Giáo án ôn tập ngữ văn 7 cánh diều bài 7: Ôn tập văn vản: những cánh buồm

Dưới đây là giáo án ôn tập bài 7:Ôn tập văn vản: những cánh buồm. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

ÔN TẬP VĂN VẢN: NHỮNG CÁNH BUỒM

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Củng cố những nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

a

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) của bài thơ; Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

- Năng lực văn học: Nhận biết nét độc đáo về nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ.

  1. Phẩm chất:

-         HS biết trân trọng tình cảm cha con cao đẹp.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh và thông tin về nhà thơ Hoàng Trung Thông;

- Máy tính, máy chiếu, video clip cho phần Khởi động;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Những cánh buồm,
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip, sau đó yêu cầu HS nhớ lại và chia sẻ với các bạn về ước mơ của bản thân hồi nhỏ.
  4. Sản phẩm: Chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em đều có những ước mơ từ khi còn nhỏ, những ước mơ khi ấy thật trong sáng và tuyệt với biết bao nhiêu. Trong bài học đầu tiên của chủ đề Thơ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về biểu tượng chiếc thuyền với cánh buồm no gió chở ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, cuộc sống và khát vọng mới. Những cánh buồm trắng ấy sẽ giúp cho thế hệ sau thể hiện những mong ước, khao khát mà thế hệ trước chưa làm được. Những điều cô vừa nói đó có liên quan đến văn bài thơ hôm nay chúng ta sẽ học mang tên Những cánh buồm.

  1. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu:

- Nắm được những thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông, tác phẩm Những cánh buồm.

- Củng cố kiến thức về bài học Những cánh buồm

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin về tác giả Hoàng Trung Thông, tác phẩm Những cánh buồm và nội dung bài học.
  2. Sản phẩm học tập: HS đọc văn bản, nêu được một số nét về tác giả Hoàng Trung Thông và thông tin tác phẩm Những cánh buồm.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.    TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Chia sẻ ấn tượng ban đầu về văn bản.

+ Nêu những từ ngữ, hình ảnh chưa hiểu hoặc các câu hỏi trong khi đọc chưa thực hiện được.

+ Phân chia bố cục và đặt tên cho từng phần trong văn bản

+ Chia sẻ thông tin về nhà thơ Hoàng Trung Thông, về tác phẩm?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.

+ Hình ảnh “cánh buồm” nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?

+ Đọc khổ thơ thứ ba và cho biết người cha có những cử chỉ, tâm sự như thế nào?

+ Đọc khổ thơ thứ tư và cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong khổ thơ.

+ Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì?

+ Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp và nhóm nhỏ hoàn thành theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, nhóm HS còn lại lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Đọc văn bản

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “chắc nịch”: Cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

+ Phần 2: Tiếp đến “để con đi…”: Cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

+ Phần 3: Còn lại: Ý nghĩa những ước mơ của cha và con.

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

- Tên đầy đủ: Hoàng Trung Thông.

- Bút danh: Đặc Công, Bút Châm.

- Quê quán: Nghệ An, Việt Nam.

- Năm sinh – năm mất: 1925 – 1993.

- Thể loại sáng tác: Thi ca, lý luận và phê bình văn học, thư pháp.

- Tác phẩm thơ tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), Trong gió lửa (1971), Hương mùa thơ (1964), Mời trăng (1992),…

 

b) Tác phẩm

- Xuất sứ: Viết năm 1963, in năm 1976 trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1975.

- Thể loại: Thơ tự do.

 

I.   CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

1. Cảnh hai cha con dạo trên biển

- Hai cha con trò chuyện về sự mênh mông, vô tận của biển khơi và khát vọng khám phá những vùng đất xa xôi.

- Cảnh hai cha con dạo chơi trên biển:

+ Thời gian: buổi sớm mai, sau một trận mưa đêm, có ảnh Mặt Trời rực rỡ.

+ Không gian: bãi cát mịn, biển trong xanh.

+ Cha “lênh khênh” dắt con “tròn chắc nịch” đi trên cát và trò chuyện.

2. Cuộc trò chuyện giữa cha và con

- Hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến ba lần: ở dòng thơ số 14 (Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa), dòng thơ số 21 và 22 (Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: / Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé).

è “Cánh buồm” tượng trưng cho phương tiện để thực hiện hóa khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con.

- Trong khổ thơ thứ ba, người cha có:

+ Những cử chỉ ấm áp, yêu thương người con: mỉm cười, xoa đầu.

+ Tâm sự: Những cánh buồm sẽ đưa người con đi đến những vùng đất mới, cho con người những trải nghiệm và hiểu biết mới.

- Trong khổ thơ thứ tư, dấu chấm lửng có tác dụng thể hiện lời nói ngập ngừng

3 Ý nghĩa ước mơ của cha và con

a) Ước mơ của con

- Người con đã hỏi cha:

Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cửa, không thấy người ở đó?

[...]

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

è Qua những câu hỏi, lời nói ở trên, người con muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó. Đó là ước mơ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.

 

b) Ước mơ của cha

- Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ của mình khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.

- Ý nghĩa của dòng thơ cuối bài: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn trẻ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi đi dạo trên bờ biển.

 

2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do linh hoạt.

- Những biện pháp tu từ, điệp ngữ, từ láy,... sinh động.

- Hình ảnh thơ trong sáng, hấp dẫn.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay