Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt 1: Mạch lạc và liên kết
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 7 Thực hành tiếng Việt 1: Mạch lạc và liên kết. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Mạch lạc của văn bản là gì?
- A. Là sự liền mạch về nội dung của một đoạn văn hoặc văn bản.
- B. Là việc đả thông kinh mạch của một văn bản.
- C. Là sự hấp dẫn cần có của một văn bản.
- D. Cả A và C.
Câu 2: Mạch lạc của văn bản chủ yếu dựa trên điều gì?
- A. Sự vận động để điều hoà kinh mạch của văn bản một cách tốt nhất.
- B. Cấu trúc ngôn từ và cấu trúc văn bản.
- C. Sự thích ứng của các câu nối tiếp sau câu chủ đề, nhằm làm nổi bật tính thực tiễn trong văn bản.
- D. Sự thống nhất về đề tài và sự tiếp nối theo một trình tự hợp lí giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.
Câu 3: Liên kết của văn bản là gì?
- A. Là sự kết nối các tác nhân của hành động trong các mệnh đề của câu.
- B. Là quan hệ về mặt hình thức giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản.
- C. Sự uyển chuyển về mặt ngôn từ, có tác dụng gợi hình cho đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong một văn bản.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Liên kết của văn bản thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ nào?
- A. Từ ngữ nối
- B. Từ ngữ lặp lại
- C. Từ ngữ thay thế
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
“Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!”
- A. Sự mạch lạc được thể hiện ra ở việc miêu tả các thứ theo trình tự thời gian; ở quan hệ nguyên nhân – kết quả (sương mù dày – sự thất vọng)
- B. Sự mạch lạc được thể hiện ở cấu trúc ngôn từ của toàn đoạn văn: cùng, tới, nhưng, cũng,…
- C. Sự mạch lạc được thể hiện qua các từ ngữ bóng bẩy nhưng mang hàm ý sâu sắc: hửng sáng, sáng rõ, chẳng thấy vật gì,…
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Mạch lạc và liên kết là yếu tố thứ yếu trong xây dựng đoạn văn, bài văn.
- B. Một đoạn văn cần phải mạch lạc và có sự liên kết để giúp người đọc hình dung rõ được vấn đề.
- C. Tính mạch lạc được thể hiện thông qua cấu trúc ngôn từ, phạm vi ảnh hưởng của các từ ngữ được sử dụng.
- D. Tính liên kết bàn về độ lỏng lẻo của một kết cấu đoạn văn.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Mạch lạc là gì? Liên kết trong văn bản là gì?
Câu 2. (2 điểm) Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
“Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của Helvetia và Shannon hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.”
- A. Sử dụng đại từ “nó” và từ “con cá” để chỉ và thay thế cho “vật dài màu đen”. Các từ ngữ đó cũng được lặp lại ở nhiều câu.
- B. Kết hợp sử dụng từ ngữ thay thế và suy nghĩ của tác giả để tạo nên sự liên kết trong đoạn trích.
- C. Sử dụng các từ kết nối như: có, chưa ai thấy, theo tôi,…
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đọc đoạn trích ở câu 1 phần Thông hiểu. Chức năng của các phương tiện liên kết ấy là gì?
- A. Đảm bảo sự kết nối về hình thức và nội dung giữa các câu trong đoạn văn.
- B. Đảm bảo sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
- C. Đảm bảo sự hài hoà về bố cục và ngôn từ trong đoạn văn.
- D. Cả A và C.
Câu 3: Có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không?
“(1) Nhưng con cá cũng bơi với tốc độ y như vậy! (2) Trong suốt một giờ, chiếc tàu chiến không tiến gần thêm được một sải! (3) Thật là nhục nhã cho một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ! (4) Anh em thuỷ thủ tức giận điên người. (5) Họ nguyền rủa quái vật, nhưng nó vẫn phớt lờ.”
- A. Có. Có thể đưa câu (3) lên đầu để tạo sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, gây ấn tượng cho người đọc.
- B. Có. Các câu văn đều hướng tới một ý nghĩa, một mục tiêu chung và có nội dung tương đồng nên có thể sắp xếp lại các câu một cách thoải mái.
- C. Không. Vì câu (1) có sự liên kết với đoạn văn trước đó và là một câu chủ đề nên không thể xếp câu (1) vào chỗ khác; còn những câu còn lại nếu sắp xếp lại thì sẽ không đảm bảo trình tự sự việc.
- D. Không. Vì đoạn văn đã được viết bởi một nhà văn hàng đầu thế giới nên mọi câu, mọi ý đều chặt chẽ, không thể đảo lộn được.
Câu 4: Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi… Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên.”
- A. Các từ “hôm thứ, tuần trước, hiện giờ”.
- B. Đại từ “nó”. Cụm từ “Cỗ máy thời gian” và từ “nó” được lặp lại vài lần.
- C. Các từ đánh dấu kết thúc của câu, liên kết với câu kế tiếp
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tính mạch lạc thể hiện như thế nào trong đoạn văn sau:
“Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phú huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quảng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.”
- A. Sự việc diễn ra theo chiều thời gian tuyến tính và nguyên tắc nhân quả. Không gian từ trong ra ngoài.
- B. Đoạn văn giàu trí tưởng tượng, thể hiện một cách phong phú không gian phòng thí nghiệm.
- C. Sự việc theo chiều suy nghĩ hợp lí.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Nhận xét về tính mạch lạc và liên kết trong đoạn văn dưới đây:
“Bảo vệ môi trường rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ta có thể thấy rằng chẳng phải ai cũng muốn tham gia bảo vệ động vật hoang dã. Điều đó là khó khỏi phải bàn. Cái câu chuyện chặt phá rừng từ thời nguyên thuỷ đến nay vẫn còn những thứ cần bàn luận. Tốt hơn hết là ai trong số chúng ta cũng cần bảo vệ môi trường.”
- A. Đoạn văn thiếu tính mạch lạc do các câu sau không hỗ trợ cho chủ đề và không có sự liên kết chặt chẽ.
- B. Đoạn văn thiếu tính mạch lạc và liên kết do đã loại bỏ đi các động từ chỉ sự di chuyển và đánh giá.
- C. Đoạn văn có tính mạch lạc và liên kết cao thông qua kết cấu phân tầng.
- D. Đoạn văn không mạch lạc và liên kết đối với những người không có chuyên môn.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng :
1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.
2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.
3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.
4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.
5. Kỳ nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.
6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.
7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn .
8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.
Câu 2: (2 điểm) Phân tích phép liên kết trong đoạn sau:
Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh.
Tuy nhiên, điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Mạch lạc và liên kết của văn bản