhằn được miêu tả qua hình ảnh nào?
Trả lời:
- Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” → tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác, tiêu điều cùng những con người tiều tụy, vật lộn mưu sinh.
- Thành ngữ: “đói mòn đói mỏi” → gợi những nỗi ám ảnh, xót xa về nạn đói khủng khiếp năm 1945
- “quen mùi khói”, “khói hun nhèm mắt cháu” → Khói bếp trở thành ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu.
– Chi tiết “sống mũi còn cay”:
+ Tả thực cuộc sống tuổi thơ gian khổ.
+ Tượng trưng cho sự xúc động mãnh liệt khi nhớ về quá khứ.
→ Cái cay vì khói bếp của cậu bé bốn tuổi và cái cay bởi xúc động của người cháu đã trưởng thành khi nhớ về bà. Những kỉ niệm xa xưa ấy giờ đây như vẫn còn tươi mới, vẹn nguyên trong lòng cháu. Quá khứ và hiện tại đồng hiện trên những dòng thơ.
Câu 5: Phân tích hình ảnh gian khổ của thời kì kháng chiến có trong bài thơ?
Trả lời:
- Nhớ âm thanh của tiếng tu hú:
+ Âm thanh quen thuộc của chốn đồng quê mỗi độ hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người con xa xứ.
+ 4 lần tiếng tu hú vang lên: khi thảng thốt, khắc khoải, có lúc lại mơ hồ vẳng lại từ những cánh đồng xa: Tu hú kêu trên những cánh đồng xa; khi thì rộn về gần gũi thiết tha: Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế; rồi có lúc lại gióng giả, kêu hoài → gợi nhớ, gợi thương về tuổi thơ, về người bà.
+ Điệp ngữ và câu hỏi tu từ: Tu hú ơi… đồng xa → gợi không gian bao la, buồn vắng đến lạnh lùng; gợi cung bậc khác nhau của âm thanh → diễn tả tâm trạng của người cháu mỗi lúc càng trở nên mạnh mẽ, da diết và khắc khoải.
- Nhớ tuổi thơ được sống trong sự cưu mang, đùm bọc trọn vẹn của bà:
+ Bố đi công tác xa cháu ở với bà → hoàn cảnh điển hình của nhiều gia đình Việt Nam trong kháng chiến.
+ Các từ bà dạy, bà chăm, bà bảo → diễn tả sự chăm chút của bà đối với cháu
+ Từ bà và cháu được điệp lại 4 lần → tình bà cháu quấn quýt yêu thương.
→ Bà vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chỗ dựa vững chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, là cội nguồn yêu thương của cháu. Bà không chỉ chăm lo cho cháu từng chút một mà còn là người thầy đầu tiên dạy cho cháu bao điều về cuộc sống, những bài học của bà trở thành hành trang cháu mang theo trong suốt quãng đời còn lại.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Ngữ văn 9 cánh diều, giáo án Ngữ văn 9 cánh diều, ppt Ngữ văn 9 cánh diều