Giáo án kì 1 Âm nhạc 8 Cánh diều
Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Âm nhạc 8 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Âm nhạc 8 Cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 ÂM NHẠC 8 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1. THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 1 Hát: Bài hát khúc ca bốn mùa
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 2 Luyện nghe đọc gam Đô trưởng theo mẫu, Bài đọc nhạc số 1
CHỦ ĐỀ 2. EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 3 hát: Bài hát bản làng tươi đẹp
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 4 Bài đọc nhạc số 2
CHỦ ĐỀ 3. NHỚ ƠN THẦY CÔ
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 5 Hat: Thương lắm thầy cô ơi!
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 6 Bài đọc nhạc số 3
CHỦ ĐỀ 4. ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 7 Hát: Khúc ca chào xuân
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 8 Bài đọc nhạc số 4
CHỦ ĐỀ 5. GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 9 Hát: Xuân quê hương
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 10 Bài đọc nhạc số 5
CHỦ ĐỀ 6. TIẾNG HÁT ƯỚC MƠ
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 11 Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 12 Bài đọc nhạc số 6
CHỦ ĐỀ 7. ĐOÀN KẾT
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 13 Hát: Cánh én tuổi thơ
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 14 Bài đọc nhạc số 7
CHỦ ĐỀ 8. MÙA HÈ
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 15 Hát: Mùa hạ và những chùm hoa nắng
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều bài 16 Bài đọc nhạc số 8
=> Xem nhiều hơn: Giáo án âm nhạc 8 cánh diều đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án Word bài: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI - BÀI 8
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 4: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI - BÀI 8
Yêu cầu cần đạt:
- Đọc nhạc: Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm; biết đọc nhạc hai bè.
- Nhạc cụ: Thể hiện đúng bài tập tiết tấu và biết ứng dụng đệm cho bài hát; chơi được Bài hòa tấu số 4.
BÀI 8 - TIẾT 1
BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4
BÀI HÒA TẤU SỐ 4
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách; biết đọc nhạc hai bè.
- Chơi được Bài hòa tấu số 4 cùng các bạn.
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
- Có ý thức học tập tốt môn Âm nhạc; tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Hát đúng tên nốt, cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 4. Biết thể hiện đúng tiết tấu, giai điệu và hòa âm đơn giản.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết chơi bản hòa tấu số 4 cùng các bạn.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm học tập, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hòa âm (kèn phím,...).
- Nhạc cụ gõ: maracas, triangle (có thể thay thế bằng loại nhạc cụ gõ khác).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Khoảng 1 – 2 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học và kết nối với bài học mới.
- Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện.
- Sản phẩm: HS so sánh bản nhạc Bài đọc nhạc số 4 với bản nhạc bài Khúc ca chào xuân và nhận xét.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS so sánh bản nhạc Bài đọc nhạc số 4 với bản nhạc bài Khúc ca chào xuân và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện 2 – 3 HS so sánh bản nhạc Bài đọc nhạc số 4 với bản nhạc bài Khúc ca chào xuân.
Gợi ý: Hai bản nhạc được viết ở nhịp 3/4, có 4 nhịp và các nốt nhạc tương đối giống nhau.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài độc nhạc số 4
(Khoảng 19 - 20 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 4.
- Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.
- Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động, HS theo dõi, trả lời câu hỏi, thực hành để hình thành kiến thức Bài đọc nhạc số 4.
- Sản phẩm: HS biết cách đọc bài đọc nhạc số 4.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giới thiệu Bài đọc nhạc số 4. - Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 4: Có những cao độ và trường độ nào? Có mấy nét nhạc? Có mấy bè? - Luyện tập tiết tấu: - Đọc từng nét nhạc bè 1 kết hợp gõ phách, sau đó ghép nói các nét nhạc với nhau (bè 1 có 2 nốt nhạc: 4 nhịp + 4 nhịp). - GV lưu ý với HS: + Những ô nhịp có tiết tấu giống nhau. + Hai nét giai điệu ở ô nhịp 6 và ô nhịp 7 là nét giai điệu ở ô nhịp 5 được hạ thấp độ cao (mỗi lần hạ xuống một bậc). - GV hướng dẫn HS đọc từng nét nhạc của bè 2 kết hợp gõ phách, sau đó ghép các nét nhạc với nhau (bè 2 có 2 nốt nhạc: 4 nhịp + 4 nhịp; tiết tấu giống nhau). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. - HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV. - Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm đọc Bài đọc nhạc số 3. - GV điều chỉnh cho HS những chỗ còn chưa tốt. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS và chuyển sang nội dung mới. | 1. Bài đọc nhạc số 4 - Nhịp 3/4 - Cao độ: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, Si - Trường độ: Nốt đen chấm đôi, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép. - Bài đọc nhạc gồm có 2 bè. |
Hoạt động 2: Bài hòa tấu số 4
(Khoảng 11 - 13 phút)
- Mục tiêu: Hiểu và chơi được Bài hòa tấu số 4 cùng các bạn.
- Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe thực hành, hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS biết cách chơi Bài hòa tấu số 4 .
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hòa tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình. - GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai điệu, gõ đệm, hòa âm). - GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi từng bè, rồi yêu cầu HS tập chơi từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau. - GV gợi ý HS ngón bấm cho kèn phím dưới đây: Bè 1 Bè 2 - GV yêu cầu từng bè trình bày phần bè của mình. - GV hướng dẫn các bè ghép với nhau từng nét nhạc. - GV yêu cầu HS luyện tập bài hòa tấu theo tổ, nhóm rồi trình diễn trước lớp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tự tìm hiểu bài hòa tấu số 4. - HS lắng nghe sự hướng dẫn của GV. - HS thực hành chơi nhạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày phần bè của mình. - GV sửa cho HS những chỗ còn chưa đúng, chưa đạt yêu cầu. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS và kết thúc tiết học. | 2. Bài hòa tấu số 4 - Bè kèn phím: - Bè đệm hợp âm: - Bè nhạc cụ gõ: => Ghép các bè nhạc cụ: |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
- Mục tiêu: HS củng cố và vận dụng kiến thức đã học.
- Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm.
- Sản phẩm học tập: Đáp án các câu trắc nghiệm.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Bài đọc nhạc số 4 được viết ở nhịp nào?
- 3 8 .
- 3 8 .
- 2 4 .
- 3 4 .
Câu 2: Bài đọc nhạc số 4 được thể hiện theo giai điệu nào?
- thong thả, nhịp nhàng.
- chậm rãi.
- hào hùng, khí thế.
- nhanh chậm đan xen.
Câu 3: Tìm những ô nhịp có tiết tấu giống nhau ở bè 1?
- ô 1 và ô 2.
- ô 2 và ô 4.
- ô 1 và ô 3.
- ô 2 và ô 3.
Câu 4: Hãy so sánh nét giai điệu ở các ô nhịp 5, 6, 7.
- nhịp điệu gần giống nhau.
- nhịp điệu khác nhau.
- nhịp điệu giống nhau.
- nhịp điệu tương đối khác nhau.
Câu 5: Bài đọc nhạc số 4 gồm có những trường độ nào?
- Nốt đen chấm đôi, nốt đen, nốt móc đơn.
- Nốt đen chấm đôi, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.
- Nốt móc đơn, nốt móc kép.
- Nốt đen chấm đôi, nốt móc đơn, nốt móc kép.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV theo dõi, gợi ý, đánh giá bài làm của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.
- GV cho HS chấm điểm bài làm cho nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét và đánh giá bài của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Kết quả:
Đáp án trắc nghiệm:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
D | A | C | A | B |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập, thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
- Sản phẩm: Phần trình diễn bài hát thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS xem hình cách thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
+ Cách thể hiện tiết tấu:
+ Cách ứng dụng đệm:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm luyện tập (nếu có).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS cả lớp trình diễn bài hát Khúc ca chào xuân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương HS có phần trình diễn hay, hát tốt.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- GV hướng dẫn HS về nhà:
+ Đọc thành thạo bài đọc nhạc số 4.
+ Tập chơi các bè của bài hòa tấu số 4.
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Thể hiện tiết tấu, ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
+ Ôn tập Bài hòa tấu số 4.
+ Trải nghiệm và khám phá: Thể hiện mẫu tiết tấu bằng cốc nhựa.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8 - TIẾT 2
THỂ HIỆN TIẾT TẤU; ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT KHÚC CA CHÀO XUÂN
ÔN TẬP BÀI HÁT CHO 4
TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: THỂ HIỆN MẪU TIẾT TẤU BẰNG CỐC NHỰA
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Thể hiện đúng bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, biết ứng dụng đệm cho bài hát Khúc ca chào xuân.
- Chơi thành thạo Bài hòa tấu số 4 cùng bạn.
- Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
- Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
- Có ý thức học tập tốt môn Âm nhạc; tích cực tham gia hoạt động âm nhạc.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Khúc ca chào xuân.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác.
- Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết chơi các bè Bài hòa tấu số 4 cùng các bạn; Biết điền thêm cao độ cho nét nhạc.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động học tập các nội dung theo hướng dẫn của GV.
- Trách nhiệm: Có tinh thần tự giác, nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Nhân ái: Hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hòa âm (kèn phím,...).
- Nhạc cụ gõ: maracas, triangle (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Học liệu
- File audio (hoặc video) nhạc đệm bài Khúc ca chào xuân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Khoảng 1 – 3 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại kiến thức đã học và kết nối với bài học mới.
- Nội dung: GV đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện.
- Sản phẩm: HS thể hiện bài hát Khúc ca chào xuân và vận động theo bài hát.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp điệu bài hát Khúc ca chào xuân.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hát và vận động theo bài hát.
- GV quan sát và thực hiện cùng học sinh.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung bài học.
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều
- Soạn giáo án Âm nhạc 7 cánh diều theo công văn mới nhất
- Giáo án âm nhạc 8 cánh diều
- Giáo án Âm nhạc 9 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ÂM NHẠC 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU
Giáo án powerpoint bài: Bải 8 - Tiết 1: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4. BÀI HÒA TẤU SỐ 4
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
So sánh bản nhạc Bài đọc nhạc số 4 với bản nhạc bài Khúc ca chào xuân và nhận xét
- Hai bản nhạc được viết ở nhịp 3/4, có 4 nhịp và các nốt nhạc tương đối giống nhau
BÀI 8 - TIẾT 1
BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4
BÀI HÒA TẤU SỐ 4
PHẦN 1.
BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 4
- Tìm hiểu bài đọc nhạc số 4
- Có những cao độ và trường độ nào?
- Có mấy nét nhạc?
- Có mấy bè?
Lưu ý: Bài đọc nhạc có 2 bè; mỗi bè gồm 2 nét nhạc: 4 nhịp + 4 nhịp
- Nhịp: 3/4
- Cao độ: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si
- Trường độ: Nốt trắng chấm dôi, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn.
- Luyện tập tiết tấu
Lưu ý
- Những ô nhịp có tiết tấu giống nhau.
- Hai nét giai điệu ở ô nhịp 6 và ô nhịp 7 là nét giai điệu ở ô nhịp 5 được hạ thấp độ cao (mỗi lần hạ xuống một bậc)
- Nghe mẫu
- Đọc từng nét nhạc
4.1. Bè 1
4.2. Bè 2
- Ghép bè từng nét nhạc
Minh hoạ đọc nhạc từng bè và đọc ghép 2 bè
- Đọc nhạc hoàn chỉnh
6.1. Bè 1
- Đọc nhạc hoàn chỉnh
6.2. Bè 2
- Đọc nhạc hoàn chỉnh cả 2 bè
Các em luyện tập bài đọc nhạc số 4
PHẦN 2.
BÀI HÒA TẤU SỐ 4
=> Xem nhiều hơn:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 8 cánh diều
Từ khóa: giáo án âm nhạc 8 cánh diều, tải giáo án âm nhạc 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 âm nhạc 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử âm nhạc 8 kì 1 CDĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây