Giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều Bài 5: Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!, Tác phẩm Lời thầy cô, Kèn trumpet và kèn saxophone, Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!, Tác phẩm Lời thầy cô, Kèn trumpet và kèn saxophone, Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng. Thuộc chương trình Âm nhạc 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều
CHỦ ĐỀ 3: NHỚ ƠN THẦY CÔ - BÀI 5
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS hát một câu hát trong bài hát có nội dung ca ngợi công ơn thầy cô
- GV đặt câu hỏi: Vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em thường làm những hoạt động gì để tri ân tới thầy cô giáo của mình?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Bài hát - Thương lắm thầy cô ơi
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về: tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
GV đặt câu hỏi:
Bài hát được viết ở nhịp nào?
Bài hát được viết ở giọng nào?
Bài hát có các kí hiệu nào?
Em có cảm nhận như thế nào về bài hát?
Sản phẩm dự kiến:
* Tác giả: Lê Vinh Phúc
- Trước đây công tác tại Nhà thiếu nhi Quận 3, TP. HCM
- Biên tập viên Ban Ca nhạc Đài truyền hình TP. HCM
- Một số ca khúc thiếu nhi: Thương lắm thầy cô ơi!, Hè về mưa rơi, Cô bé mùa xuân, Mùa xuân quê hương,...
* Nội dung của bài hát: Với giai điệu thiết tha, trìu mến, lời ca chứa chan cảm xúc sâu lắng, bài hát Thương lắm thầy cô ơi! thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
* Nhịp của bài hát: nhịp 2/4
*Giọng: Đô trưởng
* Bản nhạc có các ký hiệu là: dấu lặng đơn, dấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến
* Cảm nhận về bài hát: Bài hát Thương lắm thầy cô ơi! thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
Hoạt động 2. Gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
Bậc 1 của giọng Đô trưởng là nốt Đô, hãy dựa vào sơ đồ của cấu tạo cung và nửa cung của gam trưởng để xác định tên các nốt ở các bậc âm còn lại.
Một bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thì ở hóa biểu có dấu thăng hay dấu giáng nào không?
Giọng Đô trưởng có âm chủ là nốt gì?
Bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thường được kết về nốt nào?
Em hãy kể tên những bài hát viết ở giọng Đô trưởng trong SGK Âm nhạc 8.
Sản phẩm dự kiến:
+ Gam trưởng: là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I (âm chủ - âm ổn định nhất)
+ Giọng trưởng: Khi các bậc âm của gam trưởng được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc), người ta gọi đó là giọng trưởng. Tên gọi của giọng bao gồm tên âm chủ kèm theo sau đó là từ trưởng (dur hoặc Major). Những bài hát có tính chất trong sáng, vui tươi thường được viết ở giọng trưởng.
+ Giọng Đô trưởng: Giọng trưởng có âm chủ là nốt Đô gọi là giọng Đô trưởng. Giọng Đô trưởng có kí hiệu: C-dur (hoặc C Major). Thành phần âm của giọng Đô trưởng bao gồm:
+ Giọng Đô trưởng gồm tất cả các bậc âm cơ bản. Vì thế, một bài hát hoặc bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng thì hóa biểu (hệ thống dấu hóa sau khóa nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng, và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt Đô.
+ Những bài hát viết ở giọng Đô trưởng: Khúc ca chào xuân, Xuân quê hương, Mùa hạ và những chùm hoa nắng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
GV nêu yêu cầu: hãy tạo ra một giai điệu ở giọng Đô trưởng rồi thể hiện giai điệu đó bằng nhạc cụ gõ.
Hoạt động 3. Kèn trumpet và kèn saxophone
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS kể tên những nhạc cụ hơi đã học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Kèn trumpet (kèn saxophone) có những bộ phận nào?
Người ta chơi kèn trumpet (kèn saxophone) bằng cách nào?
Âm sắc của kèn trumpet (kèn saxophone) như thế nào?
Kèn trumpet (kèn saxophone) có thể được sử dụng với những hình thức biểu diễn nào?
Loại kèn nào thường được sử dụng để chơi các bản nhạc trong nghi lễ chào cờ?
Kể tên những loại kèn đồng khác mà em biết.
Sản phẩm dự kiến:
* Kèn trumpet:
- Loại kèn đồng linh hoạt nhất và có âm thanh cao nhất
- Thân kèn làm bằng một ống đồng uốn thành hình chữ nhật thuôn tròn 4 góc, một đầu loe ra hình chuông, một đầu có gắn miệng thổi hình tròn
- Khi chơi, áp môi thổi hơi vào miệng kè và dùng ngón tay điều khiển hệ thống van (piston) gắn trên thầm kèn để tạo cao độ cho âm thanh.
+ Âm thanh sáng chói, rắn rỏi, có uy lực phù hợp thể hiện tính hùng tráng, nghiêm trang, đồng thời cũng nhẹ nhàng linh hoạt mang đến cảm giác tươi vui, rộn ràng,..
* Kèn saxophone:
+ Là nhạc cụ làm bằng đồng.
+ Nhiều loại kèn khác nhau nhưng phổ biến là alto saxophone.
+ Thân kèn uốn cong giống hình lưỡi câu. Đầu ống phía dưới rộng hơn loe ra một chút tạo thành hình chiếc chuông, đầu ống phía trên hẹp hơn được kết nối với ống thổi hơi vát có gắn dăm đơn tương tự như của kèn clarinet.
+ Khi chơi, ngậm miệng vào đầu có gắn dăm để thổi hơi và dùng ngón tay điều khiển hệ thống khóa đóng, mở các lỗ dọc theo thân kèn để tạo cao độ cho âm thanh.
+ Âm thanh thiết tha, nồng nàn, êm dịu, sâu lắng.
- Kèn trumpet và kèn saxophone được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.
* Một số loại kèn đồng khác: cor, trombone, tuba,...
Hoạt động 4. Ôn tập Bài hát Thương lắm thầy cô ơi!
- GV hướng dẫn Hs luyện tập bài hát theo hai hình thức:
+ Hát có lĩnh xướng
+ Hát đối đáp
Sản phẩm dự kiến:
- Hát lĩnh xướng:
+ Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hôm nay … vun trồng
+ Đoạn 2: Đồng ca: Từng trang … nên người
- Hát đối đáp:
* Đoạn 1:
+ Nhóm 1: Hôm nay… bến bờ
+ Nhóm 2: Xinh tươi … vun trồng
* Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Từng trang …. nên người
Hoạt động 5. Nghe tác phẩm Lời thầy cô
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm:
+ Những câu hát nào thể hiện các thế hệ học trò luôn khắc sâu và biết ơn "Lời thầy cô "?.
+ Giai điệu bài hát có tỉnh chất âm nhạc như thế nào?
+ Em thích nhất câu hát nào? Vì sao?
+ Nêu cảm nhận của em về bài hát?
Sản phẩm dự kiến:
+ Giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, lời ca sâu sắc, giàu cảm xúc bài hát Lời thầy cô thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của học trò với thầy, cô giáo kính yêu.
+ Những lời thầy cô dạy bảo luôn được các thế hệ học trò khắc sâu và là hành trang quý giá của mỗi người trên những bước đường đời.
+ Có thể thấy qua các câu hát:
“Lời thầy cô con luôn ghi trong tim, mãi khắc ghi bao công ơn thầy cô".
“Lời thầy cô con luôn mang bên mình, là hành trang cho con bước đi".
“Lời thầy cô luôn mãi bên con, dù đường xa con không ngại gian khó".
“Dù thời gian dẫu có đổi thay, lời thầy cô con sẽ mãi không quên".
+ Em thích nhất câu hát: “Dù thời gian dẫu có đổi thay, lời thầy cô con sẽ mãi không quên".
Bởi vì: câu hát này nhắc nhở em về tầm quan trọng của những bài học mà thầy cô đã truyền dạy. Dù thời gian có trôi qua và em có lớn lên, những lời dạy dỗ, những bài học quý báu từ thầy cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí em. Nó là động lực để em phấn đấu, sống đúng đắn và biết trân trọng những giá trị mà mình đã được thầy cô trang bị.
+ Nêu cảm nhận về bài hát: Bài hát thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của học sinh đối với thầy cô – những người đã tận tâm dạy dỗ, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp học sinh trưởng thành về nhân cách. Mỗi câu hát như lời tri ân chân thành dành cho những công lao của thầy cô.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Kèn trumpet là gì?
A. Loại kèn đồng linh hoạt nhất và có âm thanh cao nhất.
B. Là nhạc cụ làm bằng đồng.
C. Là loại kèn có thân kèn uốn cong giống hình lưỡi câu.
D. Là loại kèn có âm thanh thiết tha, nồng nàn, êm dịu, sâu lắng.
Câu 2: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kèn saxophone?
A. Là nhạc cụ làm bằng đồng.
B. Thân kèn uốn cong giống hình lưỡi câu. Đầu ổng phía dưới rộng hơn loe ra một chút tạo thành hình chiếc chuông, đầu ổng phía trên hẹp hơn được kết nối với ống thổi hơi vật có gắn dăm đơn tương tự như của kèn clarinet.
C. Âm thanh sảng chỏi, rắn rỏi, có uy lực phù hợp thể hiện tính hùng tráng, nghiêm trang, đồng thời cũng nhẹ nhàng linh hoạt mang đến cảm giác tươi vui, rộn ràng.
D. Âm thanh thiết tha, nồng nàn, êm dịu, sâu lắng.
Câu 3: Kèn trumpet và kèn saxophone được sử dụng để làm gì?
A. song ca.
B. tốp ca.
C. hợp xưởng.
D. độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.
Câu 4: Bài hát Lời thầy cô do ai sáng tác?
A. Thùy Chi.
B. Trọng Tấn.
C. Phạm Hải Đăng.
D. Văn Cao.
Câu 5: Bài hát Lời thầy cô có giai điệu như nào?
A. nhẹ nhàng, tình cảm
B. sâu lắng
C. hào hùng
D. vui tươi
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: C
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV trình chiếu cho HS xem video bài hát Lời thầy cô có kết hợp gõ đệm theo các hình thức đã học
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án Âm nhạc 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ÂM NHẠC 8 CÁNH DIỀU
Giáo án âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 8 cánh diều
Giáo án âm nhạc 8 cánh diều đủ cả năm
Giáo án điện tử âm nhạc 8 cánh diều