Giáo án ôn tập ngữ văn 7 cánh diều Bài 5. Văn bản thông tin
Dưới đây là giáo án ôn tập Bài 5. Văn bản thông tin. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 sách cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 5. VĂN BẢN THÔNG TINÔN TẬP VĂN BẢN ”CA HUẾ”
_____ ____
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Ca Huế đã học thông qua các hệ thông câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
- Nhận biết được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.
3.Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.
- Trách nhiệm : Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm học tập phát triển bản thân và đóng góp cho xã hội.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
- b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể một hình thức âm nhạc dân tộc mà em đã được nghe hoặc tìm hiểu.
- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)
- GV đặt vấn đề: Bài học hôm nay chúng ta cùng củng cố về văn bản đã học cũng như luyện tập các dạng bài đọc hiểu với thể loại văn bản thông tin.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về tác phẩm.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng kết và nâng cao về tác phẩm Tổng quan về tác giả, tác phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi: + Trình bày đặc điểm về thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục của văn bản Ca Huế. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. + HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Nhận xét, đánh giá
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS trả lời tóm tắt các câu hỏi sau: + Nguồn gốc của ca Huế + Các quy tắc và phong cách biểu diễn của ca Huế. + Giá trị đã được công nhận của ca Huế
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- Gv tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.
| I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Xuất xứ - Theo cục di sản văn hóa dsvh.gov.vn + Thể loại: Văn bản thông tin - Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + Bố cục: 3 phần - Phần 1: Nguồn gốc của ca Huế - Phần 2: Các quy tắc trong biểu diễn ( Môi trường, số người, nhạc cụ) và phong cách biểu diễn của ca Huế. - Phần 3: Giá trị đã được công nhận của ca Huế.
II. ÔN TẬP VĂN BẢN 1. Nguồn gốc của ca Huế - Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho thế giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng. 2. Các quy tắc và phong cách biểu diễn của ca Huế *Những thông tin thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế bao gồm: + Thông tin về môi trường diễn xướng + Thông tin về số người trình diễn + Thông tin về số lượng và các loại nhạc cụ. + Môi trường diễn xướng: Không gian hẹp không có mặt trời + Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế: Khoảng 8-10 người + Số người nghe ca Huế: Hạn chế + Số lượng nhạc công: Khoảng 5-6 người + Số lượng nhạc cụ: 4 đến 6 loại + Phong cách biểu diễn: Biểu diễn ttruyeenf thống và biểu diễn cho du khách. - Điểm khác biệt giữa hai phong cách biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách + Quan hệ giữa người biểu diễn và người thưởng thức: Trong phong cách truyền thống, người diễn và người nghe có quen biết hoặc biết tiếng về nhau, còn trong phong cách phục vụ du khách, người dẫn chương trình sẽ làm cầu nối đôi bên. + Độ am hiểu của người thưởng thức: Trong phong cách truyền thống, người nghe am hiểu về ca Huế, còn trong phong cách phục vụ du khách, người nghe không cần có hiểu biết rõ ràng về ca Huế. + Hoạt động đi kèm: Buổi biểu diễn truyền thống đi kèm hoạt động bình phẩm, đánh giá nghệ thuật, còn buổi biểu diễn phục vụ du khách đi kèm lời giới thiệu khái quát về ca Huế của người dẫn chương trình dành cho khán giả. - Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kỹ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo. =>Thông tin trong văn bản cung cấp kiến thức cơ bản về hoạt động trình diễn ca Huế theo lối đơn giản, ngắn gọn, giúp đông đảo đối tượng người đọc có thể dễ dàng tiếp cận. Từ đó, văn bản có tác dụng hiệu quả trong việc lan tỏa hiểu biết về ca Huế - một di sản văn hóa của dân tộc. 3. Giá trị đã được công nhận của ca Huế - Câu cuối cùng của văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế là “một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.” - Ca Huế là một Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. III. TỔNG KẾT * Nội dung - Văn bản cung cấp kiến thức cơ bản về hoạt động trình diễn ca Huế theo lối đơn giản, ngắn gọn, giúp đông đảo đối tượng người đọc có thể dễ dàng tiếp cận. - Qua đó, văn bản có tác dụng hiệu quả trong việc lan tỏa hiểu biết về ca Huế - một di sản văn hóa của dân tộc và nhắc nhở con người về ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể này. * Nghệ thuật - Thông tin trong văn bản được Trình bày, sắp xếp theo trình tự: Từ khái quát đến cụ thể và theo thời gian, rõ ràng, chính xác -Văn bản đã sử dụng hiệu quả các yếu tố của văn bản thông tin. - Nhan đề, số liệu, hình ảnh để truyền tải được nội dung, ý nghĩa đến người đọc.. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
- b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- d) Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn. mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động đáy hồn người”. Câu 1: Tìm các động từ trong đoạn trích trên? Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì? Câu 3: Trong đoạn văn, tác giả đã dùng biên pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? |
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả, HS cả lớp bổ sung. GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Câu 1: Các động từ: Mổ, vỗ, vả, bấm, day, chớp….
