Giáo án ôn tập ngữ văn 7 cánh diều bài 7:Ôn tập văn bản: mẹ và quả

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7 : Ôn tập văn bản: mẹ và quả. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

ÔN TẬP VĂN BẢN: MẸ VÀ QUẢ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố kiến thức về bài học mẹ và quả

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) của bài thơ.

- Năng lực văn học: Nhận biết nét độc đáo về nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ.

  1. Phẩm chất:

-  HS biết trân trọng tình cảm mẹ con sâu nặng, xúc động.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh và thông tin về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Mẹ và quả.
  3. Nội dung: GV chiếu hình ảnh cho HS quan sát và đặt câu hỏi gợi mở.
  4. Sản phẩm: HS nhìn hình, kể được những sự vật xuất hiện trong VB và trả lời câu hỏi gợi mở.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi nghĩ về cha mẹ, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào không cảm thấy xúc động nghẹn ngào. Trong bài 7. Thơ chúng ta đã học được hai bài thơ đều ca ngợi về tình cảm cha mẹ và con cái hết sức trong sáng và tình cảm. Trong văn bản hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với những lời tâm tình xúc động của tác giả Nguyên Khoa Điểm khi nói về những khó khăn, vất vả mà người mẹ đã phải chịu đựng, từ đó tác giả bộc lộ được lòng kính yêu tha thiết trong bài thơ Mẹ và quả.

  1. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu:

+ Ôn lại kiến thức về tác giả tác phẩm Mẹ và quả

+ Nắm được nội dung và hình thức của VB Mẹ và quả theo đặc trưng của văn bản.  

  1. Nội dung: GV linh hoạt hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu văn bản.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Mẹ và quả
  3. Tổ chức thực hiện:

  HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Mẹ và quả?

+ Phân chia bố cục của văn bản?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và tìm hiểu thông tin đã sưu tầm được về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài chia sẻ phẩn chuẩn bị của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu lòng mong mỏi đợi chờ và công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Bài thơ là lời của ai nói, nói với ai và điều gì?

+ Tâm trạng và thái độc của người nói như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, trao đổi và thực hiện theo yêu cầu của GV. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu mời một vài nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Từ “quả” ở khổ thơ 1 và từ “quả” ở khổ thơ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

+ Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ non xanh”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS trình bày kết quả Phiếu học tập số 2 trước lớp, HS còn lại lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Nguyễn Khoa Điềm.

- Quê quán: Thừa Thiên Huế.

- Năm sinh: 1943.

- Thể loại sáng tác: Thơ ca  

- Phong cách sáng tác: Thơ ca mang đậm màu sắc trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam.

- Tác phẩm thơ tiêu biểu: Đất nước (1974), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (1971), Có một ngày (1982), Lời chào (1974),…

 

b) Tác phẩm

- Xuất sứ: In trong “Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn”, NXB Văn học, Hà Nội, 2012.

c) Bố cục

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 2 khổ thơ đầu: Lòng mong mỏi đợi chờ và công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn.

+ Phần 2: Khổ thơ cuối: Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành.

2. Lòng mong mỏi đợi chờ và công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn

- Bài thơ là lời nói của tác giả trong vai một người con, nói với mình, cũng là nói với mẹ và với mọi người về công lao của người mẹ.

- Tác giả thể hiện sự thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua, ca ngợi công lao của mẹ, day dứt khi cưa đền đáp được công lao to lớn ấy.

* Khổ thơ đầu tiên:

Từ “lặn” và “mọc” được sử dụng có ý nghĩa mùa qua hết rồi mùa quả lại tới, là sự đều đặn, tuần hoàn cũng giống như cái lặn và mọc tuần hoàn của Mặt Trời và Mặt Trăng.

* Khổ thơ thứ hai:

- Hình ảnh trong tranh minh họa cho nội dung người mẹ trồng bí, bầu và đã đến lúc được thu hoạch.

- Hình ảnh trong câu thơ: Còn những bí và bầu lớn xuống / Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn: Tác giả dựa vào hình dáng quả bí, quả bầu khi lớn lên, đồng thời liên hệ dến giọt mồ hôi của mẹ, thể hiện sự hi sinh, vất vả, khó nhọc của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi mặn của mẹ đã nhỏ xuống âm thầm, lặng lẽ “kết nên” những quả bí, quả bầu.

è Những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ được thể hiện trong hai khổ thơ đầu:

- Trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình.

- Lao động chăm chỉ, cần cù.

- Yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con.

- Lặng thầm chịu đựng những gian truân, vất vả.

3. Sự băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành

* Khổ thơ thứ 3:

Phiếu học tập số 2

Họ tên:........................................

1. Từ “quả” ở khổ thơ 1 và từ “quả” ở khổ thơ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?

 

Khổ thơ 1

Khổ thơ 3

Giống nhau

Cùng chỉ một quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc

Khác nhau

Chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có hạt.

Cụ thể chỉ những đứa con (“lũ chúng tôi”) của người mẹ.

2. Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ non xanh”?

a) Quả non xanh chỉ điều gì?

- Nghĩa đen: quả chưa chín.

- Nghĩa bóng: người con chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ.

b) Tại sao điều ấy lại làm tác giả “hoảng sợ”? Tác giá hoảng sợ khi nghĩa đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành và chưa đáp đền được công ơn của mẹ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ đối với mẹ; đồng thời, bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời.

 

2. Nghệ thuật

- Thơ 7 chữ kết hợp 8 chữ giàu nhịp điệu, sâu lắng.

- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.

- Hình ảnh thơ trong sáng, quen thuộc.

- Các biện pháp tu từ sử dụng linh hoạt.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay