Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 8_văn bản 2_đức tính giản dị của Bác Hồ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 2_đức tính giản dị của Bác Hồ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
VĂN BẢN 2: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Tác giả của văn bản là ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Tố Hữu
C. Võ Văn Kiệt
D. Thạch Lam
Câu 2: Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
B. Vì thói quen.
C. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
D. Vì Bác có năng khiếu thơ văn.
Câu 3: Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, theo tác giả Phạm Văn Đồng, điều quan trọng cần làm nổi bật khi nói về Bác là gì?
A. Cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất của Người.
B. Lối sống bình dị của Người từ bữa ăn, làm việc cho đến lối cư xử đối với mọi người.
C. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.
D. Đức tính giản dị và tâm hồn cao thượng của Người.
Câu 4: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Chỉ vài ba món giản đơn.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm
Câu 5: Đức tính giản dị của Bác Hồ được chứng minh qua các phương diện nào?
A. Bữa ăn hằng ngày, nhà ở
C. Việc làm
C. Trong lời nói, bài viết của mình
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
C. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
D. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
Câu 7: Nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của bài văn:
A. Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
B. Sử dụng nhiều phương pháp nghị luận như chứng minh, giải thích, nêu vấn đề
C. Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
D. Tất cả đều đúng
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Theo em hiểu, lối sống giản dị là gì?
A. Là lối sống gần gũi với thiên nhiên
B. Là lối sống khép mình, ít chia sẻ với xung quanh.
C. Là lối sống không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và xã hội.
D. Là lối sống xa hoa, khoa trương với mọi người xung quanh
Câu 2: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn?
A. Chứng minh
B. Bình giảng
C. Bình luận
D. Phân tích
Câu 3: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
B. Bằng lí lẽ hợp lí.
C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả.
D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 5: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không?
A. Không
B. Có
Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
A. Tranh luận.
B. So sánh.
C. Ngợi ca.
D. Phê phán.
Câu 7: Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn?
A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng
B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
C. Thấm đượm tình cảm chân thành
D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A. Bữa ăn, công việc
B. Đồ dùng, căn nhà
C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết
D. Cả ba phương diện trên.
Câu 2: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?
A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết
B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực
C. Những dẫn chứng đối lập với nhau
D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món giản đơn…
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
Câu 4: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ.
B. Sau các dẫn chứng.
C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ.
D. Đầu mỗi đoạn văn.
Câu 5: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản.
C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có
D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 2: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào?
A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị.
B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn.
C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác.
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Đức tính giản dị của bác Hồ