Câu 2: Nội dung đoạn văn: Nói lên không gian khi các làn điệu ca Huế bắt đầu cất lên cùng với những âm thanh đặc sắc.
Câu 3 Tác giả dùng biện pháp liệt kê.
+ Liệt kê nhạc khúc: lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ.
+ Liệt kê giai điệu âm thanh: du dương, trầm bổng, réo rắt.
+ Liệt kê những ngón đàn: ngón nhấn, mổ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
- Tác dụng: Làm nổi bật tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú và âm thanh phong phú của các nhạc cụ, vẻ đẹp của các điệu ca Huế trên sông Hương.
*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường. Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao… Trong đó, Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này. (Theo Báo mới, ngày 07/11/2009) Câu 1. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề bức thiết nào của cuộc sống nhân loại? A. Thời tiết cực đoan. B. Biến đổi khí hậu. C. Thời tiết dị thường. D. Nước biển dâng cao. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: Điển hình của kiểu thời tiết dị thường là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao… Câu 3. Đặt một câu nói về một kiểu thời tiết dị thường trong đó có thành phần trạng ngữ. (Chỉ rõ thành phần trạng ngữ đó). Câu 4. Hãy nêu ít nhất hai hậu quả mà con người phải gánh chịu do ảnh hưởng của kiểu thời tiết dị thường. |
- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.
Câu 1. B
Câu 2.
- Biện pháp liệt kê
- Tác dụng: Diễn tả đầy đủ hơn những biểu hiện khác nhau của kiểu thời tiết dị thường do biến đổi khí hậu gây ra.
Câu 3.
- Học sinh đặt được một câu hoàn chỉnh theo đúng nội dung yêu cầu.
- Chỉ ra đúng thành phần trạng ngữ.
Câu 4.
- Học sinh nêu được đúng ít nhất hai hậu quả mà con người phải gánh chịu do ảnh hưởng của kiểu thời tiết dị thường.
Ví dụ: thiệt hại về người và tài sản, môi trường sống bị ô nhiễm, diện tích đất liền bị thu hẹp…
*Nhiệm vụ 3: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 1:
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 . Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chính những tác động tiêu cực cộng thêm việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người đã và đang dần biến môi trường từ một mảng xanh tươi mát trở nên u ám và tối tăm. Hệ quả tất yếu, con người cũng không tránh khỏi chuyện trở thành nạn nhân của ô nhiễm môi trường, khi mỗi năm, phải chống chọi với những cơn thịnh nộ dữ dội của thiên nhiên. Mỗi ngày, phải đối diện với cảnh khói bụi nghi ngút và mỗi giờ phải chịu đựng sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của môi trường như hiện nay, con người cần phải hành động lập tức, bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. Sống xanh chính là chìa khoá cho vấn đề này. Sống xanh tuy không mới nhưng có lẽ với nhiều người, nó cũng còn khá lạ lẫm và mơ hồ. Sống xanh giúp giảm thiểu sử dụng không khoa học nguồn tài nguyên của Trái Đất, không hi sinh hay ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ mai sau nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại. Đừng ích kỉ, hãy mở lòng để quan tâm nhiều hơn đến thế giới ta đang sống là chiếc chìa khoá thứ hai để giải quyết tình trạng môi trường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng. Cần phải nhớ rằng, Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người rất nhiều thứ quý giá, thế nên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên chính là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Bảo vệ môi trường không nhất thiết là phải soạn thảo ra một kế hoạch tầm vĩ mô hay nghiên cứu tạo thành một cỗ máy hiện đại. Thay vào đó, chỉ cần những hành động nhỏ nhặt như tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng túi ni lông, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi ở, trồng cây xanh, yêu thương bảo vệ động vật,... là bạn đang thể hiện một cách đúng đắn lối sống văn minh, sự quan tâm và ý thức bảo vệ môi trường. Đối xử thân thiện với môi trường đồng nghĩa với việc đối xử tốt với cuộc sống của chính mình. 06100 (Sống xanh cho Trái Đất xanh, theo báo điện tử Tài nguyên & Môi trường, ngày 23/4/2019, https://baotainguyenmoitruong.vn/song-xanh-cho-trai-dat-xanh-249404.html) |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều