Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 7_văn bản 3_mẹ và quả

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 3_mẹ và quả. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ

VĂN BẢN 3: MẸ VÀ QUẢ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Mẹ và quả”?

A. Đỗ Trung Lai

B. Nguyễn Hữu Thỉnh

C. Nguyễn Khoa Điềm

D. Trần Đăng Khoa

Câu 2: “Lũ chúng tôi” trong bài thơ là chỉ ai?

A. Gia đình của tác giả

B. Tác giả và anh chị em của tác giả.

C. Hoa quả, rau củ mà mẹ trồng được

D. Những người viết sách

Câu 3: Bài thơ là lời của ai?

A. Của tác giả trong vai một người con

B. Của bầu bí

C. Của người mẹ

D. Của một người hàng xóm

Câu 4: Bài thơ là lời nói với ai?

A. Với bầu bí

B. Với người mẹ

C. Với chính tác giả và với mẹ.

D. Với tâm trí

Câu 5: Bài thơ nói về điều gì?

A. Công lao của người cha.

B. Công lao của người mẹ.

C. Nỗi nhớ của người con với gia đình.

D. Cả A và B.

Câu 6: Đâu không phải là một phẩm chất tốt đẹp của người mẹ được nói đến trong bài thơ?

A. Trông chờ mọi thành quả vào đôi bàn tay lao động của mình.

B. Lao động chăm chỉ, cần cù

C. Yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con

D. Dũng cảm, can trường, dám đương đầu với mọi hiểm nguy.

Câu 7: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tám chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ ba khổ

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu là đặc điểm về từ ngữ, hình ảnh của bài thơ?

A. Phóng khoáng, đơn giản, mang tính hiện đại.

B. Bình dị, vừa quen thuộc vừa mang tính tượng trưng.

C. Mang tính truyền thống, cổ xưa, gắn với những quy chuẩn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?

A. Bàn tay mẹ

B. Chúng tôi

C. Những mùa quả

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Biện pháp tu từ đối lập được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?

A. Mẹ - con, lặn – mọc

B. Lặng lẽ - ồn ào, thanh xuân – tuổi giả

C. Lặn – mọc, lớn lên – lớn xuống

D. Cả B và C.

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?

A. Quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng

B. Quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn

C. Quả - mẹ tôi hái được

D. Cả A và B.

Câu 5: Biện pháp tu từ ẩn dụ được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?

A. Chúng tôi, một thứ quả trên đời

B. Tôi, hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

C. Hái, quả non xanh

D. Cả A và C.

Câu 6: Biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh được thể hiện qua chi tiết nào trong bài thơ?

A. Ngày bàn tay mẹ mỏi

B. Một thứ quả trên đời

C. Giọt mồ hôi mặn

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào?

A. Người nói thể hiện sự thấu hiểu với những vất vả, nhọc nhằn mà người mẹ đã trải qua, ca ngợi công lao của mẹ, day dứt khi chưa đền đáp được công lao to lớn ấy.

B. Người nói có tâm trạng tươi vui, hứng khởi với tuổi thơ được sống với mẹ.

C. Người nói mong muốn mình có thể đưa được mẹ ra thành phố sống cho đỡ khổ.

D. Cả B và C.

Câu 2: Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?

A. 2 dòng thơ đầu ở mỗi khổ.

B. 2 dòng thơ cuối ở mỗi khổ.

C. Các dòng thơ ở khổ 2 và 3.

D. Chủ yếu qua các dòng thơ ở khổ 1 và 2.

Câu 3: Câu nào sau đây nói đúng về cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ?

A. Gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.

B. Gieo vần theo quy tắc của thơ bảy chữ, ngắt nhịp 2/2/3

C. Gieo vần theo quy tắc của thơ tám chữ, ngắt nhịp 4/4

D. Gieo vần tự do, không gò bó, không ngắt nhịp

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

A. Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

B. Bài thơ có tứ thơ điển hình của thơ hiện đại, thể hiện khát vọng vươn lên của những con người khốn khó.

C. Bài thơ có tâm điểm rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng hình dung các điểm chính về nội dung như: cuộc đời của người mẹ, tình trạng của bầu bí, cuộc đời của người con.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những yếu tố nghệ thuật trong bài thơ giúp tác giả thể hiện điều gì?

A. Nỗi chờ mong trong vô vọng ngày về với mẹ của người con

B. Cảm xúc chân thành; nêu được những suy ngẫm, triết lí thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ.

C. Tình cảm đối lứa gắn với hạnh phúc gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”?

A. Vì tác giả không thể không lớn thành thứ quả chín mọng to đùng để mẹ đem đi bán cho được nhiều tiền.

B. Vì tác giả hoảng sợ khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành hoặc chưa đáp đền được công ơn của cha mẹ.

C. Vì tác giả sợ một ngày đó mình khôn lớn thì mẹ sẽ không còn yêu thương mình như khi còn non và xanh nữa.

D. Vì nhà thơ hiểu ra rằng dù có là một thứ quả non xanh thì đến một lúc nào đó cũng sẽ già và héo đi.

Câu 2: Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

A. Bài thơ thể hiện một tinh thần nhân đạo, ý chí kiên cường, không cam chịu cảnh mẹ mình lúc tuổi già vẫn còn khó khăn.

B. Qua bài thơ, tác giả bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời.

C. Bài thơ cho thấy tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ đối với mẹ.

D. Cả B và C.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay