Giáo án ôn tập ngữ văn 7 cánh diều bài 8: Ôn tập văn bản: đức tính giản dị của bác hồ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 8 : Ôn tập văn bản: đức tính giản dị của bác hồ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực văn học: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghịp luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

  1. Phẩm chất:

-  HS tự hào về truyền thống yêu nước; có lối sống giản dị, khiêm nhường và biết ơn những thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh và thông tin về Phạm Văn Đồng;

- Máy tính, máy chiếu, video clip;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đức tính giản dị của Bác Hồ.
  3. Nội dung: GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ và câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt vào bài học mới: Giản dị là một đức tính cao đẹp và quý giá. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành vị lãnh tụ, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người. Chúng ta đi vào tìm hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng để thấy được đức tính giản dị của Bác Hồ biểu hiện như thế nào cũng như hiểu rõ cách chứng minh của tác giả nhé!

  1. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận và tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

      HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS    

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.   TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Tìm hiểu bối cảnh ra đời của bài viết một số thông tin về tác giả Phạm Văn Đồng và cuộc đời giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-  Trình bày bố cục của tác phẩm và nội dung chính từng phần?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài chia sẻ phần chuẩn bị, tìm hiểu của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.          ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vấn đề chính của VB

- GV yêu cầu HS tìm hiểu:

+ Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong VB là gì?

+ Người viết đã làm sáng rõ quan điểm đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhận định chung về đức tính giản dị của Bác

- GV yêu cầu HS đọc phần 1 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp?

+ Tìm câu văn chứa đựng thông tin chính.

+ Tác giả đã có lời bình như thế nào về phẩm chất của Bác?

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

- GV yêu cầu HS đọc phần 2 của VB, thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?

+ Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Theo em, điều gì đã làm nên sức thuyết phục của phần này?

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu lời bình luận về lối sống vật chất và tinh thần giản dị của Bác

- GV yêu cầu HS đọc và cho biết: Phần (3) nêu lên lí lẽ hay bằng chứng? Vì sao? 

Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

- Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chú nghĩa anh hùng cách mạng”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để xác định mục đích của VB.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Phạm Văn Đồng.

- Quê quán: Mộ Đức, Quảng Ngãi.

- Năm sinh – năm mất: 1906 – 2000. 

- Thể loại sáng tác: Văn chính luận.

- Tác phẩm tiêu biểu về Bác Hồ: Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970),…

 

b) Tác phẩm

- Xuất sứ: Trích từ diễn văn Chú tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970).

- Trình tự triển khai: Nêu nhận định chung, sau đó chứng minh lối sống giản dị của Bác qua các phương diện.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần (1): Nêu nhận định chung về đức tính giản dị của Bác.

+ Phần (2): Sư giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

+ Phần (3): Lời bình luận về lối sống vật chất và tinh thần giản dị của Bác

+ Phần (4): Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

III. Đọc hiểu văn bản

1. Vấn đề chính của văn bản

- Vấn đề của văn bản nghị luận này thể hiện rõ ngay ở tên văn bản (nhan đề): Đức tính giản dị của Bác Hồ. Cụ thể hơn, tác giả muốn nêu lên vấn đề: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”.

- Để làm sáng tỏ ý kiến đó, tác giả đã nêu lên các phương diện sau:

+ giản dị trong đời sống (ăn, mặc, làm việc và sinh hoạt hằng ngày).

+ giản dị trong quan hệ với mọi người và giản dị trong nói, viết.

2. Nội dung của văn bản

2.1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác

- Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp.

- Câu văn chứa thông tin chính: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”.

- Lời binh sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp của Bác: Bác Hồ vẫn giữ nguyên phấm chất cao đẹp của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

2.2. Sự giản dị của Bác trong đời sống và trong quan hệ với mọi người.

- Tác giả đưa ra hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) theo lối song hành với nhau.

- Trong phần (2), tác giả đi sâu vào chứng minh cho đời sống giản dị của Bác Hồ qua các bằng chứng cụ thể về đời sống và trong quan hệ với mọi người.

- Các lí lẽ và bằng chứng trong VB rất cụ thể, rõ ràng, phong phú và sinh động nên rất thuyết phục với người đọc về lối sống giản dị của Bác, cũng làm sáng tỏ được mục đích bài viết của tác giả.

- Những lí lẽ, bằng chứng về sự giản dị của Bác Hồ trong đời sống và trong quan hệ với mọi người: Phiếu học tập đính kèm phía dưới nhiệm vụ.

2.3. Lời bình luận về lối sống vật chất và tinh thần giản dị của Bác

- Phần (3) sử dụng hệ thống luận điểm, luạn cứ để chứng minh, kết hơp bình luận, giải thích sâu sắc:

+ Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của nhà tu hành, các nhà hiền triết.

+ Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bất sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác.

2.4. Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Những lí lẽ, bằng chứng về sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết Phiếu học tập đính kèm phía dưới nhiệm vụ.

- Phần (4) như nhấn mạnh thêm sự nhất quán trong đức tính giản dị của Bác. Tác giả dùng cách nêu lí lẽ: Bác không những giản dị trong đời sống và quan hệ với mọi người mà còn giản dị trong cả cách viết, cách nói. Từ các ví dụ cụ thể mà nhận xét, bình luận khái quát về sức mạnh của cách viết, cách nói giản dị ấy.

- Câu văn kết thúc văn bản “Những chân lí giản dị ... anh hùng cách mạng” muốn khái quát, khẳng định về sức mạnh to lớn trong cách nói, cách viết giản dị của Bác Hồ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài nghị luận khẳng định lối sống giản dị của Bác Hồ và sức tác động to lớn của lối sống ấy.

2. Nghệ thuật

Thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu của VB nghị luận xã hội:

- Cách nêu lí lẽ và bằng chứng phong phú, giàu sức thuyết phục. 

- Trình bày (bố cục văn bản) rõ, gọn và sáng sủa, dễ hiểu.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay